6. Bố cục của đề tài
2.2.2.7. Hiện trạng sản xuất một số cây lương thực chính
Sơn La trồng nhiều loại cây lương thực khác nhau, nhưng quan trọng nhất là các cây: lúa, ngô, khoai, sắn. Mỗi loại cây lại có tốc độ phát triển khác nhau cụ thể như sau:
Chỉ tiêu Sản lƣợng cây lƣơng thực
TP Sơn La 29,4 Quỳnh Nhai 36,1 Thuận Châu 160,2 Mường La 91,0 Bắc Yên 75,3 Phù Yên 128,7 Mộc Châu 214,2 Yên Châu 99,8 Mai Sơn 180,2 Sông Mã 145,6 Sốp Cộp 41,0
* Cây lúa
Lúa là một trong những cây lương thực chính của tỉnh Sơn La chiếm 26,4% diện tích và 21,1% sản lượng lương thực có hạt của tỉnh năm 2012. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2009 tỉ trọng về diện tích cây lúa của Sơn La giảm nhanh từ 46,6% xuống 25,8% (giảm 18,8 % trong cơ cấu diện tích cây lương thực có hạt), nguyên nhân do việc bỏ hoang nhiều diện tích đất khô hạn, người dân không chú ý tới mở rộng diện tích trồng lúa. Tuy nhiên trong giai đoạn 2009 - 2012 diện tích cây lúa đã có xu hướng tăng trở lại, từ 25,8% lên 26,4 % (tăng 0,6%).Do tỉnh Sơn La đã đưa nhiều thiết bị máy móc hiện đại (như máy cày, máy bừa, máy đập đất liên hoàn,…). Vào để khai thác các các vùng đất cao thành các thửa ruộng bậc thang, nên diện tích trồng lúa của tỉnh đã tăng trở lại trong những năm trở lại đây.
Về sản lượng, trong giai đoạn từ 2000 - 2009 sản lượng giảm từ 44,3% xuống 22, 9% (giảm 21,4 % trong cơ cấu sản lượng cây lương thực), sản lượng lúa của tỉnh vẫn tiếp tục giảm trong giai đoạn 2009 - 2012 từ 22,9% xuống 21,1 % trong cơ cấu sản lượng cây lương thực. Điều này chứng tỏ có sự chuyển đổi trong cơ cấu cây trồng đang diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt là việc chuyển đổi từ trồng cây lúa sang cây ngô, góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Về năng suất lúa của Sơn La có sự biến động nhất là trong giai đoạn 2008 - 2012.
Bảng 2.8: Năng suất lúa cả năm của Sơn La 2008 - 2012
Đơn vị: (tạ/ha)
Năm Năng suất lúa
2008 32,59
2009 33,25
2010 27,83
2011 29,74
2012 29,59
Do việc chuyển đổi trong cơ cấu cây trồng và ảnh hưởng của dịch bệnh, mà năng suất lúa của Sơn La không ngừng biến động theo thời gian. Năm 2008: 32,59 tạ/ha, đến năm 2010 giảm xuống còn 27,83 tạ/ha (giảm 4,76 tạ/ha).
Đến năm 2012 năng suất lúa lại có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp hơn năng suất của năm 2008, đạt gần 30 tạ/ha.
Lúa ở Sơn La được trồng với hai loại chính: lúa nước và lúa nương. Lúa nước được trồng tập trung ở các cánh đồng lớn như: Mường Tấc - huyện Phù Yên, còn lại lúa được trồng ở các khu ruộng nhỏ phân tán ở các thung lũng hẹp, ruộng bậc thang ven các sông suối.
Bảng 2.9: Diện tích, sản lƣợng lúa phân bố theo huyện thị, thành phố năm 2012
Năm 2012 Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) TP Sơn La 0,99 5,56 Quỳnh Nhai 4,93 12,35 Thuận Châu 9,27 21,72 Mường La 5,45 15,42 Bắc Yên 4,72 10,13 Phù Yên 6,14 25,22 Mộc Châu 6,03 22,28 Yên Châu 2,39 10,62 Mai Sơn 6,12 15,07 Sông Mã 8,84 25,61 Sốp Cộp 5,59 14,98
( Nguồn: Niên giám thống kê năm2012)
Trong các địa phương của tỉnh, Thuận Châu có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất với 9,27 nghìn ha năm 2012 (chiếm 15,3 % diện tích trồng lúa cả tỉnh), tiếp sau là huyện Sông Mã, Phù Yên, Mộc Châu. Về sản lượng Sông Mã đạt cao nhất với 25,61 nghìn tấn (chiếm 14,3 % sản lượng cả tỉnh), ngoài ra Phù Yên, Mộc Châu cũng có sản lượng khá cao.
