6. Bố cục của đề tài
2.2.2.2. Diện tích
Cây lương thực là nhóm cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Sơn La, chiếm 80 % diện tích cây hàng năm gồm lúa, ngô và các cây màu lương thực khác.
Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác khai hoang, nên diện tích lương thực của tỉnh liên tục tăng lên.
Biểu đồ 2.3: Diện tích cây lƣơng thực tỉnh Sơn La 2000 - 2012
(Nguồn: Tính toán số liệu thống kê năm 2007, 2012)
Từ năm 2000 - 2012 diện tích cây lương thực tỉnh Sơn La tăng nhanh. Trong 12 năm diện tích trồng cây lương thực của Sơn La tăng 227,8%. Năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 113,1 nghìn ha đến năm 2012 đã tăng lên 257,7 nghìn ha (tăng 144,6 nghìn ha), tương đương với số lần tăng là 2,27 lần. Nguyên nhân của sự tăng nhanh về diện tích trồng cây lương thực là do tỉnh có những chủ trương
hoang những vùng đất trống, mở rộng diện tích trồng ngô và lúa nương trên các đồi cao có độ dốc lớn và tích cực đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
Mặc dù trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2012 diện tích trồng cây lương thực của tỉnh tăng đều và nhanh, song nhanh nhất là giai đoạn từ 2000 - 2008 bởi vì trong giai đoạn này tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng vào sản xuất lương thực và chưa có sự chuyển dịch nhiều trong việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Còn trong những giai đoạn gần đây mức tăng đã chậm lại là do diện tích trồng cây lương thực đã bị khai thác nhiều trong giai đoạn trước, hơn nữa đất sản xuất nông nghiệp ngày nay đã có một phần bị chuyển đổi sang các ngành công nghiệp khác và đặc biệt là ngành công nghiệp thủy điện.
Trong hai nhóm cây lương thực: Lấy hạt và lấy củ ở Sơn La, thì diện tích cây lương thực lấy hạt chiếm phần lớn trong cơ cấu diện tích cây lương thực và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2012 sự chênh lệch về diện tích giữa hai nhóm cây này là 14,3 lần. Với mức chênh lệch lớn như vậy chứng tỏ rằng tỉnh Sơn La đang khai thác đúng hướng và có hiệu quả các nguồn lực trong phát triển cây lương thực, và tập chung vào sản xuất các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.