6. Bố cục của luận văn
3.4.7. Giải pháp nhượng quyền thương mại
Nhƣợng quyền thƣơng mại là một xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu hóa, hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại đang có nhiều cơ hội và phát triển mạnh, sau khi mọi rào cản thƣơng mại sẽ chính thức dỡ bỏ theo cam kết WTO của Việt Nam vào năm tới năm 2014. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc thâm nhập thị trƣờng, mở rộng thị trƣờng mới mà không phải chôn vốn đầu tƣ, khi nền kinh tế thế giới trở nên rộng lớn hơn và các doanh nghiệp nào nhanh nhạy hơn sẽ thắng trên trƣờng đấu mở rộng [4].
Mở rộng thị trƣờng kinh doanh bằng hình thức này, giúp cho Nhà hàng huy động thêm nguồn vốn đầu tƣ từ đối tác nhận quyền thƣơng mại, cùng chia sẻ chi phí đầu tƣ và lợi nhuận, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh
75
của các đối thủ khi hệ thống nhà hàng đã rộng khắp toàn quốc và ở nƣớc ngoài, rút ngắn thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thị trƣờng, thông qua sự hiểu rõ thị trƣờng địa phƣơng của đối tác nhận quyền thƣơng mại.
Việc nhƣợng quyền thƣơng mại có nhiều hình thức: Ngƣời bán sở hữu ngƣời bán điều hành, công ty sở hữu công ty điều hành hay công ty sở hữu ngƣời bán điều hành… Dù mở rộng dƣới hình thức nào thì khi gia tăng quy mô cũng đồng nghĩa với gia tăng thách thức về quản trị, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng là gia tăng thách thức về quản lý chất lƣợng của toàn bộ hệ thống nhà hàng, để đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm soát bắt buộc của bên nhƣợng quyền đƣợc thực hiện đúng nhƣ hợp đồng.
Để thành công trong mô hình kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại. Nhà hàng Kiều Giang cần phải chú ý đến mô hình CAGE [8, tr.50] về sự khác biệt theo những chiều kích Văn hóa (Cultural), Hành chính - Chính trị (Administrative), Địa lý (Geographic) và Kinh tế (Economic) giữa các vùng miền và các nƣớc khi tham gia vào quá trình kinh doanh xuyên quốc gia.