Những tiêu chí học sinh THPT quan tâm khi lựa chọn nghề

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh thpt tỉnh bắc giang (Trang 59)

8. Những đóng góp của đề tài

2.2.6.Những tiêu chí học sinh THPT quan tâm khi lựa chọn nghề

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 8, mẫu phiếu A1. Kết quả thu được như sau:

Bảng2.8: Những tiêu chí học sinh quan tâm khi lựa chọn nghề

Trường Phương án trả lời THPT Bố Hạ THPT Tân Yên 2 THPT Nguyên Hồng Tổng Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1 4,7 4 7,1 1 6,9 1 6,2 1 2 5,2 3 6,3 2 6,1 2 5,9 2 3 3,6 5 5,1 4 5,8 3 4,8 5 4 6,2 2 4,2 5 4,5 5 5,0 4 5 6,6 1 5,6 3 5,1 4 5,8 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ghi chú phương án trả lời: 1. Lương cao

2. Dễ tìm việc làm

3. Nghề truyền thống của gia đình 4. Nghề nhiều hoặc ít người lựa chọn 5. Hợp với năng lực bản thân

Bảng số liệu cho thấy, khi các em lựa chọn nghề, vấn đề được các em đặt lên hàng đầu đó là thu nhập điểm TB 6,2 xếp thứ 1, tiếp theo là ngành đó có dễ tìm việc làm hay không (thị trường lao động hiện nay) điểm TB 5,9 xếp thứ 2; sau đó là chú ý đến ngành đó có hợp với năng lực của mình không điểm TB 5,8 xếp thứ 3, nghề đó ít hay nhiều người lựa chọn điểm TB 5,0 xếp thứ 4, cuối cùng mới chú ý đến nghề truyền thống của gia đình mình. Sự khác nhau giữa các trường về những vấn đề quan tâm cũng tương đối rõ rệt. ở trường THPT Bố Hạ, các em quan tâm hàng đầu là ngành đó có phù hợp với năng lực của mình hay không? Mình có thi được hay không? Ít hay nhiều người thi? Nó có dễ xin việc không? Điều này chứng tỏ điều kiện kinh tế ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của các em.

Để tìm hiểu nhận xét của thầy cô giáo về vấn đề này,chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7, số 8 mẫu phiếu A2. Thầy cô cho biết, trong quá trình trao đổi với học sinh, thầy cô nhận thấy vấn đề các emquan tâm khi lựa chọn nghề so với trước đây có rất nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, học sinh quan tâm chủ yếu là tìm một công việc ổn định thì nay các em quan tâm hơn đến vấn đề thu nhập, điều kiện làm việc…đặc biệt là vấn đề việc làm sau khi ra trường. Nên khi lựa chọn nghề, các em cũng tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau về thị trường lao động, thông tin tuyển dụng của các công ty, nhà máy, xí nghiệp… Điều này cho thấy thị trường lao động đang ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn nghề của các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.7. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT

Lựa chọn nghề là một vấn đề rất quan trọng của mỗi con người, đặc biệt là đối với mỗi học sinh khi chuẩn bị bước vào cuộc sống. Đó chính là bước ngoặt giúp con người thành công hay thất bại trong cuộc sống sau này. Chính vì vậy mà khi đứng trước sự lựa chọn một nghề nghiệp cho tương lai, mỗi chúng ta chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố trong cuộc sống. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9, mẫu phiếu A1. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.9: Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT Trường Phương án trả lời THPT Bố Hạ THPT Tân Yên số 2 THPT Nguyên Hồng Tổng SL % SL SL % % SL % 1 47 48,5 50 47,6 49 50,0 146 48,7 2 4 4,1 5 4,7 9 9,3 18 6,0 3 9 9,3 7 6,7 6 6,1 22 7,3 4 14 14,4 15 14,3 17 17,3 46 15,4 5 11 11,3 19 18,1 10 10,2 40 13,3 6 12 12,4 9 8,6 7 7,1 28 9,3

Ghi chú phương án trả lời:

1. Gia đình

2. Nhà trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Công nghệ thông tin

5. Hứng thú của bản thân

6. Các yếu tố khác

Bảng số liệu cho thấy việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, gia đình ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn của các em (48,7%), tiếp theo đó là ảnh hưởng từ phía công nghệ thông tin (15,4%) và hứng thú của bản thân với nghề đó (13,3%). Yếu tố nàh trường chỉ ảnh hưởng 6,0%.

