Những cơ sở có tính nguyên tắc để xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh thpt tỉnh bắc giang (Trang 72)

8. Những đóng góp của đề tài

3.1.Những cơ sở có tính nguyên tắc để xây dựng biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích của giáo dục hƣớng nghiệp

Mục đích của giáo dục hướng nghiệp là nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết về nghề, hình thành cho các em những kĩ năng cần thiết, cơ bản nhất trong lựa chọn nghề. Trên cơ sở đó học sinh có thể lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu, năng lực của bản thân, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đồng thời góp phần vào mục đích phân bố, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dự trữ của đất nước. bất cứ một hoạt động nào cũng là hoạt động có mục đích. Bất cứ một phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động GDHN nào cũng phải nhằm đạt được mục đích GDHN đề ra.

Nghiên cứu, xây dựng biện pháp GDHN phải đảm bảo tính mục đích có nghĩa là trong quá trình xây dựng các biện pháp phải luôn nắm vững mục đích của hoạt động GDHN, quán triệt mục đích hoạt động GDHN, giúp người học nhận thức được mục đích của hoạt động. Các biện pháp mới xây dựng phải giúp cho mục đích của hoạt động GDHN được tổ chức có hiệu quả hơn.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống của giáo dục hƣớng nghiệp

Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo rằng các biện pháp nằm trong mối quan hệ nhất quán với nhau, tạo thành một trình tự logic, cùng thực hiện mục đích GDHN.

Xây dựng các biện pháp phải dựa trên kết cấu mỗi môn học, mỗi phần việc cụ thể tránh sự xáo trộn quy trình thực hiện các phần việc. Hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp không phải là môn học mà là một bộ phận nằm trong mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Vì vậy nếu không được tổ chức một cách logic, khoa học sẽ dẫn đến việc tùy hứng trong việc triển khai công tác này.

3.1.3. Đảm bảo sự phù hợp với những đặc điểm tâm lí và nhân cách của học sinh

Mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm lí, nhân cách khác nhau. Các em không thể tiếp thu những gì quá sức với bản thân mình. Học sinh THPT là lứa tuổi đang muốn tự khẳng định mình, nhưng suy nghĩ của các em chưa đủ chín chắn, dễ mắc sai lầm. Chính vì vậy người lớn cần chia sẻ , hợp tác và định hướng cho các em.

Khi xây dựng các biện pháp GDHN phải phù hợp với đặc điểm tâm lí của các em, giúp các em có thể nhận thức đúng đắn và lựa chọn nghề một cách hiệu quả. Đồng thời phải đảm bảo tính mềm dẻo để tất cả những tác động đều phù hợp với sự phát triển tâm lí, xu hướng tính cách, năng lực và điều kiện sống của các em.

3.1.4. Đảm bảo xây dựng biện pháp theo quan điểm tiếp cận hoạt động và nhân cách nhân cách

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là sự tương tác tích cực của chủ thể và đối tượng. Trong sự tương tác này con người sử dụng năng lực, phẩm chất của mình nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích đặt ra để thỏa mãn nhu cầu bản thân, thông qua đó tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và phẩm chất của chủ thể đồng thời cũng được hình thành. Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của hoạt động. Nhân cách con người được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động.

Vì vậy xây dựng các biện pháp phải tạo môi trường hoạt động, đưa học sinh tham gia vào các hoạt động: tọa đàm, trao đổi, hội nghị, tham quan…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi

Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo biện pháp ấy có khả năng vận dụng vào thực tiễn GDHN và thực hiện có hiệu quả. Tính khả thi của biện pháp thể hiện:

- Phù hợp với mục đích, nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp

- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường.

- Phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh.

Có tính khái quát, linh hoạt, dễ dàng vận dụng vào nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Phù hợp với những yêu cầu của xã hội đối với người lao động và của thị trường lao động.

3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT

3.2.1. Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực cụ thể

* Mục đích của biện pháp:

Cung cấp cho học sinh những kiến thức liên quan tới đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề. Giúp học sinh có được những kiến thức về một số nghề trong xã hội và những nghề mà em dự định lựa chọn, giúp các em có được cái nhìn đúng đắn về năng lực của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động. Trên cơ sở đó lựa chọn được một nghề phù hợp với bản thân mình nhất.

* Các bƣớc tiến hành biện pháp

Bƣớc 1: Giáo viên trình bày cho học sinh những vấn đề cơ bản về nghề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tên nghề và những chuyên môn của nghề. Lịch sử nảy sinh và quá trình phát triển của nghề, ý nghĩa và xu hướng phát triển của nghề trong tương lai.

- Những công việc chủ yếu trong nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những thao tác và phương thức hành động người lao động cần thực hiện trong nghề.

