8. Những đóng góp của đề tài
3.2.5. Lập hồ sơ hướng nghiệp cho học sinh
* Mục đích của biện pháp:
Hồ sơ hướng nghiệp là một bản tư liệu ghi lại một cách đầy đủ trong một thời gian dài sự hình thành, biến đổi và phát triển của những nét, những phẩm chất nhân cách, những năng lực liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của học sinh.
Thông qua những tư liệu ghi lại và được tổng hợp lại có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
* Các bước tiến hành
Bước 1: Tiến hành lập hồ sơ hướng nghiệp cho học sinh
- Việc thu thập thông tin càng sớm thì càng có căn cứ để định hướng nghề nghiệp cho các em. Giáo viên có thể theo dõi và ghi lại một cách đầy đủ những mục yêu cầu có trong hồ sơ.
- Mỗi hồ sơ hướng nghiệp nên ghi lại một cách đầy đủ những thông tin sau: + Thành tích môn học qua từng thời kì, các hoạt động trong và ngoài nhà trường, thành tích nổi bật.
+ Kết quả tham gia các phong trào của lớp, trường, hoạt động xã hội, lao động sản xuất, nghề
+ Sự phát triển thể lực, trạng thái sức khỏe.
+ Trắc nghiệm về phẩm chất, nhân cách của học sinh: trí nhớ, ý chí… + Bản đối chiếu phù hợp nghề
+ Nhận xét chung của giáo viên và lời khuyên trong việc chọn nghề theo từng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bước 2: Hàng năm Giáo viên nên theo dõi và làm căn cứ để định hướng nghề cho học sinh một cách phù hợp
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia
3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm
Kiểm nghiệm và kết luận về sự đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn phụ trách về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tỉnh Bắc Giang (50 giáo viên: Trường THPT Bố Hạ 15 GV, THPT Tân Yên 17 GV, THPT Nguyên Hồng 18 GV)
3.3.3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm
Bƣớc 1: Chuẩn bị khảo nghiệm
- Xác định mục tiêu khảo nghiệm - Biên soạn phiếu điều tra
Bƣớc 2: Tiến hành khảo nghiệm
- Phát phiếu điều tra cho GV và trưng cầu ý kiến GV theo phiếu điều tra - Thu phiếu điều tra và có thể trò chuyện trao đổi với giáo viên xung
quan vấn đề trưng cầu ý kiến
Bƣớc 3: Xử lí và phân tích kết quả điều tra
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm
Sau quá trình tiến hành khảo nghiệm sư phạm trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia, chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.3.4.1. Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng của việc xây dựng các biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(84%) cho rằng: GDHN là một hoạt động rất quan trọng chứ không phải môn học nên việc xây dựng biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh rất quan trọng. Tránh tình trạng thực hiện ngẫu hứng, không có phương hướng.
8/50 chuyên gia cho rằng đó là việc quan trọng trong công tác hướng nghiệp. Không có chuyên gia nào coi đây là việc không quan trọng
3.3.4.2. Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của cơ sở có tính nguyên tắc trong việc xây dựng các biện pháp nguyên tắc trong việc xây dựng các biện pháp
Bảng 3.1: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của cơ sở có tính nguyên tắc trong việc xây dựng các biện pháp
Những cơ sở có tính nguyên tắc trong nghiên cứu, xây dựng các biện pháp
Mức độ phù hợp Rất hợp lí (%) Hợp lí (%) Không hợp lí (%) Đảm bảo tính mục đích của giáo dục
hướng nghiệp
100 0 0
Đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động GDHN
94 6 0
Đảm bảo sự phù hợp với những đặc điểm tâm lí, nhân cách của học sinh
92 8 0
Đảm bảo xây dựng biện pháp theo quan điểm tiếp cận hoạt động và nhân cách
100 0 0
Đảm bảo tính khả thi 100 0 0
Các chuyên gia đều đánh giá cao sự phù hợp của những cơ sở có tính nguyên tắc trong việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp. Như vậy các biện pháp được xây dựng trên cơ sở có sự định hướng vững chắc cả về mặt lí luận và thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.4.3. Đánh gía về mức độ phù hợp của các biện pháp
Bảng 3.2: Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các biện pháp
Các biện pháp Mức độ phù hợp Rất phù hợp (%) Phù hợp (%) Không phù hợp (%) Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu
về nhữg lĩnh vực nghề nghiệp
96 4 0
Tở chức tọa đàm với chủ đề nghề nghiệp 100 0 0 Cho học sinh đi thực tế, tham quan các cơ
sở sản xuất
100 0 0
Tổ chức hội nghị trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp
100 0 0
Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho học sinh
92 8 0
Bảng số liệu có thể thấy rằng: các chuyên gia đánh giá cao biện pháp kết hợp lí luận với thực hành, tọa đàm về chủ đề nghề nghiệp, tổ chức trao đổi với cha mẹ học sinh (100%). 96% ý kiến cho rằng biện pháp xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về nghề nghiệp là rất phù hợp 92% Cho rằng lập hồ sơ hướng nghiệp cho học sinh là rất phù hợp, 8% cho rằng phù hợp.