Lí giải về điều này, chúng ta nhận thấy gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự chọn nghề của các em. Qua trao đổi, trò chuyện được biết bố mẹ là những người đi trước, có kinh nghiệm xã hội và là người trực tiếp lo lắng cho các em về mặt kinh tế và tinh thần nên cha mẹ có ảnh hưởng quyết định đến sự chọn lựa của các em. Hơn nữa, nhiều em quyết định một nghề nào đó cho mình còn xem điều kiện cũng như hoàn cảnh, ngành nghề của cha mẹ mình. Học sinh cần có sự định hướng từ những người đi trước, đặc biệt là cha mẹ mình. Tuy nhiên, sự định hướng ấy chỉ có hiệu quả nếu như cha mẹ hiểu được năng lực, sở trường của con em mình. Ngược lại nó sẽ là sai lầm nếu như cha mẹ không căn cứ vào khả năng của con mà ép buộc chúng đi theo con đường đã định sẵn.

Ngày nay, các em có điều kiện tìm hiểu nhiều thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó trau dồi cho mình những vốn hiểu biết nhất định. Đặc biệt, hiện nay các phương tiện thông tin đã và đang nói rất nhiều đến các nghề trong xã hội. Thông qua đó các em có thể tự có phương án lựa chọn cho bản thân mình.

Một điều đáng nói ở đây là tại sao trong khi Bộ Giáo dục chỉ đạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông mà sự ảnh hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến lựa chọn nghề ở tất cả các trường đều rất thấp. Trường THPT Bố Hạ (9,3%), THPT Tân Yên 2 (6,7%), THPT Nguyên Hồng(6,1%). Các em cho rằng, các hoạt động của nhà trường chưa thực sự thu hút, thực hiện không thuyết phục học sinh. Cần phải thiết kế các hoạt động một cách sinh động hơn, giúp học sinh thoải mái trao đổi với giáo viên về những điều các em quan tâm. Tránh sự sáo rỗng, một chiều.

Việc ảnh hưởng từ bạn bè cũng không đáng kể. các em cũng nhận thấy mỗi người có con đường đi riêng của mình, với điều kiện, hoàn cảnh riêng. Chỉ có số ít lựa chọn ảnh hưởng từ nhóm bạn bè.

Nhận xét của giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT hiện nay. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9, mẫu phiếu A2. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Nhận xét của giáo viên về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh THPT

Stt Những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề của học sinh

Đánh giá của giáo viên

SL % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Gia đình 18 36,0

2 Nhà trường 10 20,0

3 Bạn bè 7 14,0

4 Công nghệ thông tin 9 18,0

5 Hứng thú của bản thân 4 8,0

6 Các yếu tố khác 2 4,0

36,0% ý kiến cho rằng, việc lựa chọn nghề của các em ảnh hưởng từ các bậc cha mẹ, gia đình, 20,0% ảnh hưởng từ nhà trường, 14,0% bạn bè, 18% từ các nguồn thông tin khác nhau, 8% theo hứng thú của bản thân, 4% ảnh hưởng từ các yếu tố khác. Như vậy trong các yếu tố tảnh hưởng, không thể phủ nhận gia đình là nguồn ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn của các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.8. Thực trạng những khó khăn học sinh gặp phải khi lựa chọn nghề

