Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu thực trạng và phương hướng phát triển cây lương thực của tỉnh sơn la (Trang 58)

6. Bố cục của đề tài

3.1.2.2.Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn

* Mục tiêu tổng quát

- Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đến năm 2020 chiếm tỉ trọng 21,5 % trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Phát triển nông nghiệp nông thôn là không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn, giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các vùng còn nhiều khó khăn. Xã hội nông thôn được ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao…

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có khả năng

cạnh tranh cao. Gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.

- Đảm bảo an ninh lương thực, giảm dần diện tích đất canh tác trên đất dốc, chuyển sang trồng cây công nghiệp, trồng rừng có giá trị kinh tế cao. Phát triển các ngành nghề nông thôn nhằm thu hút lao động, tạo thêm việc làm.

* Một số mục tiêu chính

- Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm và thủy sản đạt 4 – 5 %/năm

- Cơ cấu nội bộ trong ngành nông nghiệp: Trồng trọt chiếm 65%; chăn nuôi chiếm 34,2%; dịch vụ chiếm 0,8%.

- Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác đạt bình quân 25 – 30 triệu đồng/ha.

- Thu nhập bình quân cho lao động nông thôn gấp 2,5 đến 3 lần so với hiện nay, đạt 12 - 15 triệu đồng/người/năm. Năm 2020 không còn hộ nghèo.

- Đến năm 2020, 100% số dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - Tăng tỉ lệ che phủ rừng lên 60% vào năm 2020.

Một phần của tài liệu thực trạng và phương hướng phát triển cây lương thực của tỉnh sơn la (Trang 58)