- Những kĩ năng, kĩ xảo xần cho việc thực hiện các công việc trong nghề. - Những chế độ độc hại, yếu tố nguy hiểm khi làm việc trong nghề - Chế độ tiền lương, khả năng nâng cao tay nghề, sự tiến bộ, cơ hội thăng tiến và nâng cao học vấn…

- Những chống chỉ định tâm lí, giải phẫu sinh lí, vệ sinh và y họ đối với nghề - Thông tin về cơ sở đào tạo nghề:

+ Tên trường, địa chỉ, cách thức liên hệ + Số lượng tuyển sinh hàng năm

+ Các môn thi tuyển

+ Điều kiện thi tuyển, thời gian đào tạo + Các nghề được đào tạo trong trường

- Giới thiệu tài liệu cho học sinh tham khảo về nghề - Địa chỉ có nhu cầu sử dụng nhân lực khi ra trường

Bước 2: Giáo viên trả lời những câu hỏi, thắc mắc của học sinh liên quan đến bài học

Bước 3: giáo viên tổng kết, khắc sâu những vấn đề cơ bản của nội dung bài học cho học sinh. Giới thiệu nghề tiếp theo, yêu cầu học sinh chuẩn bị trước.

3.2.2. Tổ chức tọa đàm ở lớp hoặc khối với chủ đề nghề nghiệp. lựa chọn nghề

* Mục đích của biện pháp:

- Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp, có cở hội đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực mình lựa chọn, đưa ra ý kiến của mình về nghề ấy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Qua trao đổi thông tin, giáo viên có thể hiểu được nguyện vọng của học sinh, từ đó có biện pháp định hướng nghề nghiệp cho các em, đồng thời uốn nắn những quan điểm lệch lạc về nghề của học sinh

- Qua hoạt động, học sinh điều chỉnh thái độ, hành vi lựa chọn nghề cuả mình sao cho phù hợp năng lực, sỏ trường với nhu cầu của xã hội. Xây dựng không khí đoàn kết, gắn bó, sôi nổi trong lớp học.

* Các bước tiến hành biện pháp:

- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước theo chủ đề. Mỗi người một nhiệm vụ.

- Bước 2: Chủ toạ diễn đàn nêu vấn đề, nêu ý nghĩa và yêu cầu của buổi tọa đàm, khích lệ sự tích cực của học sinh tham gia, đóng góp ý kiến.

- Bước 3: các thành viên tham gia đưa ý kiến của nhóm đã chuẩn bị trước lên phát biểu, nhận sự đóng góp của các nhóm khác. Những vấn đề được nhiều người quan tâm được điều khiển tạo thành một cuộc tranh luận và phát biểu ý kiến sôi nổi nhằm đưa ra ý kiến thống nhất.

- Bước 4: giáo viên tổng kết ý kiến phát biểu và tổng kết diễn đàn, nêu quan điểm chỉ đạo hướng dẫn học sinh có quan điểm đúng đắn về nghề và lựa chọn nghề.

3.2.3. Tổ chức cho học sinh tiếp xúc thực tế tại cơ sở sản xuất

* Mục đích của biện pháp: giúp học sinh có được quan sát một cách trực tiếp những điều kiện, đặc điểm, môi trường hoạt động sản xuất của một nghề cụ thể. Cung cấp cho các em một bản họa đồ nghề nghiệp một cách thực tế để giúp các em nhận biết một cách đúng đắn yêu cầu của nghề đối với người lao động.

* Các bước tiến hành biện pháp:

- Bước 1: Giáo viên liên hệ địa điểm thực tế để có sự chuẩn bị trước - Bước 2: Tổ chức lớp đi thực tế, tham quan, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của buổi thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bước 3: Cán bộ cơ sở sản xuất giới thiệu chung về tình hình lao động sản xuất ở cơ sở. (đã chuẩn bị trước)

+ Tên cơ sở sản xuất, địa điểm, tên giám đốc hoặc người điều hành cơ

sở sản xuất

+ Tổ chức quản lí của cơ sở sản xuất, các bộ phận cơ sở sản xuất + Công cụ và đối tượng sản xuất của cơ sở.

+ Các loại sản phẩm, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ứng dụng công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghệ vào sản xuất

+ Điều kiện lao động (vệ sinh, an toàn lao động) + Lương, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ, bảo hiểm..

- Những chống chỉ định tâm lí, sinh lí, giải phẫu sinh lí và y học

- Nơi đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho cơ sở, trình độ học vấn và điều kiện cần thiết, triển vọng cho người lao động, ý nghĩa của nghề với địa phương và xã hội.

Bước 4: Giáo viên và người đại diện cơ sở sản xuất trả lời câu hỏi của học sinh Bước 5: Kết thúc buổi thực tế, tham quan

-Học sinh hoàn chỉnh thông tin đã thu thập được

- Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm của buổi tham quan, bổ sung kiến thức cho học sinh.

Bước 6: GV có thể kiểm tra kiến thức của học sinh về nghề bằng cách yêu cầu viết báo cáo, bài thu hoạch hoặc xây dựng phiếu điều tra phù hợp.