Xã hội hiện nay có rất nhiều ngành, nhiều nghề để cho mỗi chúng ta có thể lựa chọn. Tuy nhiên không phải ai cũng thuận lợi trong việc lựa chọn con đường đi cho mình. Khi đứng trước sự lựa chọn ấy, chúng ta gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là đối với học sinh THPT, các em chưa có nhiều kinh nghiệm xã hội, chưa thực sự có thể tự quyết định cho bản thân mình. Vậy những khó khăn mà các em gặp phải là gì? Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sưu dụng câu hỏi 10, mấu phiếu A1. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11: Những khó khăn khi lựa chọn nghề của học sinh THP

Trường Phương án trả lời THPT Bố Hạ Tân Yên THPT số 2 THPT Nguyên Hồng Tổng SL % SL % % % SL % 1 25 25,8 38 36,2 24 24,5 87 29,0 2 19 19,6 23 21,9 29 29,6 71 23,7 3 7 7,3 4 3,8 3 3,1 14 4,7 4 9 9,3 5 4,8 11 11,2 25 8,3 5 14 14,4 17 16,2 15 15,3 46 15,3 6 13 13,4 12 11,4 9 9,2 34 11,3 7 10 10,3 6 5,7 7 7,1 23 7,7

Ghi chú phương án trả lời:

1. Thiếu thông tin về nghề

2. Thiếu thông tin về thị trường lao động

3. Thiếu điều kiện tài chính để theo học nghề

4. Bị gia đình phản đối

5. Không được định hướng cụ thể(hoạt động hướng nghiệp không hiệu quả)

6. Năng lực của bản thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng số liệu cho thấy rằng, các em gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn nghề bởi các em thiếu rất nhiều thông tin về nghề nghiệp (29,0%) và thiếu thông tin về thị trường lao động (23,7%). Nhiều người chỉ biết tên gọi của nghề mà không hiểu rõ đặc điểm, nội dung, hình thức, tính chất, yêu cầu, đặc điểm lao động của nghề… nên gặp không ít khó khăn khi quyết định chọn một nghề nào đó. Bên cạnh đó, không nắm được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho các khu vực kinh tế, vùng… lựa chọn nghề theo ý muốn chủ quan nên hiện nay chúng ta đang trong tình trạng “”thừa thầy yếu- thiếu thợ giỏi”.

Nhiều người đã chọn được ngành nghề phù hợp nhưng thiếu điều kiện tài chính để theo học (không đủ tiền học phí, không có điều kiện trọ học… nên đành lựa chọn những trường học phí thấp hoặc được miễn giảm học phí để có thể được đi học. Nhiều gia đình có con thi đỗ đại học nhưng phải cho con ở nhà vì thu nhập của gia đình không cung ứng đủ cho việc học của con em…

Hiện tượng bị cha mẹ, người thân trong gia đình phản đối việc lựa chọn nghề của các em cũng khá nhiều (8,3%). Người lớn can thiệp vào việc chọn nghề của các em thường do động cơ muốn con em chọn nghề theo ý muốn chủ quan của họ mà theo họ nghề đó mang ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống.

Do học sinh không được định hướng một cách cụ thể (15,3%). Điều này chứng tỏ hoạt động hướng nghiệp ở nhà trường chưa thực sự có hiệu quả. Chính vì vậy, lứa tuổi các em cò chưa có đủ năng lực để tự định hướng cho mình. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ các em gặp phải (11,3%).

Khi được hỏi về vấn đề này, các thầy cô giáo cho rằng, khó khăn mà học sinh gặp phải đó là thiếu rất nhiều thông tin về nghề nghiệp. Ngay cả những người làm công tác hướng nghiệp trong nhà trường cũng không thực sự có nhiều thông tin về nghề nghiệp. Phần lớn chưa được đào tào qua lớp bồi dưỡng về lí luận hướng nghiệp mà chỉ là giáo viên bộ môn, được nhà trường phân công đảm nhiệm các hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm cho các tri thức mới hình thành và phát triển rất nhanh. Các sản phẩm công nghệ luôn được đổi mới không ngừng. Vì vậy học sinh phải luôn học hỏi để trau dồi kiến thức, để cho kiến thức luôn được “trẻ hóa” không ngừng. Điều này cũng là một trong những khó khăn không nhỏ buộc học sinh luôn học hỏi, trau dồi học vấn. Những khó khăn này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn nghề của học sinh.