Ở Sơn La đồng bào trong tỉnh đã quan tâm đến việc sử dụng các giống lúa địa phương có giá trị như: Kháu chiếu chụa, khẩu ón, plề linh xí,… Nên năng suất và chất lượng lúa cũng không ngừng tăng lên từ 26 tạ/ha năm 2000 lên 30 tạ/ha năm 2012. TP Sơn La là địa phương có năng suất lúa cao nhất tỉnh 56,11 tạ/ha năm 2012 gấp 1,9 lần năng suất của tỉnh
Về cơ cấu mùa vụ, ở các vùng thấp gieo trồng hai vụ là Đông xuân và lúa mùa. Ở các vùng địa hình cao hơn thì chỉ có khả năng gieo trồng một vụ lúa nương với năng suất không lớn.
Bảng 2.10: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Sơn La năm 2012
Năm 2012
Diện tích lúa cả năm (nghìn ha) 60,4
- Lúa đông xuân 10,3
- Lúa mùa 50,1
- Lúa nương 32,5
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 29,5
- Lúa đông xuân 59,5
- Lúa mùa 23,4
- Lúa nương 12,4
Sản lượng lúa cả năm (nghìn tấn) 178,9
- Lúa đông xuân 61,5
- Lúa mùa 117,4
- Lúa nương 40,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La năm 2012)
Tỉnh Sơn La lúa mùa là vụ lúa chính nên diện tích và sản lượng không ngừng tăng lên, còn vụ đông xuân tuy chiếm diện tích nhỏ song sản lượng và năng suất tăng khá nhanh. Riêng lúa nương trồng trên các vùng địa hình cao hơn nên năng suất và sản lượng không lớn chỉ bằng 1/3 năng suất lúa trung bình. * Cây ngô
đưa giống ngô lai vào địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo cho các đồng bào dân tộc, các loại giống ngô lai năng suất cao có khả năng chịu hạn tốt như: LVN 10, CP888, NK66… Đã được đưa vào và nhân giống trồng ở địa bàn trong tỉnh. Vì vậy diện tích và sản lượng ngô của Sơn La tăng nhanh chóng.
Biểu đồ 2.8: Diện tích ngô Sơn La giai đoạn 2000 – 2012
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012)
Diện tích tăng từ 51,6 nghìn ha năm 2000 (chiếm 55,4%) lên 168,7 nghìn ha năm 2012 (chiếm 73,6% trong cơ cấu diện tích cây lương thực có hạt), đứng đầu về diện tích trồng ngô của cả nước.
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012)
Sản lượng ngô tăng liên tục từ 135,8 nghìn tấn năm 2000 (chiếm 55,7%) lên 667,3 nghìn tấn năm 2012 (chiếm 78,8 % sản lượng cây lương thực có hạt), đứng thứ hai cả nước về sản sản lượng ngô thu hoạch sau (sau Đắc Lắc).
Ngô được trồng ở tất cả các địa phương trong tỉnh, song tập chung nhiều nhất ở các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu.
Bảng 2.11: Diện tích, sản lƣợng ngô phân bố theo huyện, thị xã, thành phố năm 2012
Năm 2012
Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn)
TP Sơn La 3,4 18,7 Quỳnh Nhai 4,1 12,3 Thuận Châu 9,3 35,1 Mường La 14,7 51,8 Bắc Yên 13,6 46,6 Phù Yên 20,1 60,9 Mộc Châu 36,6 149,6 Yên Châu 18,7 81,4 Mai Sơn 22,6 105,4 Sông Mã 23,8 100,6 Sốp Cộp 1,4 4,5
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012)
Chỉ riêng ba huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã đã chiếm 49,2 % diện tích trồng ngô của cả tỉnh. Năm 2012 Mộc Châu có diện tích trồng ngô lớn nhất với 36,6 nghìn ha (chiếm 21,7%), tiếp đến là huyện Sông Mã 23,8 nghìn ha (chiếm 14%), Mai Sơn 22,6 nghìn ha (chiếm 13,4%). Sản lượng ba huyện này cũng đạt giá trị cao với 355,7 nghìn tấn (chiếm 53,5% tổng sản lượng ngô của toàn tỉnh tỉnh năm 2012).
Trong tổng sản lượng lương thực có hạt sản xuất ra của tỉnh thì sản lượng lương thực hàng hóa chiếm trên 45%, chủ yếu là ngô thương phẩm chiếm trên 70% sản lượng ngô thu hoạch.