3.2.4. Tổ chức hội nghị trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp tương lai của con em họ

* Mục đích của biện pháp

Trên cơ sở của chủ đề hội nghị và những vấn đề mà giáo viên đã nêu ra, giáo viên cung cấp cho phụ huynh những số liệu cụ thể về suy nghĩ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguyện vọng của các em. Từ đó trao đổi, cùng với phụ huynh định hướng nghề nghiệp phù hợp với học sinh.

* Các bước tiến hành

Giáo viên chuẩn bị chủ đề để nói chuyện, soạn phiếu điều tra liên quan đến chủ đề thảo luận, sử lí số liệu để có thể cung cấp cho phụ huynh học sinh. Tổ chức hội nghị theo kế hoạch. Nội dung của hội nghị có thể diễn ra theo trình tự sau:

Bước 1: Khai mạc hội nghị

- Đưa ra vấn đề thảo luận (lựa chọn nghề), nguyên nhân(tại sao cần phải lựa chọn nghề?) và ý nghĩa(ý nghĩa của việc lựa chọn nghề phù hợp và hậu quả của việc lựa chọn nghề không phù hợp).

- Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

- Nêu mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức và thời gian làm việc của hội nghị

Bước 2: Giáo viên đưa ra kết quả điều tra, phân tích và làm rõ câu hỏi và số liệu thu được.

Trích dẫn một số câu hỏi và câu trả lời mơr của học sinh

Kết luận thực trạng, đưa ra quan điểm và khẳng định vai trò của gia đình trong việc định hướng nghề cho học sinh

Bước 3: Cha mẹ học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến trao đổi với toàn hội nghị - Giáo viên đưa ra quan điểm của mình về vấn đề lựa chọn nghề cho con. - GV trao đổi và trả lời thắc mắc của phụ huynh

Bước 4: Kết luận và tổng kết hội nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cung cấp cho cha mẹ học sinh tài liệu họ có thể tham khảo trong việc định hướng nghề nghiệp

3.2.5. Lập hồ sơ hướng nghiệp cho học sinh

* Mục đích của biện pháp:

Hồ sơ hướng nghiệp là một bản tư liệu ghi lại một cách đầy đủ trong một thời gian dài sự hình thành, biến đổi và phát triển của những nét, những phẩm chất nhân cách, những năng lực liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của học sinh.

Thông qua những tư liệu ghi lại và được tổng hợp lại có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các bước tiến hành

Bước 1: Tiến hành lập hồ sơ hướng nghiệp cho học sinh

- Việc thu thập thông tin càng sớm thì càng có căn cứ để định hướng nghề nghiệp cho các em. Giáo viên có thể theo dõi và ghi lại một cách đầy đủ những mục yêu cầu có trong hồ sơ.

- Mỗi hồ sơ hướng nghiệp nên ghi lại một cách đầy đủ những thông tin sau: + Thành tích môn học qua từng thời kì, các hoạt động trong và ngoài nhà trường, thành tích nổi bật.

+ Kết quả tham gia các phong trào của lớp, trường, hoạt động xã hội, lao động sản xuất, nghề

+ Sự phát triển thể lực, trạng thái sức khỏe.

+ Trắc nghiệm về phẩm chất, nhân cách của học sinh: trí nhớ, ý chí… + Bản đối chiếu phù hợp nghề

+ Nhận xét chung của giáo viên và lời khuyên trong việc chọn nghề theo từng năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước 2: Hàng năm Giáo viên nên theo dõi và làm căn cứ để định hướng nghề cho học sinh một cách phù hợp

3.3. Khảo nghiệm các biện pháp trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia

3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm

Kiểm nghiệm và kết luận về sự đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn phụ trách về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tỉnh Bắc Giang (50 giáo viên: Trường THPT Bố Hạ 15 GV, THPT Tân Yên 17 GV, THPT Nguyên Hồng 18 GV)

3.3.3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm

Bƣớc 1: Chuẩn bị khảo nghiệm

- Xác định mục tiêu khảo nghiệm - Biên soạn phiếu điều tra

Bƣớc 2: Tiến hành khảo nghiệm

- Phát phiếu điều tra cho GV và trưng cầu ý kiến GV theo phiếu điều tra - Thu phiếu điều tra và có thể trò chuyện trao đổi với giáo viên xung

quan vấn đề trưng cầu ý kiến

Bƣớc 3: Xử lí và phân tích kết quả điều tra

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Sau quá trình tiến hành khảo nghiệm sư phạm trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia, chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.3.4.1. Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng của việc xây dựng các biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(84%) cho rằng: GDHN là một hoạt động rất quan trọng chứ không phải môn học nên việc xây dựng biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh rất quan trọng. Tránh tình trạng thực hiện ngẫu hứng, không có phương hướng.

8/50 chuyên gia cho rằng đó là việc quan trọng trong công tác hướng nghiệp. Không có chuyên gia nào coi đây là việc không quan trọng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh thpt tỉnh bắc giang (Trang 72)