3.3.4.4. Đánh giá về mức độ phù hợp của các bước tiến hành biện pháp
- 50/50 chuyên gia cho rằng các bước tiến hành biện pháp xây dựng bài học có nội dung về nghề nghiệp và tổ chức hội nghị với cha mẹ học sinh là rất hợp lí.
- 96% cho rằng việc tổ chức tọa đàm cho học sinh là rất hợp lí, 4% cho rằng nên được đặt với những tên hấp dẫn với lứa tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.4.5. Đánh giá về mức độ khả thi của phương pháp
Bảng 3.3: Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các phƣơng pháp Các biện pháp Mức độ phù hợp Dễ thực hiện (%) Khó thực hiện (%) Không thực hiện (%) Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu
về nhữg lĩnh vực nghề nghiệp
100 0 0
Tở chức tọa đàm với chủ đề nghề nghiệp 100 0 0 Cho học sinh đi thực tế, tham quan các cơ
sở sản xuất
100 0 0
Tổ chức hội nghị trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp
100 0 0
Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho học sinh 94 6 0 Qua bảng số liệu cho thấy, các biện pháp được các chuyên gia đánh giá rất cao. Chúng tôi nhận thấy rằng, việc lập hồ sơ hướng nghiệp thiết nghĩ rất thiết thực trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên nó cần nhiều thời gian và công sức của những người thực hiện. Trong khi hiện nay việc kiêm nhiệm quá nhiều việc không tương xứng với các chế độ được hưởng dẫn đến giáo viên ngại làm. Nếu tất cả các trường cùng quyết tâm thực hiện và có chế độ đúng đắn thiết nghĩ hiệu quả của GDHN sẽ rất thiết thực.
Tiểu kết chƣơng 3
Căn cứ vào nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức tọa đàm ở lớp hoặc khối với chủ đề nghề nghiệp, lựa chọn nghề Tổ chức cho học sinh tiếp xúc thực tế tại cơ sở sản xuất
Tổ chức hội nghị trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp tương lai của con em họ.
Lập hồ sơ hướng nghiệp cho học sinh
Các biện pháp tổ chức HĐGDHN được xây dựng trên cơ sở những căn cứ khoa học và những kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề GDHN
Các biện pháp tổ chức cho học sinh được các chuyên gia đánh giá là thiết thực và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Các biện pháp góp phần vào đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục HN trong các trường THPT tỉnh Bắc Giang, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động GDHN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 1. Kết luận
HĐGDHN là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác giáo dục ở nhà trường Phổ thông, đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang phát triển CNH- HĐH, hòa nhập với sự phát triển của thế giới.
Hoạt động GDHN hiệu quả góp phần giúp cho học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn trong việc lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Thông qua đó tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình tự giáo dục.
Quá trình định hướng nghề nghiệp giúp các em có lựa chọn đúng cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia đình, bạn bè, CNTT, hứng thú của bản thân và các yếu tố xã hội khác…Chính vì vậy mà các trường phổ thông cần nắm được các yếu tố đó để có thể đưa ra những biện pháp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả.
Hiện nay khi đứng trước sự lựa chọn nghề học sinh quan tâm tới rất nhiều khía cạnh: thu nhập, việc làm sau khi ra trường, cơ hội thăng tiến, điều kiện kinh tế gia đình… Nhà giáo dục cần kịp thời có những thông tin đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các em. Từ đó định hình dần những ngành nghề mà các em yêu thích, phù hợp với bản thân.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà trƣờng Phổ thông * Ban giám hiệu:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của công tác GDHN trong nhà trường. Trên cơ sở đó bồi dưỡng lý luận giáo dục HN cho giáo viên, nâng cao năng lực công tác, tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhà trường cần tạo điều kiện, cơ sở vật chất cho giáo viên và học sinh trong công tác GDHN
Có chế độ bồi dưỡng hợp lí đối với những người làm công tác GDHN. Để từ đó họ có thời gian, tâm huyết với những gì mình làm nhiều hơn.
Tuyển chọn những giáo viên chuyên ngành nhằm đảm bảo cho công tác GDHN đạt hiệu quả cao.
* Đoàn Thanh niên
Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ Đoàn về mục đích, nội dung, cách tiến hành các biện pháp tổ chức HĐHN
Tổ chức các hoạt động giao lưu nhiều hơn về chủ đề lựa chọn nghề nghiệp với những cái tên hấp dẫn nhằm thu hút đoàn viên tham gia.
