Giải pháp khác

Một phần của tài liệu thực trạng và phương hướng phát triển cây lương thực của tỉnh sơn la (Trang 64)

6. Bố cục của đề tài

3.2.5.Giải pháp khác

Ngoài một số biện pháp nêu trên, còn một số biện pháp khác cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất lương thực của tỉnh như:

- Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ: Ứng dụng công nghệ các thiết bị sơ chế và chế biến tiên tiến trong bảo quản và chế biến sản phẩm, Chăm sóc cây trồng bằng phân bón hợp lí và phù hợp với từng thời kì sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nên sử dụng nhiều phân hữu cơ phân vi sinh để cải tạo đất…

- Giải pháp từ chính quyền địa phương: Các cấp chính quyền nên khuyến khích người dân kết hợp giữa trồng cây lương thực và phát triển chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò,ngựa…). Vừa tận dụng được nguồn rơm rạ, lá bắp khô từ việc trồng cây lương thực, vừa phát triển được ngành chăn nuôi.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp của Sơn La nói chung và ngành sản xuất lương thực của tỉnh nói riêng, đã và đang có những bước đi phù hợp, đem lại giá trị kinh tế cao. Trong quá trình nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất lương thực tỉnh Sơn La tác giả rút ra một vài kết luận cơ bản sau:

Ngành sản xuất lương thực của Sơn La phát triển trên cơ sở có khá nhiều điều kiện thích hợp như: Tài nguyên đất đa dạng với nhiều chủng loại. Tỉnh có hai cao nguyên lớn và tương đối bằng phẳng với tầng đất dày thuận lợi cho sản xuất lương thực với quy mô lớn, khí hậu thuận lợi cho cây lương thực sinh trưởng và phát triển, nguồn nước dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi khá chằng chịt. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và đang ngày càng được nâng cao về trình độ, hệ thống cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất lương thực đang từng bước được hoàn thiện.

Trong quá trình phát triển ngành sản xuất lương thực của tỉnh đã đạt được những thành tự quan trọng. Giá trị sản xuất lương thực ngày càng tăng, sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2010 đạt 584 kg/người, vượt 62,2% so với kế hoạch, Năm 2012 Sơn La là tỉnh có sản lượng lương thực có hạt cao nhất ở khu vực Tây Bắc 608,3kg/người, cao gấp 1,37 lần so với Điện Biên, 1,4 lần so với Lai Châu và cao hơn 1,36 lần so với Hòa Bình.

Trong nhóm cây lương thực đang diễn ra sự chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng rất rõ nét. Tăng tỉ trọng cây lương thực lấy hạt, giảm tỉ trọng cây lương thực lấy củ. Trong nhóm cây lương thực lấy hạt, thì chuyển từ trồng cây lúa sang trồng cây ngô, còn trong nhóm cây lương thực lấy củ thì chuyển từ cây khoai lang sang trồng cây sắn.

Sự phân bố cây lương thực ngày càng hợp lí hơn theo hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng địa phương trong sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa như: Cây lúa nước gắn với huyện Phù Yên, Mộc Châu, còn cây ngô gắn với vùng ngô Mai Sơn…

Bên cạnh những kết quả đạt được ngành sản xuất lương thực ở Sơn La vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đó là sự manh mún và nhỏ lẻ trong phân bố đất trồng, dẫn đến sự manh mún trong sản xuất lương thực, diện tích đất hoang còn nhiều trong khi khả năng khai hoang còn hạn chế, trình độ sản xuất của người lao động còn thấp, những vùng sâu xa cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu và thiếu đồng bộ.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu về phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lương thực tỉnh Sơn La, đề tài đã tìm hiểu những định hướng phát triển và phân bố cây lương thực từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020 và đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện những mục tiêu, định hướng đã nêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đỗ Thị Minh Đức (2003), Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Hiền (2009), Khí hậu Sơn La, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Tây Bắc.

3. Tòng Thị Quỳnh Hương (2011), Phát triển nông – lâm – thủy sản tỉnh Sơn La

giai đoạn 2000 – 2009, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội,

Hà Nội.

4. Đinh Thế Lộc (1997), Giáo trình Cây lương thực (tập 2), NXB Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

5. Đặng Thị Nhuần (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Sơn La trong

quá trình CNH – HĐH, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội,

Hà Nội.

6. Niên giám thống kê Sơn La 2000, 2007, 2012. 7. Niên giám thống kê Việt Nam 2005, 2009, 2012

8. Sở NN&PTNT Sơn La (2009), Rà soát bổ sung quy hoach phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 – 2010, Sơn La.

9. Sở NN&PTNT Sơn La (2010), Báo cáo Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, Sơn La.

10. Sở NN&PTNT Sơn La (2013), Báo các tình hình sản xuất ngô bền vững trên

đất dốc tại tỉnh Sơn La.

11. Nguyễn Qúy Thao, Lê Thông (đồng chủ biên) (2010) ), Giáo trình Việt Nam

các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

12. Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2011), Giáo trình Địa lí

kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

13. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2013), Giáo trình Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC

Hình 1: Thu hoạch khoai lang

Hình 3: Tiêu thụ ngô

Một phần của tài liệu thực trạng và phương hướng phát triển cây lương thực của tỉnh sơn la (Trang 64)