6. Bố cục của luận văn
3.3.1. Các chiến lược chính
Trong nền kinh tế theo xu hƣớng hội nhập, thƣờng có các phƣơng án chiến lƣợc kinh doanh sau đây đƣợc các doanh nghiệp lựa chọn một hoặc một số phƣơng án chiến lƣợc, phù hợp với doạnh nghiệp của mình trong từng thời kỳ để theo đuổi nhƣ: chiến lƣợc hội nhập, chiến lƣợc đa dạng hóa, chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung…
Chiến lược hội nhập: là những doanh nghiệp trong cùng một ngành
hoặc khác ngành liên kết với nhau, nhằm phát huy những lợi thế của mỗi doanh nghiệp để chủ động trong việc cung ứng đầu vào và giảm cạnh tranh ngành, vì mỗi doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ của thị trƣờng. Chiến lƣợc hội nhập gồm:
- Hội nhập về phía trƣớc là chiến lƣợc tiến hành mua lại để nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối các hệ thống bán và phân phối sản phẩm.
- Hội nhập về phía sau là chiến lƣợc tăng cƣờng sự kiểm soát hoặc sở hữu các nguồn cung ứng, để hoàn toàn chủ động nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và kinh doanh.
- Hội nhập theo chiều ngang là chiến lƣợc tìm kiếm quyền kiểm soát hoặc sở hữu, mở rộng phạm vi và trao đổi các nguồn tài nguyên.
Chiến lược đa dạng hóa: là thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực của các thị trƣờng khác nhau. Tuy nhiên việc thực hiện chiến lƣợc này phải tính toán kỹ lƣỡng nếu không sẽ rủi ro vì đầu tƣ trái ngành. Chiến lƣợc đa dạng hóa bao gồm:
- Đa dạng hóa tƣơng quan, là thêm vào những hoạt động mới để tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ mới có liên hệ với sản phẩm và dịch vụ hiện
60
hữu phù hợp với công nghệ và marketing (thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa tƣơng quan khi doanh nghiệp có nhiều phế phẩm, nguyên liệu thừa, công suất máy móc chƣa tận dụng hết khả năng, công nhân nhàn rỗi).
- Đa dạng hóa không tƣơng quan, là thêm vào những sản phẩm hoặc dịch vụ mới với sản phẩm hiện có cùng đƣợc tiêu thụ trên một thị trƣờng và cùng một nhóm khách hàng (nhƣ mua lại công ty khác để sản xuất sản phẩm mới hoặc đầu tƣ mua trang thiết bị, công nghệ mới để sản xuất sản phẩm mới).
- Đa dạng hóa hỗn hợp, là thêm vào những sản phẩm dịch vụ mới hƣớng vào thị trƣờng mới (thực hiện chiến lƣợc này sẽ tận dụng đƣợc các cơ hội kinh doanh mới, nhƣng sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc sản xuất kinh doanh và tổ chức nhân sự của doanh nghiệp hiện tại).
Chiến lược tăng trưởng tập trung: là đặt trọng tâm vào kinh doanh một
lĩnh vực hiện đang có cơ hội trên thị trƣờng, trên cơ sở tăng cƣờng hoạt động marketing, cải tiến sản phẩm hiện có và phát triển thị trƣờng mà không cần thay đổi bất kỳ yếu tố nào, bao gồm các chiến lƣợc sau:
- Xâm nhập thị trƣờng, là tăng quy mô tổng thể thị trƣờng của sản phẩm và dịch vụ hiện tại bằng các hoạt động marketing.
- Phát triển thị trƣờng là tìm kiếm các thị trƣờng mới chƣa xâm nhập ở trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Phát triển sản phẩm là cải tiến sản phẩm để nâng cao chất lƣợng và tính năng của sản phẩm hiện có.