Hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 31)

- Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường và sức khỏe của Thành

4.3.1Hiện trạng môi trường không khí

nặng nề do:

- Khí thải: từ các nhà máy điện, xi măng, các phương tiện vận tải trên quốc lộ 18A và đường nội thị... Các kết quả phân tích hàm lượng các khí độc hại trong không khí như SO2, NOx, H2S, ... đều cho kết quả cao ở nhiều khu vực, hàm lượng các chất này vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

- Bụi: từ sản xuất điện, xi măng, các phương tiện vận tải, vận chuyển than, vật liệu xây dựng, đất, đá đang gây ô nhiễm nặng. Tại các khu vực trọng điểm như các nút giao thông Cầu Sến, ngã năm Cột Đồng hồ, ngã tư đường 18A giao cắt đường Vàng Danh -Uông Bí... các tuyến đường vận chuyển than, khu vực gần nhà máy nhiệt điện, khu khai thác than... hàm lượng bụi là rất lớn, trong đó có nhiều chất độc hại trong than, bụi từ nhà máy nhiệt điện.

4.3.1.1. Kết quả nghiên cứu hiện trạng môi trường không khí ở một số khu vực trên địa bàn

Kết quả đo hàm lượng bụi tại một số điểm trên địa bàn Uông Bí trong năm 2013 do Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thực hiện thể hiện trong bảng 4.2:

Bảng 4.2: Kết quả xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí khu vực khai thác than năm 2013

Kí hiệu

mẫu Vị trí lấy mẫu

Bụi lơ lửng (mg/m3)

M1 M2 TB

1 Nhà sàng tuyển than 0,025 0 0,004

2 Kho than khoảng 40 công nhân đang làm

việc 1,64 0,005 0,39

4 Đường giao thông gần nhà sàng 1,21 0 0,16

5 Cửa lò +120 mỏ Vàng Danh 0,18 0 0,03

6 Trung tâm nhà sàng Vàng Danh 0,05 0 0,016

7 Vị trí cách nhà sàng 50m, nhiều xe cộ 0,45 0 0,06

8 Đường vào xưởng cơ khí 0,07 0 0,01

9 Cửa lò 135m 0,02 0 0,01

QCVN 05:2013/BTNMT(*) 0,3 0,3 0,3

(*)Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh do bộ

Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thông tư số 32, ngày 25/10/2013 - Ở mỗi vị trí lấy mẫu tiến hành lấy 2 mẫu là M1 và M2

- TB là giá trị trung bình của 2 mẫu đo được

Kết quả xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí khu vực dọc hai bên đường tàu và ô tô chở than từ khu mỏ Vàng Danh về trung tâm UôngBí và cảng Điền Công được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3: Kết quả xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí dọc tuyến đường vận chuyển than, thành phố Uông Bí năm 2013

hiệu mẫu

Mô tả vị trí lấy mẫu

Bụi lơ lửng (mg/m3)

M1 M2 TB

1 Nhà 175 đường Vàng danh, phường VD 1,697 0,073 0,601 2 Tổ 17, khu 6, Phường Quang Trung 1,004 0,034 0,08 3 Ngã 3 đường Vàng Danh - Yên Tử 0,234 0,019 0,172

4 Chợ Vàng Danh 0,02 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Đường vào mỏ Cánh Gà 0,34 0 0,06

6 Đường lên lò, mặt đường nhiều than,

không có dân cư, xung quanh có bãi thải 0,06 0 0,04

7 Bể lắng than bùn SCN 0,08 0 0,01

8 Cổng vào SCN 0,15 0 0,03

QCVN 05:2013/BTNMT 0,3 0,3 0,3

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh

QCVN 05:2013: tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí

(hàm lượng các khí và bụi)

- Ở mỗi vị trí lấy mẫu tiến hành lấy 2 mẫu là M1 và M2 - TB là giá trị trung bình của 2 mẫu đo được

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết tại các điểm lấy mẫu đều có hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí cao, cao nhất là khu vực kho than (1,64 mg/m3), đường giao thông gần nhà sang (1,21 mg/m3), khu vực nhà dân đường Vành Danh (1.697mg/m3), trong khi quy chuẩn cho phép là dưới 0,3mg/m3.

