8. Những đóng góp của đề tài
1.2.4. Nghề nghiệp
1.2.4.1. Nghề nghiệp và việc làm
Theo chữ Latinh, nghề nghiệp (professio) nghĩa là công việc chuyên môn được hình thành một cách chính thống, là dạng lao động đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó, là hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại.
Theo E.A. Climop: nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức mạnh vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội, tạo cho con người có khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy phương tiện tồn tại và phát triển.
Theo Từ điển Tiếng Việt: nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội.
Như vậy chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công lao động xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu của bản thân), trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân.
Bất cứ một nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị, tri thức lí thuyết, kĩ năng, kĩ xảo, truyền thống, đạo đức, phẩm chất nghề, hiệu quả do nghề mang lại. Những giá trị này có thể hình thành theo con đường tự phát hoặc tự giác. Trong hoạt đông bất kì, mỗi cá nhân phải tiêu tốn một số lượng vật chất và tinh thần nhất định. Cá nhân sống bằng nghề nào thì số lượng tiêu hao về vật chất và trí lực vào nghề đó là lớn nhất.
Nghề luôn là cơ sở để con người có “nghiệp” (có việc làm) và từ đó tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu xã hội. Bất cứ việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
làm nào cũng gắn với một nghề cụ thể (chuyên môn cụ thể), song không thể coi việc làm và nghề đồng nhất với nhau.
“Việc làm là mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm”.[Điều 13, Chương II Bộ Luật lao động]. Theo quan điểm này, một hoạt đông được coi là việc làm, đồng thời phải thỏa mãn hai điều kiện: (1) hoạt động lao động tạo ra thu nhập và (2) hoạt động lao động được pháp luật cho phép. Nếu một hoạt động chỉ thỏa mãn một trong hai điều kiện trên thì không được coi là việc làm. Ví dụ như buôn ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em… Việc làm là một dạng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động phục vụ lợi ích của bản thân và xã hội. Như vậy, việc làm có thể xuất phát từ nghề được đào tạo hoặc những công việc nhất thời đáp ứng mục đích lao động kiếm sống của chủ thể.
Nếu việc làm diễn ra trong một thời gian dài, có cơ sở từ nghề được đào tạo, có thu nhập ổn định, trong quá trình lao động, cá nhân thường xuyên sử dụng hệ thống lí thuyết, kĩ thuật, công nghệ và các kĩ năng được huấn luyện tỉ mỉ, có hệ thống, khi đó cá nhân ấy vừa có nghề và vừa có nghiệp.
Nếu người có nghề mà không có nghiệp thì được coi là thất nghiệp. Theo ILO, thất nghiệp là tình trạng một bộ phận của lực lượng lao động có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm. (sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm). Hiện nay tình trạng này đang diễn ra khá phổ biến. Sinh viên ra trường một mặt là do số lượng quá đông trong khi việc làm trong xã hội có hạn. Mặt khác là do trình độ, chất lượng thực của sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đảng, Nhà nước ta đang rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thời kì CNH – HĐH đất nước. Đồng thời đưa ra nhiều chính sách để nâng cao khả năng thích ứng của sinh viên trước những thay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đổi của thị trường lao động. Xây dựng và phát triển con người toàn diện phải được coi là mục tiêu phát triển của giáo dục nước ta trong những năm tới.
1.2.4.2. Giáo dục hƣớng nghiệp
Lịch sử loài người đã chứng minh rằng nguồn lực lượng lao động có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển cao, hiện đại xét cho cùng cũng không thể thay thế được nguồn lực lao động. Chính vì vậy việc giúp cho mỗi người lựa chọn đúng được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường có vai trò đặc biệt quan trọng.
“Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh lí học, y học và nhiều khoa học khác để giúp học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực sở trường và tâm sinh lí cá nhân, nhằm phân bố hợp lí và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động dự trữ, có sẵn của đất nước”.[5].
Trên cơ sở đó chúng ta có thể hiểu khái niệm giáo dục hướng nghiệp như sau: Giáo dục hướng nghiệp là những tác động của lực lượng gia đình, nhà trường, xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn chuẩn bị cho học sinh tâm lí sẵn sàng đi vào lao động trong các ngành nghề phù hợp với hứng thú, năng lực sở trường. Đáp ứng yêu cầu về phát triển nghề nghiệp.
Giáo dục hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của học sinh theo xu thế phân công lao động xã hội. Trên cơ sở ấy nhà nước sử dụng hợp lí tiềm năng lao động của thế hệ trẻ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã hội. người lao động được định hướng sẽ có tâm lí sẵn sàng đi vào lao động, điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo cân bằng trong phân bố lực lượng dân cư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong quá trình giáo dục hướng nghiệp giúp cho học sinh làm quen với nghề và các loại hình thông tin(thông tin về thế giới nghề nghiệp, về một nghề cụ thể, về hệ thống trường đào tạo, thông tin về thị trường lao động…). Tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành hứng thú nghề, khuynh hướng nghề ở người học. Giáo dục hướng nghiệp giúp cho học sinh có thái độ đúng đắn đối với tất cả các ngành nghề trong xã hội.
