Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu thực trạng và phương hướng phát triển cây lương thực của tỉnh sơn la (Trang 30)

6. Bố cục của đề tài

2.1.3.1.Dân cư và nguồn lao động

* Dân cư

Sơn La là tỉnh có dân số tương đối đông, năm 2012 là: 1.134,300 người, mật độ dân số trung bình là 80 người/km2 trong đó dân số đô thị chiếm 14%. So với năm 2000 dân số Sơn La tăng gấp 1,2 lần, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao 1,85% năm 2012.

Tuy nhiên dân số Sơn La lại phân bố không đồng đều giữa các khu vực, dân cư tập trung nhiều ở các đô thị, vùng thung lũng giữa núi, các trục đường giao thông. Các huyện có dân số đông nhất là: Mộc Châu 161,3 nghìn người, Thuận Châu 157,3 nghìn người, Mai Sơn 146,6 nghìn người. Ngược lại những khu vực khó khăn, vùng núi, điều kiện đi lại sinh hoạt bất lợi là nơi mà dân cư thưa thớt như: Sốp Cộp 42,1 nghìn người, Quỳnh Nhai 59,8 nghìn người, Bắc Yên 60,2 nghìn người.

Thành phần dân tộc. Sơn La có 12 dân tộc và chủ yếu là các dân tộc ít người, trong đó dân tộc Thái chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 55%)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu dân tộc tỉnh Sơn La

Nhìn chung cuộc sống của đại bộ phận các đồng bào đã được cải thiện đáng kể. Phong tục tập quán, bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan đang dần được xóa bỏ.

* Nguồn lao động

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 là 707,2 nghìn người (trên 62 %), trong đó lao động nam: trên 350 nghìn người, nữ: 355 nghìn người. Đây là nguồn lao động dồi dào để triển khai các hoạt động kinh tế nông nghiệp, trong đó có sản xuất lương thực. Trong cơ cấu lao động đang có sự chuyển biến đó là giảm tỉ trọng trong khu vực I, tăng tỉ trọng trong khu vực II và III. Mặc dù cơ cấu lao động theo ngành ở Sơn La đã có sự chuyển dịch, song lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn với trên 80 % và lao động trong nông nghiệp thì chất lượng còn thấp, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm trên 10% (năm 2012), tỉ lệ thất nghiệp thành thị là 1,92% (năm 2012). Đây là hạn chế rất lớn cho tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư, cũng như khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và phát triển kinh tế. Đặc biệt trong sản xuất và chế biến cây lương thực.

Dân cư và nguồn lao động phân bố không đều nên chưa khai thác hết tiềm năng cho sự phát triển kinh tế, ngoài ra thói quen, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là sản xuất nhỏ manh mún, nên việc mở rộng quy mô sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu thực trạng và phương hướng phát triển cây lương thực của tỉnh sơn la (Trang 30)