Các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm không khí lớn nhất trên địa bàn thành phố là cơ sở khai thác - chế biến than của công ty than Vàng Danh, VIETM2DO, Uông Bí, Uông Thượng, Nam Mẫu, nhà máy nhiệt điện Uông Bí và nhà máy xi măng Lam Thạch. Trong đó, khai thác than lộ thiên tạo ra rất nhiều chất bụi và là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí khá nghiêm trọng. Tất cả các giai đoạn trong quá trình khai thác than lộ thiên đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường khí, trong đó các giai đoạn đầu có khả năng gây ô nhiễm mạnh nhất.

Các khu vực và hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường khí trong khai thác than Uông Bí là khu vực sàng tuyển than và khu kho bãi chứa than tại khu vực sàng tuyển; bãi chứa phế thải sau sàng tuyển; quá trình vận chuyển than và tại các kho bãi chứa than tại các bến, ga, cảng.

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí hàng năm tiêu thụ khoảng 350.000 tấn than và khoảng gần 1.000 tấn dầu FO. Hoạt động sản xuất điện thải ra các loại khí như SO2, CO, CO2, NOx vào môi trường không khí. Nhà máy nằm tại khu vực trung tâm của thành phố Uông Bí, khu vực tập trung dân cư đông đúc nhất, vì vậy cần phải được quan tâm đặc biệt trong quy hoạch phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Trên địa bàn thành phố Uông Bí có 3 tuyến đường quốc lộ chạy qua là QL 18A, 18B và 10, với tổng chiều dài khoảng 30 – 40 km và lưu lượng xe cộ hoạt động khá lớn. Thành phố còn có hàng chục km đường phố với chiều rộng từ 3- 5m. Chất lượng các đoạn đường quốc lộ 18A, 18B, đường 10 qua thành phố Uông Bí và các tuyến phố nội thị cũng như ngoại thị chưa thật tốt là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí bởi bụi và các loại khí thải động cơ.

Ngoài hoạt động giao thông, hiện nay dọc đường 18 và đường 10 còn có nhiều dự án đang thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, đã làm tăng ô nhiễm không khí.

Thành phố Uông Bí có hai bãi tập trung xử lý rác là bãi rác Lạc Thanh và bãi rác Vàng Danh là các bãi chôn lấp không hợp tiêu chuẩn vệ sinh nên gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước khu vực xung quanh, bốc mùi hôi thối và bụi.

vào mục đích đun nấu trong các hộ gia đình và nhà hàng, khách sạn đã góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí đô thị Uông Bí.Qua các số liệu trên ta có thể nhận thấy, hầu hết các điểm đo môi trường không khí trong khu vực thành phố Uông Bí đã bị ô nhiễm bụi.

Trên cơ sở phân tích các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí thành phố Uông Bí ta có thể dự tính tổng lượng chất thải gây ô nhiễm không khí: bụi khoảng 2104 tấn /năm, SO2 - 1251 tấn /năm, NOx - 1152 tấn /năm, CO - 475tấn/năm, VOC - 120 tấn /năm, Chì - 3 tấn /năm .Hiện trạng môi trường không khí khu vực thành phố Uông Bí được xem xét và đánh giá trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, đồng thời kết hợp những số liệu mới quan trắc vào các đợt khảo sát trong tháng 4 và tháng 6 năm 2013.

Bảng 4.4 Kết quả phân tích chất lượng không khí tháng 4/2013 TT Chỉ tiêu Đơn

vị

Kết quả trung bình 2 lần đo QCVN 05:2013/BTNMT KK1 KK2 KK3 1 Tốc độ gió m/s 0,18 0,26 0,21 - 2 Nhiệt độ 0C 26,1 25,9 26,7 - 3 Độ ẩm % 89 89 85 - 4 Tiếng ồn dBA 72,9 78,4 112 75(*) 5 Bụi lơ lửng mg/m 3 0,26 0,4 0,42 0,3 6 CO mg/m3 0 3 2.5 30 7 CO2 % 0,051 0,028 0,044 - 8 NO2 mg/m3 KPHĐ KPHĐ 0,15 0,2 9 SO2 mg/m3 0,03 KPHĐ 0,4 0,35

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

(*):QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

Ghi chú:

- Mẫu KK1: Cổng trụ sở công ty than Vàng Danh, phường Vàng Danh - Mẫu KK2: Ngã ba đường Yên Tử – Vàng Danh