2.2.8. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, mẫu phiếu A2. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12: Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT Trường Phương án trả lời THPT Bố Hạ THPT Tân Yên số 2 THPT Nguyên Hồng Tổng SL % SL % SL % SL % 1 0 0 1 5,9 1 5,6 2 4,0 2 8 53,3 10 58,8 12 66,6 30 60,0 3 7 46,7 6 35,3 5 27,8 18 36,0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 Phương án trả lời: 1. Một tuần/1 lần 2. Một tháng / 1 lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Lồng ghép vào giờ sinh hoạt 4. Chưa tổ chức lần nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy chúng ta thấy rằng, 60,0% ý kiến cho rằng các hoạt động giáo dục hướng nghiệp được tổ chức 1 tháng / 1 lần. giữa các trường có sự chênh lệch không đáng kể. THPT Bố Hạ 52,3%, THPT Tân Yên 58,8%, THPT Nguyên Hồng 66,6%. Không có ý kiến nào cho rằng chưa tổ chức hoạt động lần nào. 36 % nhận định các hoạt động giáo dục hướng nghiệp được lồng ghép vào giờ sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn có 2/50 giáo viên không đồng nhất với ý kiến trên cho rằng, mỗi tuần tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp một lần. Điều này cho thấy tại các trường THPT, hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa có sự thống nhất về cả cách thức, nội dung, thời gian cũng như phương pháp tổ chức hoạt động. Dẫn đến sự không đồng nhất trong phương án trả lời câu hỏi nêu trên. Đây chính là một trong những lí do khiến cho hoạt động hướng nghiệp ở các trường hiện nay không hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu của phần lớn học sinh.

2.2.8.1. Thực trạng hiệu quả của việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường Phổ thông hiện nay nhà trường Phổ thông hiện nay

Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5, mẫu phiếu A2. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13: thực trạng hiệu quả tổ chức hoạt động GDHN ở trƣờng THPT

STT Hiệu quả tổ chức hoạt động GDHN Ý kiến của GV

SL %

1 Được quan tâm, tổ chức tốt, hiệu quả 12 24,0

2 Ít được quan tâm, hiệu quả thấp 4 8,0

3 Được quan tâm, tổ chức chưa hiệu quả 28 56,0

4 Thực hiện một cách hình thức, không hiệu quả 6 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12/50 (24%) giáo viên cho rằng GDHN là hoạt động được quan tâm, tổ chức có hiệu quả, 4/50 Giáo viên cho rằng ít được quan tâm, hiệu quả thấp, 28/50 (56%) cho rằng mặc dùđược quan tâm nhưng khi tổ chức ở các trường thì chưa thực sự hiệu qủa, 6/50 (12%) cho rằng ở các trường việc thực hiện mang tính chất hình thức, đối phó nên không có hiệu quả thực sự. Không ai cho rằng đây là hoạt động không được quan tâm không thực hiện. Qua trao đổi chúng tôi nhận thấy, việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh gặp không ít khó khăn. Hầu hết hiện nay khó khăn là do không phải giáo viên chuyên môn thực hiện mà là giáo viên các bộ môn nên không có sự hiểu biết nhất định cũng như năng lực tổ chưc hoạt động, thời gian dành cho GDHN quá ít, cơ sở vật chất và phương tiện giáo dục thiếu thốn, them vào đó là học sinh không thực sự hợp tác trong quá trình tổ chức hoạt động do chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động này đến sự lựa chọn nghề của các em.

2.2.8.2. Thực trạng nguyên nhân dẫn đến những sai lầm khi chọn nghề của học sinh của học sinh

Khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi lựa chọn nghề của học sinh, chúng tôi nhận thấy rằng việc lựa chọn nhầm nghề có rất nhiều

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thị trường lao động đến sự lựa chọn nghề của học sinh thpt tỉnh bắc giang (Trang 59)