1.2.4.3. Sự phù hợp nghề
Một người được coi là phù hợp với một nghề nào đó khi họ có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa, năng lực chung, năng lực riêng, tri thức, kĩ năng và tình trạng sức khỏe đáp ứng những đòi hỏi do nghề nghiệp đặt ra.
Hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp chịu sự chi phối của mức độ phù hợp nghề. Sự phù hợp nghề thường thể hiện ở 3 dấu hiệu:
* Người lao động phải đảm bảo tốc độ và cường độ làm việc: Đảm bảo được yêu cầu về số lượng công việc theo định mức lao động. Người ta có thể đo, đếm các động tác để kết luận sự phù hợp.
* Người lao động phải đảm bảo độ chính xác của công việc để đạt các tiêu chí về chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm làm ra phải đúng, đạt tiêu chuẩn, không có phế phẩm vượt quá cho phép.
* Người lao động không bị những tác động độc hại của lao động nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lí bản thân.
Thực tế ít ai sinh ra mà đã phù hợp với nghề này hay nghề khác. Thường bản thể tự nhiên chỉ tạo cho họ những cơ sở ban đầu có khả năng hay không có khả năng phù hợp với nghề nghiệp.. Bởi vậy khó có thể có sự phù hợp nghề một cách tuyệt đối (hoàn toàn), để đạt tới mức độ này người lao động phải có sự rèn luyện để hình thành cho mình những gì mà nghề nghiệp đòi hỏi. Mỗi cá nhân đều tiềm ẩn những năng lực, những sở trường đặc biệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cùng với đó là sự học hỏi ở những người có kinh nghiệm thì sự phù hợp nghề sẽ nhanh đến với bản thân hơn. Tuy nhiên hoạt động nghề có những đặc điểm riêng, ở người này có thể tạo ra sự phù hợp, ở người khác dù rèn luyện chăm chỉ cũng không đáp ứng được yêu cầu. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng chọn nghề của học sinh. Một nghề khi chưa hiểu nghề, chưa biết đúng bản thân mình (chưa hiểu mình) có thể làm đến đâu thì với họ nghề nào cũng có thể làm được nhưng thực tế không phải nghề nào cũng hợp với họ.
Sự phù hợp nghề trước hết phù thuộc vào quá trình nhận thức sâu sắc nghề mà mình lựa chọn để biết mình, hiểu nghề từ đó tự rèn luyện để tạo ra sự phù hợp trong khuôn khổ nghề đặt ra. Muốn có sự phù hợp nghề, sự bền vững về chất lượng cần phải học hỏi, rèn luyện, hoàn thiện những gì mình có để những yêu cầu của nghề nghiệp chính là nhu cầu của bản thân.
1.2.4.4. Năng lực nghề
Theo quan điểm của các nhà Tâm lí học: Năng lực của một cá nhân là thuộc tính độc đáo của cá nhân đó phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả tốt.
Vận dụng quan điểm đó, năng lực nghề có thể hiểu là tập hợp những thuộc tính nhân cách tương đối bền vững được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động có liên quan tới nghề nghiệp.
Theo K.K. Platonop: Năng lực đối với một ngành nghề nhất định nào đó được xác định bởi những yêu cầu mà ngành nghề đó đặt ra cho cá nhân nào tiếp thu nó.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Tất Dong: Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lí, sinh lí cá nhân với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Không có sự tương ứng này thì con người không theo đuổi nghề được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năng lực nghề không có sẵn, nó hình thành và phát triển thông qua quá trình hoạt động và học tập. Khi làm việc năng lực ấy hoàn thiện và phát triển. Mỗi người trong quá trình học tập và làm việc không những sử dụng những tri thức lí thuyết, kĩ năng, kĩ xảo, mà còn tích lũy được kinh nghiệm thực tế từ đó nâng cao trình độ hiểu biết của mình về lĩnh vực mình đảm nhiệm. Chính vì vậy trong suốt quá trình ấy, năng lực nghề nghiệp hình thành và phát triển.
1.2.4.5. Định hƣớng nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp được hiểu là quá trình hoạt động được chủ thể tổ chức chặt chẽ theo một logic hợp lí về không gian, thời gian, về nguồn lực tương ứng với những gì mà chủ thể có được nhằm đạt tới những yêu cầu đặt ra cho một lĩnh vực nghề nghiệp hoặc cụ thể hơn cho một nghề nào đó.
Trong nhà trường chủ thể trực tiếp định hướng tới nghề nghiệp là học sinh, song do tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm vốn sống và trình độ nhận thức xã hội còn hạn hẹp nên cần có sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục. Ở đây các lực lượng sư phạm Nhà trường trở thành chủ thể của một hoạt động đặc thù – hoạt động hướng nghiệp- một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện đối với học sinh.
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này, các lực lượng sư phạm trong nhà trường cần hiểu rõ đặc điểm định hướng nghề của học sinh với những yếu tố cấu thành: nhận thức nghề, thái độ nghề, lựa chọn nghề và quyết định nghề. Trước hết định hướng cho học sinh nhận thức về nghề nghiệp. Nhận thức về nghề nghiệp là quá trình phản ánh các đặc trưng cơ bản của nghề nghiệp, những biểu hiện đánh giá của xã hội trong điều kiện phát triển KT- XH cụ thể với giá trị của nghề nghiệp và những đặc điểm tâm lí, sinh lí của những người làm việc trong nghề nghiệp đó. Xuất phát từ nhận thức nghề với hệ thống tri thức về nghề, về những đòi hỏi khách quan của nghề với người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lao động để đối chiếu phẩm chất, năng lực cá nhân, tìm ra sự phù hợp nghề đối với bản thân. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nghề nghiệp sẽ thúc đầy hành động chọn nghề của học sinh phù hợp với nguyện vọng, khả năng của mình, giúp cá nhân có điều kiện để sáng tạo, trong nghề nghiệp. Nhận thức nghề nghiệp bao gồm những thành tố sau:
* Nhận thức về những đòi hỏi của xã hội với nghề nghiệp * Nhận thức về thế giới nghề nghiệp những yêu cầu đặc trưng của nghề định lựa chọn
* Nhận thức về đặc điểm cá nhân. Định hướng thái độ đối với nghề nghiệp
Hành vi lựa chọn nghề của thanh niên có liên quan nhiều tới thái độ của họ. Đó là sự đánh giá chung mang tính lâu dài của cá nhân về giá trị nghề nghiệp. Có thể là thái độ phản ánh tính tích cực hoặc tiêu cực của con người đối với nghề nghiệp. Khi lựa chọn nghề, cá nhân chịu ảnh hưởng của xã hội và con người (tác động từ phía gia đình, bạn bè, nhà trường…); chịu ảnh hưởng của tình huống (tình huống cụ thể liên quan tới nghề như nguồn tài chính gia đình, tuổi tác, thời điểm vế sự xuất hiện của một nghề mới…). Với tư cách là chủ thể của hoạt động định hướng nghề nghiệp, các lực lượng giáo dục trong nhà trường cần định hướng cho học sinh nhận thức rõ ràng về nghề nghiệp cũng như thái độ với nghề nghiệp. Từ đó người học có được sự lựa chọn đúng, phù hợp với hứng thú, năng lực của mỗi người.
Trong phạm vi đề tài tôi đi sâu nghiên cứu quá trình lựa chọn nghề của học sinh.
1.2.4.6. Lựa chọn nghề
Lựa chọn nghề là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó biểu hiện ở những mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu ở trường phổ thông cơ sở, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện ở những lớp sau và nhất là ở lớp cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phổ thông Trung học, trong các trường lớp dạy nghề, được coi là kết thúc khi con người có khả năng lao động đặc biệt.
Quá trình lựa chọn nghề của học sinh được diễn ra với sự chi phối của nhiều mối quan hệ xã hội (học sinh- gia đình, học sinh- tập thể lớp, đoàn, đội, với các dạng thông tin…). Những mối quan hệ này tác động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên khi lựa chọn đi đến quyết định nghề thì chủ thể học sinh là người lựa chọn. số ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan. Sự tiếp nhận và mức độ ảnh hưởng của tác động bên ngoài chủ yếu là do mức độ và chất lượng trình độ nhận thức của chủ thể. Nếu chủ thể nhận thức tốt thì những tác động khách quan chỉ là tham khảo, còn ngược lại nếu nhận thức không tốt sẽ phụ thuộc vào những tác động ấy.
Quá trình lựa chọn nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi. không phải nguyện vọng nào của chủ thể cũng được xã hội chấp nhận. Muốn được xã hội chấp nhận thì mỗi cá nhân không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được mọi đòi hỏi của xã hội về nghề nghiệp.
Mỗi cá nhân cần xây dựng cho mình kế hoạch cho tương lai, kế hoạch cho cuộc sống. Vì đó là sự khẳng định mục tiêu cần vươn tới. Lựa chọn nghề là một hoạt động có đối tượng (nghề mà học sinh lưạ chọn). Nghề được lựa chọn trở thành mục đích hoạt động lựa chọn của học sinh. Để đạt mục đích, học sinh phải hiểu nghề. Sự hiểu biết này càng sâu sắc bao nhiêu thì sự chiếm lĩnh nghề càng nhanh trở thành hiện thực bấy nhiêu. Việc xác định mục đích