2.2. Đối với giáo viên phụ trách HĐHN
Giáo viên cần nhận thức một cách đúng đắn tầm quan trọng, mục đích của HĐHN
Giáo viên phụ trách phải là người có năng lực, phẩm chất, tâm huyết với việc tổ chức HĐHN cho học sinh
Luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, tự học tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực qua mỗi hoạt động.
2.3. Đối với học sinh
Nhận thức được tầm quan trọng, mục đích của HĐHN đối với bản thân và xã hội.
Với tư cách là chủ thể khi tham gia các hoạt động, học sinh cần nâng cao tính tự giác, tính tự chịu trách nhiệm của mình, bản thân học sinh phải chủ động, tích cực, tìm tòi các biện pháp tổ chức nhằm đưa hiệu quả tổ chức các hoạt động ngày càng cao.
Thường xuyên rèn luyện kĩ năng tổ chức, đóng góp ý kiến tích cực của mình giúp các thầy cô hoàn thành hoạt động một cách tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin, Nxb Lý luận chính trị, Hà nội
2. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại biểu đại hội toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại biểu đại hội toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
4. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật, Hồ Chí Minh toàn tập, Hà nội, 2000
5. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo
dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường THPT, Nxb Giáo
dục, Tr. 8-9, 20- 32
6. Nguyễn Như Ý, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, 2008
7. Phạm Thị Đức (2002), Những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự định
hướng trong việc học tập, chọn nghề ở học sinh THPT, Tạp chí Giáo
dục học
8. Quyết định số 201/2001/QĐ ngày 28/12/2001, Chiến lược phát triển
giáo dục 2001 đến 2010
9. Trần Đình Hoan, Phát triển nguồn nhân lực và sử dụng lao động- yếu
tố quyết định phát triển kinh tế, Tạp chí lao động xã hội, 1977
10. Thủy nguyễn (2009), Những lầm khi lựa chọn nghề, http://www.24h.com.vn, tháng 9/2009
11.Võ Đại Lược (1996), Công nghiệp hóa- hiện đại hóa Việt Nam đến
năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội
12. Viện kinh tế và phát triển (2007), Giáo trình “Kinh tế học và phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phiếu A1 (phiếu khảo sát học sinh)
Nhằm nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT, em vui long trả lời những câu hỏi sau: Câu 1: Theo em việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh có tầm quan trọng như thế nào đối với bản thân?
a. Rất quan trọng b. Quan trọng.
c. Không quan trọng
Câu 2: Theo em việc định hướng nghề cho học sinh có ý nghĩa như thế nào? a. Giúp cho học sinh lựa chọn nghề một cách đúng đắn dựa trên cơ sở sự phù hợp nghề và năng lực nghề.
b. Cung cấp cho học sinh những thông tin về hệ thống nghề trong xã hội. c. Giúp cho học sinh có được sự chuẩn bị chọn nghề phù hợp, có định hướng thi vào Đại học, Cao đẳng hay học nghề.
d. Giảm những khó khăn cho các em khi đứng trước sự lựa chọn cho tương lai.
Câu 3 : Khi tham gia các hoạt động Giáo dục hướng nghiệp ở trường, lớp, thái độ của em như thế nào ?
a. Chăm chú lắng nghe và trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp và những dự định tương lai
b. Không quan tâm đến nội dung và bài giảng của giáo viên c. Làm việc riêng cho nhanh hết giờ
Câu 4 : Em tham gia vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, lớp như thế nào ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
a. Tham gia tích cực.
b. Tham gia đầy đủ nhưng không tích cực. c. Miễn cưỡng, ép buộc.
Câu 5: Dự định nghề nghiệp của em như thế nào sau khi tốt nghiệp THPT? a. Thi đại học hoặc cao đẳng
b. Không đỗ năm sau thi tiếp c. Học nghề.
d. Ở nhà làm kinh tế phụ giúp gia đình. d. Các dự định khác.
Câu 6: Trong những nhóm ngành nghề sau,em ưu tiên lựa chọn những nhóm ngành nghề nào? (Đánh số từ 1 – 2…-10).
STT Ngành nghề Mức độ ƣu tiên
1 Nghề kế toán, tài chính, ngân hàng 2 Ngành viễn thông, phát triển phần mềm 3 Ngành Môi trường
4 Cơ khí, kiến trúc, thiết kế, giao thông 5 Ngành Y, dược
6 Ngành sư phạm 7 Công an, quân đội 8 Ngành Luật
9 Công tác xã hội, nghệ thuật 10 Báo chí, du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Câu 7: Em thấy ngành mà em lựa chọn có dễ xin việc không? Vì sao?