Bảo vệ môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 59)

- Tác động do sụt lún bề mặt địa hình, trôi lấp bãi thải và bồi lấp dòng suối do đất đá thải

4.5.2.3Bảo vệ môi trường không khí

a/ Đối với công tác khoan nổ mìn trong khai thác hầm lò

- Đối với công tác chuẩn bị nỏ mìn cần tuân thủ theo QCVN 4586-97 về vật liệu nổ - Yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ. Chọn sử dụng loại vật liệu nổ có khả năng hạn chế ô nhiễm bụi như thuốc nổ an toàn Amônit 6ΠΧB, P113 (hoặc thuốc nổ của Việt Nam có đặc tính tương

đương đối với lò đào trong đá) và AH -1 (đối với lò đào trong than), đây là những loại vật liệu nổ đã được thực tế kiểm nghiệm đảm bảo độ an toàn cao và

ít phát sinh bụi. Tiến hành các vụ nổ theo đúng các quy định về sử dụng vật liệu nổ đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép. [3]

- Đảm bảo chế độ thông gió mỏ, thường xuyên kiểm tra lưu lượng gió, kiểm tra hàm lượng khí độc trong hầm lò bằng máy đo hàm lượng khí CH4.

- Sử dụng phương tiện khoan trong hầm lò có hệ thống dập bụi bằng nước và sử dụng các túi nước làm bua nổ mìn và bố trí trước khu vực nổ, khi mìn nổ, túi nước sẽ nổ và tạo nước làm giảm thiểu bụi ở khâu này.

- Chống bụi lò đá bằng màn sương nước với hệ thống bơm nước tạo bọt phun sương.

b/ Giảm thiểu bụi đất trên tuyến đường vận tải

- Hiện nay tuyến Vàng Danh - Điền Công là tuyến có sự tham gia vận chuyển của mỏ Vàng Danh, mỏ VietM2do và mỏ than Thùng thuộc công ty than Uông Bí. Chính vì vậy cần phối hợp cùng các mỏ than trong khu vực tiến hành sửa chữa, thường xuyên tưới nước tuyến đường vận chuyển khi qua khu dân cư đảm bảo nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn cho phép và không để đường lầy lội.

- Xe vận chuyển than, dễ gây bụi và làm bẩn môi trường sẽ được phủ vải bạt che chắn cẩn thận, tránh rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển và rửa xe thường xuyên để tránh mang bùn bẩn trong công trường khi cắt qua đường quốc lộ 18A.

- Làm ẩm đường vận chuyển: dùng 02 xe phun tưới nước thường xuyên, đều đặn trên các tuyến đường trong khai trường và đường vận chuyển trong mỏ.

Các biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí (chủ yếu là giảm ô nhiễm bụi) dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của nhân dân có thể kể đến như: tăng cường xe phun nước trên đường vận chuyển than, thay thế phương thức vận chuyển bằng ô tô sang vận chuyển đường sắt, các phương tiện vận chuyển nên giảm tốc độ khi đi ngang qua các khu dân cư, cơ quan quản lý cần kiểm tra độ che phủ bạt trước khi xe rời khai trường hoặc xưởng xuất than, xây dựng đường vận chuyển than ra khỏi khu dân cư...

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Thành phố Uông Bí được biết đến là một thành phố công nghiệp của than, nhiệt điện và du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh. Bên cạnh sự tích cực về bộ mặt kinh tế, những năm gần đây, các dấu hiệu khủng hoảng trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ngày càng rõ nét, đặt ra cho thành phố Uông Bí nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Cụ thể:

1.Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, nhất là bụi và tiếng ồn ngày càng nghiêm trọng, các số liệu phân tích cho thấy các chỉ tiêu môi trường đều vượt quá ngưỡng cho phép. Các kết quả phân tích cho thấy môi trường không khí khu vực khai thác than nhìn chung đều bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn, ví dụ như tại nhà sàng, xưởng cơ khí… chỉ tiêu tiếng ồn đạt 112dB vượt quá cao so với QCVN 05:2009(75dB). Hầu hết các điểm khảo sát chỉ tiêu bụi đều cho kết quả vượt quá TCCP, các chỉ tiêu khác bị ô nhiễm là do các yếu tố phát thải của phương tiện vận chuyển và các thiết bị khai thác. Tuy nhiên, đây là kết quả tính trung bình, tại 1 số thời điểm các kết quả phân tích đo nhanh cho thấy hiện trạng môi trường tại khu vực có một số chỉ tiêu như bụi, CO, NO2 , SO2 lên từ 1-2 lần TCCP.

Trong tổng số 60 hộ được hỏi ý kiến thì có 45 hộ (chiếm 75% số hộ được hỏi ý kiến) khẳng định ô nhiễm tiếng ồn là nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân do các xe tải siêu trường, siêu trọng vận chuyển than gây ra, nhất là vào thời điểm từ 9h đến 20h hàng ngày. Tiếng ồn và bụi được người dân phản ánh ô nhiễm rất nghiêm trọng, không đảm bảo sức khoẻ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân và kiến nghị cần có biện pháp hạn chế ô nhiễm đồng bộ từ phía chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan chủ quản. Do phải sống chung với ô nhiễm tiếng ồn và bụi kéo dài, người dân ở khu vực dự án thường mắc các bệnh về đường hô

hấp, thường xuyên mất ngủ và mắc một số bệnh khác như: các bệnh về mắt, da,...

2. Chất lượng môi trường nước Uông Bí tiếp tục bị suy giảm do ảnh hưởng các chất phát thải của hoạt động khai thác, chế biến than, sản xuất nhiệt điện và các hoạt động kinh tế khác. Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước có trị số rất cao: BOD5: 274 mg/l, Coliform: 860.000 MNP/100 ml, COD: 282 mg/l.

Kết quả điều tra cho các hộ dân xung quanh khu vực khai thác than cho thấy, các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước mặt trong khu vực chủ yếu do các hoạt động liên quan đến khai thác và vận chuyển than, một phần do nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình. Qua phỏng vấn 150 hộ gia đình, 82% số hộ khẳng định ô nhiễm nguồn nước mặt do hoạt động khai thác than, 47,5% số hộ cho rằng bụi do quá trình vận chuyển và 50% số hộ cho rằng ô nhiễm nguồn nước mặt ở Uông Bí là do nguồn nước thải sinh hoạt.

3. Diện tích rừng ở đây bị tàn phá nặng nề do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là khai thác gỗ chống lò khai phục vụ khai thác than, xây dựng, dân dụng, làm nương rẫy và nạn cháy rừng....dẫn tới độ che phủ rừng trong khu vực còn rất thấp. Ảnh hưởng không tốt tới hệ sinh thái và làm mất cần bằng đa dạng sinh học tại khu vực.

Ô nhiễm bụi trong quá trình khai thác than gây ảnh hưởng xấu đến năng suất nông nghiệp như hạn chế quá trình quang hợp của cây trồng, quá trình sinh trưởng của vật nuôi và cây trồng. Nguồn nước chứa các chất thải nguy hại ngấm vào trong đất sẽ làm biến đổi thành phần đất, tác động xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hoạt động khai thác mỏ, chủ yếu là do các hoạt động đào bới trong khai thác làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc các tầng đất, suy giảm chất lượng đất nghiêm trọng, phá huỷ hệ sinh thái đất của thành phố Uông Bí.

5.2. Kiến nghị

- Đối với các đơn vị khai thác than: Thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác và các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư kinh phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý chất thải trong khai thác than đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành.

- Đối với chính quyền địa phương: Tăng cường các biện pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vị khai thác về việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường.

- Đối với người dân: Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 59)