- Mẫu KK3: Tầng 1 nhà sàng công ty than Vàng Danh - KPHĐ: Không phát hiện được

Các kết quả phân tích cho thấy môi trường không khí khu vực khai thác than nhìn chung đều bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn, ví dụ như tại nhà sàng, xưởng cơ khí… chỉ tiêu tiếng ồn đạt 112dB vượt quá cao so với QCVN 05:2009(75dB). Hầu hết các điểm khảo sát chỉ tiêu bụi đều cho kết quả vượt

quá TCCP, các chỉ tiêu khác bị ô nhiễm là do các yếu tố phát thải của phương tiện vận chuyển và các thiết bị khai thác. Tuy nhiên, đây là kết quả tính trung bình, tại 1 số thời điểm các kết quả phân tích đo nhanh cho thấy hiện trạng môi trường tại khu vực có một số chỉ tiêu như bụi, CO, NO2 , SO2 lên từ 1-2 lần TCCP.

Ngoài ra, để đánh giá chất lượng môi trường ngoài khu vực khai thác than và vùng ảnh hưởng để có đối chứng so sánh chúng tôi tiến hành khảo sát tại các điểm tại vùng lân cận và trục đường giao thông mà các phương tiện vận chuyển sẽ đi qua; kết quả của các điểm đo của một số mẫu đại diện như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng không khí tháng 6/2013

TT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả trung bình 2 lần đo

QCVN 05:2013/BTNMT (Bình quân 1 giờ) KK7 KK8 KK9 KK10 KK11 1 Tốc độ gió m/s 0,31 0,31 0,28 0,26 0,24 - 2 Nhiệt độ OC 26 26 25 25 26 - 3 Độ ẩm % 82 85 83 80 81 - 4 Tiếng ồn dBA 53 80 63 65 70 75(*) 5 Bụi lơ lửng mg/m3 0,36 0,31 0,27 0,34 0,28 0,3 6 CO mg/m3 2,28 2,34 3,34 0-1 <1,0 30 7 CO2 % 0,045 0,025 0,050 0,033 0,016 - 8 NO2 mg/m3 0,18 0,10 0,14 KPHĐ KPHĐ 0,2

9 SO2 mg/m3 KPHĐ 0,16 0,01 0,01 <0,01 0,35

Ghi chú:

QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

(*) QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- “-’’ : Không quy định

- Mẫu KK7: Ngã ba Đồng Vông – Uông Thượng

- Mẫu KK8: Đường giao thông cách cầu Nhị Long 1.5km - Mẫu KK9: Văn phòng Công ty than Vàng Danh

- Mẫu KK10: Đường giao thông qua Chợ Vàng Danh - Mẫu KK11: UBND phường Vàng Danh

- KPHĐ: Không phát hiện được

So sánh kết quả phân tích các mẫu không khí khu vực với tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013 và QCVN 05:2009 (chỉ tiêu tiếng ồn) , chúng tôi rút ra kết luận sau:

- Không khí khu vực khai thác than nhìn chung đều bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn, ví dụ như tại nhà sàng, khu vực cửa hầm lò, chỉ tiêu tiếng ồn đạt 104dB vượt quá cao so với QCVN 05:2009 (75dB). Đặc điểm là điểm khảo sát tại trung tâm y tế Vàng Danh cũng cho thấy kết quả ô nhiễm tiếng ồn cao hơn QCVN 05:2009. Hầu hết các điểm khảo sát, chỉ tiêu bụi đều cho kết quả vượt quá TCCP, các chỉ tiêu khác bị ô nhiễm là do các yếu tố phát thải của phương tiện vận chuyển và các thiết bị khai thác. Tại 1 số thời điểm các kết quả phân tích đo nhanh cho thấy hiện trạng môi trường tại khu vực có một số chỉ tiêu như bụi, CO, NO2, SO2 lên từ 1,5-2 lần QCVN 05:2013/BTNMT.

- Kết quả đo đạc đều cho thấy trung bình tiếng ồn đo nhiều giờ ở tuyến đường này đều vượt tiêu chuẩn cho phép khi đo cách đường 50 – 70m lần lượt là 80dB và 67,5dB (điểm KK8 và KK11) cho thấy, các khu vực sản xuất than và ven đường vận xuất than tuyến Vàng Danh – Lán Tháp – Uông Bí đều bị ô nhiễm tiếng ồn, trung bình giữa các điểm đo đều đạt trên 75dB.

- Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm không khí mỗi lần đo về cơ bản đều xấp xỉ TCCP do đặc điểm dễ phát tán của các khí và do ảnh hưởng của

các giá trị thời điểm không có phương tiện qua lại hay lặng gió. Tuy nhiên, tại từng thời điểm cụ thể khi có các phương tiện đi qua các điểm khảo sát, các số đo tức thời (giá trị M1) giao động và vượt TCCP nhiều lần, độ đậm đặc của khói bụi và các chất gây ô nhiễm có thể dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường.

4.3.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm bụi do khai thác than trên địa bàn

Theo số liệu quan trắc về hàm lượng bụi lơ lửng tại một số vị trí năm 2013 cho thấy:

- Các điểm đo là những điểm phát sinh ô nhiễm (tác động trực tiếp) như mặt bằng công nghiệp, cửa lò khai thác đều ô nhiễm bụi, nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Các điểm đo tại kho than, khu sàng tuyển và một số điểm trên tuyến đường vận chuyển than đều bị ô nhiễm bụi, cao nhất là khu sàng tuyển than. Khi bụi được tạo ra sẽ làm bẩn khoảng không khí xung quanh, phần còn lại tồn đọng trong đống đá bị phá vỡ và làm ô nhiễm không khí.

Bụi còn được sinh ra trong quá trình chế biến và tiêu thụ than bằng hệ thống băng tải về Nhà máy tuyển. hoạt động chuyển tải than giữa các băng tải có mức phát thải là 35 mg/s, hoạt động đổ than trong bãi chứa có mức phát thải cao, tới 1500 mg/s.

Dựa theo hệ số phát thải do WHO đưa ra, có thể ước tính được lượng bụi do hoạt động giao thông trên các tuyến đường vận chuyển than khoảng 4 - 4, 5 tấn/năm. Qua bảng 4.6 cho thấy khi ô tô vận chuyển than chạy qua đã phát thải bụi lên tới 2257mg/m3, khi máy xúc bốc phát thải tới 205mg/m3,…

Bảng 4.6. Khả năng phát thải bụi của các hoạt động khai thác than năm 2013

Loại hoạt động Đặc điểm hoạt động Mức phát thải (mg/m3)

Xúc bốc

+ Khi máy xúc hoạt động với công suất 175m3/h

+Khi máy xúc không hoạt động

205,0 18,5 Vận tải bằng ôtô + Khi ô tô chạy qua

+ Khi đã lan toả ổn định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2257 120 Đổ thải + Khi ôtô đổ thải

+ Khi đã lan toả ổn định

1340 38

Loại hoạt động Đặc điểm hoạt động Mức phát thải (mg/m3)

Sàng tuyển than + Trong xí nghiệp tuyển than 108,7

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh 4.3.1.3. Các nguồn gây ra các chất khí độc hại trong quá trình khai thác than trên địa bàn

Hoạt động khai thác than trên địa bàn thành phố đã phát tán vào môi trường khí quyển một lượng đáng kể các loại khí độc hại:

- Khí lò: CH4, CO, CO2…

- Nổ mìn: NOx, SOx, CO, CO2…

- Các động cơ chạy nhiên liệu dầu FO, DO, xăng nhớt…

Đặc biệt, thành phần khí thải thoát ra từ các động cơ chạy dầu còn kéo theo các loại khí thải độc hại khác như: lượng hydrocacbon cháy chưa hết, muội than…

- Ôxyt cacbon (CO): Đây là một loại khí không màu, không mùi, không vị, con người đề kháng đối với khí CO rất khó khăn. Nó phát sinh từ sự thiêu đốt các vật liệu tổng hợp có chứa cacbon Khí CO gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Khí cacbonic (CO2): gây rối loạn hô hấp và tế bào do chiếm mất chỗ của oxy. Khí sạch thường có nồng độ CO2 trong khoảng 0,03 - 0,06%. Nồng độ tối đa cho phép của CO2 không lớn hơn 0,034%.

Hoạt động khai thác than trên đại bàn thành phố Uông Bí đòi hỏi nhiều phương tiện vận tải, do vậy lượng nhiên liệu được tiêu thụ cũng tương đối lớn, là nguyên nhân tạo ra các loại khí thải như CO, SO2…

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 31)