5. Kết cấu của khóa luận
2.1.3. Đất đai và tài nguyên
- Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của Nam Định năm 2012 là 165.142,4ha, tăng thêm 156,1ha so với năm 2005 do được bồi tụ ra biển ở vùng Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng. Đất ở Nam Định bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralit, đất sỏi đá và đất mới biến đổi, trong đó nguồn đất chủ yếu là đất dành cho nông nghiệp chiếm khoảng 68,6%, còn lại là đất phi nông nghiệp là 28,8% và đất chưa sử dụng còn rất thấp là 2,6%.
25
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Hình 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nam Định qua các năm
Theo cấu tạo đất, đất mặt của Nam Định có thể được chia thành hai vùng. Vùng phía Bắc bao gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Vùng phía Nam bao gồm các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thuỷ. Hầu hết đất đai là phù sa mới bồi đắp bao phủ trên 82% diện tích mặt đất. Đất kiềm chiếm 14%, còn lại là các loại đất khác như đất cát, đất phèn, đất feralitic. Về cơ bản, loại đất chủ yếu của Nam Định là đất phù sa phát triển từ trầm tích sông. Chất lượng đất thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Tài nguyên nước
Nam Định có nguồn nước mặt và nước ngầm khá dồi dào, phân bố tương đối đồng đều. Trên địa bàn tỉnh có nhiều sông lớn chảy qua, bao gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Đào và hệ thống hồ, đầm, ao, kênh mương dày đặc. Tại những vùng tiếp giáp biển Nam Định còn có nước lợ và nước mặn với độ mặn 1,5 - 4,2%.
26
đến Ba Lạt. Nước ngọt ngầm phân bố rộng rãi, có thể khai thác ở độ sâu trung bình 40 - 120m dùng cho sinh hoạt, và ở độ sâu 250 - 350m dùng trong công nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, mực nước ngầm đã có sự suy giảm 0,5 - 0,7m mỗi năm. Ngoài ra một số nguy cơ đáng báo động khác đối với tài nguyên nước ngầm của Nam Định như nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải làng nghề, hiện tượng nước ngầm bị nhiễm mặn tại một số khu vực quan trắc tại huyện Giao Thủy và Hải Hậu...
- Tài nguyên biển
Nam Định có tiềm năng lớn về nguồn lợi thuỷ sản ở cả 3 vùng nước ngọt, lợ, mặn. Các loài thủy hải sản rất phong phú: 65 loài thực vật nổi, 59 loài động vật nổi và giun nhiều tơ thuộc lớp động vật đáy. Mặt nước vùng cửa sông còn có nhiều tảo và thực vật thuỷ sinh là thức ăn cho cá, ốc, tôm, cua...
Cá: nhìn chung phong phú về giống loài, nhưng nghèo về mật độ và trữ lượng, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế cao. Thành phần giữa cá xa bờ và gần bờ, giữa tầng trên và tầng đáy không có sự khác nhau lớn. Trữ lượng ước tính khoảng 157.000 tấn, chiếm khoảng 20% tổng trữ lượng cá Vịnh Bắc Bộ, trong đó cá nổi khoảng 95.150 tấn, cá đáy 62.350 tấn. Khả năng cho phép khai thác khoảng 70.000 tấn, trong đó cá nổi 38.100 tấn, cá đáy 31.900 tấn.
Tôm: đã phát hiện có 45 loài tôm thuộc họ tôm he, trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế, tập trung ở cửa Ba Lạt, trữ lượng ước tính khoảng 3.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 1.000 tấn.
Mực: Có 20 loài, trữ lượng khoảng 2.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.000 tấn/năm, trong đó hơn 600 tấn ở độ sâu 30m nước trở vào và trên 400 tấn ở độ sâu 30m nước trở ra.
27 bào ngư,…
Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản có khoảng 22.000 ha, trong đó mặt nước mặn lợ khoảng 8.500 ha. Vùng mặt nước ngọt có khoảng 13.500 ha. Nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh có thể sản xuất và khai thác được quanh năm nhưng do ảnh hưởng của bão hoặc gió mùa Đông Bắc mạnh nên mỗi năm thường chỉ sản xuất và khai thác được từ 240 - 270 ngày.
- Tài nguyên rừng
Toàn tỉnh có hơn 4.356ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ ở các huyện ven biển như Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng để chắn sóng bảo vệ đê biển và ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên, Vụ Bản và các bãi bồi ven biển.
- Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Nam Định nghèo cả về chủng loại lẫn trữ lượng. Nam Định có một số loại khoáng sản như:
Nhiên liệu: than nâu ở Giao Thuỷ, nằm trong vùng than Đồng bằng sông Hồng với trữ lượng dự báo đến độ sâu âm 1400m gần 200 triệu tấn. Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than Đồng bằng sông Hồng đang được Bộ Công Thương thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2020, mỏ than trên địa bàn tỉnh Nam Định sẽ được thăm dò để đánh giá trữ lượng. Nếu kết quả thăm dò cho thấy mỏ than Nam Định có đủ trữ lượng kinh tế và nếu 2 mỏ khai thác thử nghiệm tại Hưng Yên và Thái Bình thành công (khẳng định được công nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường) sẽ xem xét khai thác trong giai đoạn sau 2020.
Dầu mỏ và khí đốt được phát hiện ở thềm lục địa Giao Thuỷ.
28
và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa Hưng, có quy mô nhỏ.
Nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phương Nhi đã được khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài; sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông như Đồng Côi (Nam Trực), trữ lượng khoảng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân Trường) trữ lượng 5 - 10 triệu tấn; Hoành Lâm (Giao Thuỷ)…, sét làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực).