6. Bố cục của đề tài
2.1.3.3. Thị trường tiêu thụ
Với dân số hơn 1 triệu người nhu cầu về lương thực trên địa bàn tỉnh Sơn La khá lớn, sự phát triển của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cũng đặt ra những nhu cầu nguyên liệu khối lượng lớn với sản xuất lương thực.
Thị trường trong tỉnh được mở rộng theo xu hướng mới của nền kinh tế hàng hóa cho nhu cầu của cả nước là lớn. Những thị trường tiềm năng của Sơn La là ĐBSH (nơi có dân số đông nhất cả nước, nền kinh tế phát triển năng động… Là thị trường tiêu thụ nông sản chính của của Sơn La.
Thị trường xuất khẩu lương thực của tỉnh bước đầu tiếp cận được với ngoài nước với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là ngô và sắn. Hơn nữa Sơn La còn có lợi thế trong quan hệ kinh tế thương mại thông qua hệ thống các cửa khẩu.
2.1.3.4. Đường lối, chính sách phát triển
Để phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, những năm gần đây ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có chính sách thúc đẩy sản xuất tăng lượng lương thực toàn tỉnh phát triển.
Theo nghị quyết số 340/2010 NQ - HĐND, đã nêu Sơn La đẩy mạnh sản xuất lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hóa phấn đấu giảm dần diện tích cây lương thực trên đất dốc, phát triển các loại cây trồng theo quy hoạch (nhất là cây ngô). Ứng dụng rộng rãi các loại giống mới và quy trình canh tác tiên tiến,
Chính sách thuộc chương trình 134, 135, 132, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế xã hội các tỉnh biên giới Việt - Lào,… Cũng đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển trong đó có sản xuất lương thực. Việc thực hiện các chính sách đúng đắn phù hợp với điều kiện, tình hình sản xuất lương thực theo từng giai đoạn đã và sẽ giúp cho ngành sản suất lương thực của Sơn La phát huy được các lợi thế sẵn có trong quá trình phát triển.
2.2. Thực trạng phát triển cây lƣơng thực tỉnh Sơn La
2.2.1. Vai trò sản xuất cây lương thực ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La
Cơ cấu cây trồng của Sơn La khá đa dạng gồm: Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu, thực phẩm… Trong nhóm các cây trồng đó thì cây lương thực là một trong những cây trồng được quan tâm hàng đầu ở Sơn La. Giá trị sản xuất cây lương thực của tỉnh ngày càng cao.
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất của ngành sản xuất cây lƣơng thực và cây công nghiệp tỉnh Sơn La 2010 - 2012
Đơn vị (triệu đồng)
Năm Cây lƣơng thực Cây công nghiệp
2010 3.371.892 583.199
2011 4.054.550 693.676
2012 5.664.359 687.147
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012)
Giá trị sản xuất mà cây lương thực đem lại cho tỉnh Sơn La cao gấp nhiều lần nhóm cây công nghiệp. Năm 2010 giá trị sản xuất cây lương thực đạt 3.371.892 triệu đồng cao hơn 2.788.693 triệu đồng so với cây công nghiệp (mức chênh lệch khoảng 5,8 lần. Đến năm 2012 giá trị sản xuất của cây lương thực tiếp tục tăng đạt 5.664.359 triệu đồng, trong khi đó cây công nghiệp chỉ đóng góp 687.147 triệu đồng. Như vậy mức chênh lệch về giá trị sản xuất của hai nhóm cây này lại càng lớn khoảng 8,2 lần.
nhóm cây công nghiệp đang có xu hướng giảm từ 693.676 triệu đồng (năm 2011) xuống 687.147 triệu đồng năm 2012 (giảm 6.529 triệu đồng).
Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực thực sự chiếm ưu thế về giá trị sản xuất.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế phân theo nhóm cây trồng tỉnh Sơn La năm 2012
(Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La năm 2012)
Cây lương thực là cây trồng có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Năm 2012 tỉ trọng giá trị sản xuất của cây lương thực chiếm 61% so, với cây công nghiệp: 51,7 % và cao hơn 54,9% so với cây ăn quả, còn so với cây rau đậu và các cây trồng khác thì cây lương thực có cơ cấu giá trị sản xuất cao gấp nhiều lần.
Như vậy cây lương thực có đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, sự nghiệp CNH - HĐH của tỉnh Sơn La. Ngoài ra vị trí, vai trò của cây lương thực đối với tỉnh Sơn La còn được thể hiện thông qua hàng loạt các vai trò to lớn khác như:
Cây lương thực là cây trồng vô cùng quan trọng của tỉnh Sơn La, nó giải quyết được nhu cầu lương thực tại chỗ cho nhân dân. Là một tỉnh có dân số khá đông như Sơn La, thì nhu cầu sử dụng lương thực hàng ngày là lớn. Do vậy việc trồng và sản xuất các sản phẩm lương thực tại địa bàn tỉnh là vô cùng cần thiết. Mặt khác sản xuất lương thực còn thúc đẩy cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển.
Cây lương thực đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện cuộc sống cho người dân. Hiện nay dân số của Sơn La đông, tuy nhiên phần lớn lao động có trình độ thấp, chưa qua đào tạo chính vì thế việc phát triển cây lương thực tại Sơn La đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó góp phần tăng thêm thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Việc phát triển cây lương thực ở Sơn La giúp tận dụng và phát huy được những tiềm năng, kéo theo đó là sự phát triển các cơ sở chế biến, dần tạo nên sự cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, việc trồng cây lương thực ở Sơn La góp phần tích cực vào việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, … Đồng thời ở Sơn La trồng cây lương thực còn tạo ra những mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho tỉnh. Việc trồng cây lương thực không chỉ tận dụng được nguồn lực tự nhiên, mà còn là chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Quan trọng hơn nữa việc trồng cây lương thực và chế biến lương thực còn góp phần thực hiện chủ trương chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế của từng địa phương trong tỉnh. Hướng tới thực hiện kinh tế hàng hóa cùng với cả nước thực hiện chiến lược CNH - HĐH.
2.2.2. Hiện trạng phát triển cây lương thực
2.2.2.1. Khái quát chung
Cây lương thực là nhóm cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Sơn La, trong đó cây trồng quan trọng nhất là cây ngô. Ở Sơn La trong những năm qua mặc dù chịu ảnh hưởng thường xuyên của thiên tai và sự biến động của giá cả thị trường. Song ngành sản xuất lương thực của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá, khẳng định được vai trò của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp Sơn La.
Về quy mô giá trị sản xuất lương thực: Tỉnh có giá trị sản xuất lương thực ngày càng cao năm 2012 đạt 4.905.636 triệu đồng (theo giá hiện hành), tăng gấp 1,21 lần so với năm 2010: 3.371.892 triệu đồng, chiếm 36% trong cơ cấu giá trị
hiệu quả các tiềm năng cho phát triển sản xuất lương thực, đồng thời có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lí, tập trung vào việc sản xuất các cây trồng hàng hóa có lợi thế so sánh cho giá trị kinh tế cao như: Ngô, sắn. Việc hình thành các vùng chuyên canh lúa, ngô. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm lương thực.
2.2.2.2. Diện tích
Cây lương thực là nhóm cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Sơn La, chiếm 80 % diện tích cây hàng năm gồm lúa, ngô và các cây màu lương thực khác.
Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác khai hoang, nên diện tích lương thực của tỉnh liên tục tăng lên.
Biểu đồ 2.3: Diện tích cây lƣơng thực tỉnh Sơn La 2000 - 2012
(Nguồn: Tính toán số liệu thống kê năm 2007, 2012)
Từ năm 2000 - 2012 diện tích cây lương thực tỉnh Sơn La tăng nhanh. Trong 12 năm diện tích trồng cây lương thực của Sơn La tăng 227,8%. Năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 113,1 nghìn ha đến năm 2012 đã tăng lên 257,7 nghìn ha (tăng 144,6 nghìn ha), tương đương với số lần tăng là 2,27 lần. Nguyên nhân của sự tăng nhanh về diện tích trồng cây lương thực là do tỉnh có những chủ trương
hoang những vùng đất trống, mở rộng diện tích trồng ngô và lúa nương trên các đồi cao có độ dốc lớn và tích cực đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
Mặc dù trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2012 diện tích trồng cây lương thực của tỉnh tăng đều và nhanh, song nhanh nhất là giai đoạn từ 2000 - 2008 bởi vì trong giai đoạn này tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng vào sản xuất lương thực và chưa có sự chuyển dịch nhiều trong việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Còn trong những giai đoạn gần đây mức tăng đã chậm lại là do diện tích trồng cây lương thực đã bị khai thác nhiều trong giai đoạn trước, hơn nữa đất sản xuất nông nghiệp ngày nay đã có một phần bị chuyển đổi sang các ngành công nghiệp khác và đặc biệt là ngành công nghiệp thủy điện.
Trong hai nhóm cây lương thực: Lấy hạt và lấy củ ở Sơn La, thì diện tích cây lương thực lấy hạt chiếm phần lớn trong cơ cấu diện tích cây lương thực và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2012 sự chênh lệch về diện tích giữa hai nhóm cây này là 14,3 lần. Với mức chênh lệch lớn như vậy chứng tỏ rằng tỉnh Sơn La đang khai thác đúng hướng và có hiệu quả các nguồn lực trong phát triển cây lương thực, và tập chung vào sản xuất các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
2.2.2.3. Sản lượng
Do diện tích cây lương thực ngày càng được mở rộng, kết hợp với việc đẩy mạnh thâm canh, đầu tư cho thủy lợi làm cho sản lượng lương thực của tỉnh đã có bước tiến đáng kể.
Bảng 2.3: Sản lƣợng lƣơng thực tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2012
Đơn vị: Nghìn tấn Năm Sản lƣợng lƣơng thực 2000 513,9 2004 645,8 2008 928,6 2010 998,9 2012 1.201,4
Sản lượng lương thực của Sơn La tăng đều qua các năm, giai đoạn 2000 - 2012 sản lượng lương thực trung bình năm đạt 357,3 nghìn tấn. Năm 2000 đạt 513,9 nghìn tấn đến năm 2010 tăng lên 998,96 nghìn tấn (tăng 485,0 nghìn tấn, tương đương với 194,3%). Đến năm 2012 sản lượng lương thực của Sơn La đã đạt: 1.201,4 nghìn tấn cao nhất từ trước đến nay.
Tuy vậy sản lượng lương thực của Sơn La thực sự tăng nhanh là trong giai đoạn 2010 - 2012 tăng 1,2 lần (tương đương với 120,2%). Lí do khiến cho sản lượng lương thực của tỉnh tăng nhanh trong giai đoạn này là vì: Tỉnh đã đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nhất là việc đưa các loại giống mới, phân bón mới vào quá trình trồng và chăm sóc cây.
Do sự chênh lệch về diện tích giữa hai nhóm cây trồng lương thực, nên sản lượng lương thực lấy hạt và lấy củ không giống nhau. Sản lượng lương thực lấy hạt cao hơn nhiều so với cây lấy củ (năm 2012 sản lượng lương thực lấy hạt của Sơn La đạt 846,31 nghìn tấn, trong khi đó sản lượng lương thực lấy củ chỉ đạt 355,17 nghìn tấn, sự chênh lệch về sản lượng giữa hai nhóm cây này là 2,38 lần).
Bảng 2.4 Sản lƣợng lƣơng thực bình quân theo đầu ngƣời tỉnh Sơn La năm 2012
Đơn vị (kg/người)
Năm 2000 2005 2010 2012
Sản lượng lương thực bình quân đầu người (kg/người)
269,2 351,2 637,7 746,1
Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2012 sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của Sơn La liên tục tăng, năm 2000 đạt: 269,2 kg/người, đến năm 2012 đã tăng lên 746,1 kg/người cao nhất từ trước đến nay. Như vậy trong vòng 12 năm sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của tỉnh đã tăng 476,9 kg/người, tương đương với 277,6%.
Với 746,1 kg/người (năm 2012) Sơn La đã vượt cả mức sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của cả nước (546,0 kg/ người), cao gấp 1,71 lần khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ (435,2 kg/người).
Mặc dù sản lượng lương thực bình quân theo đầu người cao, song lại không giống nhau giữa các địa phương. Trong 11 huyện thị Yên Châu là huyện đạt mức cao nhất với 1256,1kg/người, xếp vị trí thứ hai là huyện Mộc Châu đạt: 1065,9 kg/người (năm 2012). Ngược lại có những địa phương lại có sản lượng lương thực bình quân theo đầu người rất thấp như: TP Sơn La chỉ đạt 250,0 kg/người (năm 2012). Như vậy mức chênh lệc giữa địa phương có sản lượng lương thực bình quân đầu người cao nhất và thấp nhất tỉnh là 5 lần.
2.2.4. Năng suất
Với điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, trình độ sản xuất ngày càng được nâng cao thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nói chung và sản xuất cây lương thực nói riêng của Sơn La ngày càng cao (đặc biệt là việc đưa nhiều loại giống mới vào trong sản xuất và quá trình nâng cấp cải tạo hệ thống tưới tiêu). Do đó năng suất lương thực ngày càng tăng.
Tuy nhiên chỉ tiêu năng suất nó còn phụ thuộc rất lớn vào diện tích và sản lượng, nên sự biến động về diện tích và sản lượng của cây lương thực không cân đối, nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất lương thực trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.5: Năng suất lƣơng thực tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2012
Đơn vị: (tạ/ha)
Năm Năng suất lƣơng thực
2000 45,4
2004 46,1
2008 45,9
2010 39,4
2012 46,6
(Nguồn: Tính toán số liệu thống kê năm 2012)
Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2012 năng suất lương thực tỉnh Sơn La có xu hướng biến động. Năm 2000 Năng suất lương thực đạt: 45,4 tạ/ha, đến năm 2008 tăng thêm 0,5 tạ/ha đạt ngưỡng 45,9 tạ/ha. Tuy nhiên đến năm 2010 lại giảm xuống khá nhanh với 39,4 tạ/ha (giảm 6,5 tạ/ha so với năm 2008), nguyên nhân là do trong năm 2010 diện tích trồng cây lương thực của tỉnh mặc dù tăng nhanh song sản lượng lại tăng chậm, không đáng kể. Hai năm sau đó năm 2011,2012 với chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn đặc biệt đã áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lương thực, mà năng suất lương thực của tỉnh Sơn La đã tăng nhanh trở lại. Năm 2012 đạt 46,6 tạ/ha.
Tuy nhiên trong hai nhóm cây trồng lương thực lại có năng suất khác nhau, cây lương thực lấy hạt có năng suất thấp hơn so với cây lương thực lấy củ.
2.2.2.5. Cơ cấu cây lương thực
Về cơ cấu cây lương thực của tỉnh Sơn La được chia thành hai nhóm chính là cây lương thực lấy củ và cây lương thực lấy hạt, mỗi nhóm cây lại có sự khác nhau về diện tích và sản lượng.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu diện tích cây lƣơng thực tỉnh Sơn La năm 2012
(Nguồn: Tính toán số liệu niên giám thống kê năm 2012)
Diện tích cây lương thực lấy hạt của Sơn La chiếm phần lớn trong cơ cấu diện tích cây lương thực, và có xu hướng tăng đều theo thời gian. Năm 2000 diện tích cây lương thực lấy hạt chiếm 82,3%, cây lấy củ: 17,7%. Đến năm 2012 cơ cấu diện tích trồng hai nhóm cây này có sự chênh lệch lớn hơn, cây lương thực lấy hạt: chiếm 89% trong cơ cấu cây lương thực, còn cây lấy củ chỉ chiếm 11%. (chênh lệch giữa hai nhóm cây này là 78%)
* Cây lương thực lấy hạt
Diện tích cây lương thực lấy hạt chiếm phần lớn trong cơ cấu diện tích cây lương thực và có xu hướng tăng đều theo thời gian.
Biểu đồ 2.5: Diện tích và sản lƣợng cây lƣơng thực lấy hạt tỉnh Sơn La 2000 – 2012
Nghìn ha Nghìn tấn
(Nguồn: Tính toán số liệu niên giám thống kê năm 2005, 2012)
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2012 diện tích cây lương thực lấy hạt của tỉnh Sơn La liên tục tăng, tăng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2008. Năm 2000: 93,1 nghìn ha, đến năm 2008 tăng lên 178,2 nghìn ha (tăng gấp gần 2 lần so với năm 2000). Nguyên nhân của việc tăng nhanh về diện tích cây lương thực lấy hạt