Do không ngừng mở rộng diện tích trồng ngô và đẩy mạnh sử dụng các loại giống mới vào trong sản xuất, nên năng suất ngô của tỉnh cũng liên tục tăng.
Bảng 2.12: Năng suất ngô Sơn La 2000 - 2012
Đơn vị: (tạ/ha)
Năm 2000 2005 2009 2011 2012
Năng suất ngô 26,3 28,0 39,0 40,1 39,5
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000,2012 )
Năng suất ngô của Sơn La tăng khá nhanh từ 26,3 tạ/ha năm 2000 lên 39,5 tạ/ha năm 2012 , năng suất đạt cao nhất tại TP Sơn La 54,3 tạ/ha năm 2012, Mai Sơn 46,5 tạ/ha.
Ngoài lúa, ngô, nhóm hoa màu lương thực của tỉnh còn có sắn, khoai lang với diện tích khoảng 23 - 24 nghìn ha, sản lượng trên 270 nghìn tấn. Các cây này có khả năng thích nghi sinh thái rộng nên có thể trồng luân canh với cây công nghiệp hay trên đất lúa. Tuy nhiên do giá trị kinh tế thấp, sản phẩm khó bảo quản trong thời gian dài nên chủ yếu được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi tăng, nên diện tích hoa màu cũng tăng lên song không ổn định. Từng loại cây màu lương thực được trồng với diện tích khác nhau nên có năng suất và sản lượng cũng rất khác nhau :
* Cây khoai lang
Bảng 2.13: Diện tích, năng suất và sản lƣợng khoai tỉnh Sơn La 2007 - 2012
Năm 2007 2009 2011 2012
Diện tích
( nghìn ha ) 0,7 0,5 0,5 0,4
Năng suất (tạ/ha) 57,0 68,0 65,0 61,0 Sản lượng (nghìn tấn) 4,0 3,1 3,3 2,5
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007, 2012)
Diện tích trồng khoai lang của tỉnh đang có xu hướng giảm mạnh từ 0,7 nghìn ha năm 2007 xuống 0,4 nghìn ha năm 2012( giảm 0,4 nghìn ha). Diện tích giảm nên sản lượng cũng giảm theo từ 4 nghìn tấn năm 2007 xuống 2,5 nghìn
tấn năm 2012 (giảm 1,5 nghìn tấn). Năng suất có sự biến động theo thời gian, giai đoạn 2007 - 2009 sản lượng tăng từ 57 tạ/ha lên 68 tạ/ha thời gian này tỉnh
Sơn La đã đưa một số giống khoai lang giống mới năng suất cao vào trồng. Giai đoạn sau, khi diện tích giảm với tốc độ nhanh nên năng suất cũng giảm từ 67 tạ/ha năm 2010 xuống xuống 61 tạ/ha năm 2012 (giảm 6 tạ/ha). Sơn La có một số giống khoai nổi tiếng như: Khoai Ninh Thuận, khoai Sông Mã .
Cây khoai lang phân bố không đồng đều giữa các huyện thị. Khoai lang ở Sơn La được trồng chủ yếu ở huyện Quỳnh Nhai 108 ha và Phù Yên 121 ha (hai huyện này chiếm tới 54,9% trong cơ cấu diện tích khoai lang của tỉnh năm 2012), chỉ với 3 ha TP Sơn La là địa phương có năng suất khoai lang thấp nhất tỉnh.
* Cây sắn
Cây sắn là một trong bốn cây lương thực quan trọng nhất của tỉnh Sơn La. So với cây khoai lang thì cây sắn có diện tích trồng lớn hơn và đang có xu hướng tăng lên trong vài năm trở lại đây.
Cây sắn rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của Sơn La, do vậy việc trồng sắn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh. Sản lượng và năng suất sắn của tỉnh ngày càng cao.
Bảng 2.14: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn tỉnh Sơn La 2007 - 2012
Năm 2007 2009 2011 2012 Diện tích (nghìn ha) 18,6 22,3 28,5 28,1 Năng suất (tạ/ha) 113,2 120,1 123,2 125,5 Sản lượng (nghìn tấn) 210,6 267,9 351,4 352,6
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007, 2012)
Diện tích tăng từ 18,6 nghìn ha năm 2007 lên 28,1 nghìn ha năm 2012 (tăng gấp 1,51%). Năng suất sắn của tỉnh khá cao và cũng có xu hướng tăng, năm
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY LƢƠNG THỰC TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển
3.1.1. Quan điểm phát triển
3.1.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế xã hội
Xây dựng Sơn La trở thành một tỉnh miền núi có nền kinh tế thị trường ổn định và phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, đảm bảo an ninh quốc phòng và biên giới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỉ trọng của khu vực II, III và giảm tỉ trọng của khu vực I. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu.
Phấn đấu đến năm 2020 trở thành một tỉnh phát triển mạnh trong vùng, là trung tâm của vùng Tây Bắc.
3.1.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp nhằm góp phần ổn định vào phát triển kinh tế - xã hội, là đòn bẩy thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - hội bền vững. Phát triển nông nghiệp được quán triệt trên các quan điểm sau:
- Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện.
- Phát triển nông nghiệp phải đi đôi với việc giữ vững chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập, phù hợp với kinh tế thị trường.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở phát huy ưu thế của từng vùng, từng địa bàn mà phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến. Ứng dụng tiến bộ KHKT
tiên tiến mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường, tiến tới xây dựng thương hiệu đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Tập trung thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế việc sản xuất trên đất dốc, bảo vệ rừng và trồng rừng đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy cho các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn trên quan điểm đầu tư tập trung đồng bộ và có trọng điểm, đẩy mạnh chính sách thu hút vốn đầu tư.
3.1.2. Mục tiêu phát triển
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - hội
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2020 đạt 12 - 12,5%/năm. GDP/người đạt 2200 USD vào năm 2020.
- Giảm tốc độ gia tăng dân số tự nhiên từ 1,9% năm 2010 xuống còn 1,35% vào năm 2020, tuổi thọ tăng lên từ 72 – 73 tuổi, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống 10%.
- Nâng cao độ che phủ rừng từ 41,3% năm 2010 lên 55% năm 2020 và kết hợp với việc khai thác tài nguyên hợp lí.
- Hình thành các tiểu vùng kinh tế: Vùng dọc quốc lộ 6; vùng động lực kinh tế của tỉnh; vùng kinh tế dọc sông Đà và vùng cao biên giới.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn
* Mục tiêu tổng quát
- Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đến năm 2020 chiếm tỉ trọng 21,5 % trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Phát triển nông nghiệp nông thôn là không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn, giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các vùng còn nhiều khó khăn. Xã hội nông thôn được ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao…
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có khả năng
cạnh tranh cao. Gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
- Đảm bảo an ninh lương thực, giảm dần diện tích đất canh tác trên đất dốc, chuyển sang trồng cây công nghiệp, trồng rừng có giá trị kinh tế cao. Phát triển các ngành nghề nông thôn nhằm thu hút lao động, tạo thêm việc làm.
* Một số mục tiêu chính
- Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm và thủy sản đạt 4 – 5 %/năm
- Cơ cấu nội bộ trong ngành nông nghiệp: Trồng trọt chiếm 65%; chăn nuôi chiếm 34,2%; dịch vụ chiếm 0,8%.
- Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác đạt bình quân 25 – 30 triệu đồng/ha.
- Thu nhập bình quân cho lao động nông thôn gấp 2,5 đến 3 lần so với hiện nay, đạt 12 - 15 triệu đồng/người/năm. Năm 2020 không còn hộ nghèo.
- Đến năm 2020, 100% số dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - Tăng tỉ lệ che phủ rừng lên 60% vào năm 2020.
3.1.3. Định hướng phát triển cây lương thực
3.1.3.1. Định hướng về nâng cao diện tích
Trong những năm gần đây mặc dù diện tích trồng cây lượng thực có tăng, song tốc độ tăng còn chậm nên việc đẩy mạnh khai hoang để nâng cao diện tích trồng cây lương thực là rất quan trọng.
- Cây lúa nước: Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng diện diện tích lúa ruộng hiện có, nhất là các vùng lúa trọng điểm như: Mộc Châu, Phù Yên, Sông Mã, Thuận Châu. Tập trung khai hoang ruộng nước để bù đắp một phần diện tích bị ngập vùng lòng hồ thủy điện Sơn La (17 xã thuộc 3 huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu khoảng 1.234 ha ). Hướng tới năm 2015 diện tích gieo trồng lúa mùa là 16.330 ha và năm 2020 là 16.850 ha.
- Lúa nương: Xu hướng chung của tỉnh là giảm diện tích lúa nương, do vậy cần phải ổn định diện tích lúa nương trong những năm tới. Năm 2015 diện tích lúa nương sẽ khoảng 5.950 ha, đến năm 2020 là 5.050 ha.