Hiện trạng chất lượng đất và hệ sinh thái khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 45)

7 Sông Hang Ma, dưới chân cầu qua sông trên đường

4.3.3Hiện trạng chất lượng đất và hệ sinh thái khu vực

4.3.3.1 Hiện trạng chất lượng đất của thành phố

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác

phần lò giếng mức +0÷-175 mỏ than Vàng Danh – thành phố Uông Bí, Quảng Ninh [2], tác động của việc khai thác mỏ đến môi trường đất chủ yếu là

do các hoạt động đào bới trong khai thác làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc các tầng đất, suy giảm chất lượng đất nghiêm trọng, phá huỷ hệ sinh thái đất.

Trong quá trình khai thác bụi có khả năng nhiễm bẩn đất, nhưng thực ra nó đóng vai trò như loại phân bón chậm, do vậy nó có khả năng tăng chất dinh dưỡng cho đất nên các tác động từ bụi đến môi trường đất là không đáng kể. Dự báo khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra trong giai đoạn thi công và sản xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà trước hết là do nước mưa chảy tràn cuốn trôi các vật liệu vô cơ khó hoà tan (than, mảnh vụn đá, nhựa đường, cát, đất sét,...), các sản phẩm dầu mỡ, rơi vãi từ các trạm nhiên liệu, từ các thiết bị thi công, và phương tiện vận chuyển đưa xuống dải đất trong khu vực mỏ làm cho kết cấu và thành phần của đất thay đổi, cục bộ có thể có nơi bị ô nhiễm do dầu, mỡ là điều khó tránh.

Các hiện tượng xói mòn, bồi lấp xẩy ra khi có mưa to do tạo nên dòng chảy qua sườn bãi thải, bãi than làm ảnh hưởng tới môi trường đất của khu vực khai thác.

Khai thác và sản xuất than là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất, đáng chú ý hàm lượng các kim loại nặng trong đất rất cao.

- Hàm lượng Cd đã có dấu hiệu ô nhiễm nặng, hầu hết vượt quá QCVN 7209-2002 khoảng 1,0-4,0 lần; so với tiêu chuẩn của Ba Lan thì vượt 0,7 - 2,6 lần. - Có dấu hiệu tích luỹ các KLN (As, Hg, Pb) trên các mẫu đất chịu tác động trực tiếp của hoạt động khai thác, vận chuyển than và nhà máy nhiệt điện Uông Bí.

- Tuy nhiên đất của Uông Bí chưa bị ô nhiễm các nguyên tố Pb, Hg, As theo ngưỡng ô nhiễm kim loại nặng trong đất của QCVN 7209-2002 và tiêu chuẩn của một số nước Châu Âu.

Từ nay đến năm 2020, khai thác than, nhiệt điện và nuôi trồng thủy sản vẫn được xác định là các ngành sản xuất mũi nhọn của thành phố Uông Bí. Mặc

dù có nhiều giải pháp môi trường được đề xuất nhưng chưa triệt để nên tác động của các hoạt động trên đến môi trường (trong đó có môi trường đất) sẽ không vì thế mà giảm nhẹ.

Tác động sự biến đổi địa hình, trôi lấp bãi thải và bồi lấp dòng suối do các hoạt động khai thác than

Quá trình khai thác than hầm lò đã làm thay đổi bề mặt địa hình khu vực, tạo các vết nứt trên bề mặt địa hình, đã làm mất khả năng giữ nước của khu vực, làm thay đổi hướng chảy, tốc độ và lưu lượng của các nguồn nước mặt trong khu vực. Mặt khác nước mưa chảy qua các khu vực khai thác và đổ thải đất đá, không chỉ cuốn trôi bùn than và đất mà còn cuốn theo các chất thải khác do quá trình khai thác than sinh ra chảy vào các khe suối gây ô nhiễm các nguồn nước mặt trong khu vực.

- Tác động do sụt lún bề mặt địa hình, trôi lấp bãi thải và bồi lấp dòng suối do đất đá thải

+ Trượt đất và sạt lở đất đá: Do việc khai thác với bờ mỏ có độ dốc lớn

nên hiện tượng trượt bờ tầng có thể xảy ra.

+ Trôi lấp bãi thải và bồi lấp các dòng chảy bề mặt: Khi có mưa, mái dốc của bãi thải có thể bị bào mòn tạo ra các dòng chảy tập trung xuống phía dưới. Bùn đất đá theo dòng chảy sẽ làm bồi lấp lòng suối trong khu vực và bề mặt địa hình, làm giảm chất lượng đất trong khu vực.

4.3.3.2. Hiện trạng hệ sinh thái

Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu của khí hậu biển có nhiều hơi nước, độ ẩm rất thuận lợi cho việc sinh trưởng của cây cối, thảm rừng khu vực Vàng Danh – Uông Bí phát triển khá tốt. Tuy nhiên một thời gian dài trước đây diện tích rừng ở đây bị tàn phá nặng nề do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là khai thác gỗ chống lò khai phục vụ khai thác than, xây dựng, dân dụng, làm nương rẫy và nạn cháy rừng....dẫn tới độ che phủ rừng trong khu vực còn rất thấp. Hiện nay chính quyền đã giao hơn 25.000 ha cho gần 8.000 hộ tập trung ở Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Ba Chẽ và trồng thêm từ 4.000 – 7.000 ha rừng, phấn đấu đưa độ che phủ rừng lên 45-50% vào những năm tới.

trồng thuần loại bạch đàn, keo. Diện tích này được bảo vệ và phát triển tốt do việc quản lý chặt chẽ của mỏ và chính quyền địa phương. Hàng năm công ty Vàng Danh thường phát động trồng cây chủ yếu là các loại cây như keo, bạch đàn, thông… tại các bãi thải và đất trống để giữ đất khỏi sạt lở và trồng bổ sung cây xanh cho các vị trí theo quy hoạch để tạo cảnh quan và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ sinh thái ít được cải thiện, hệ sinh thái vẫn đang bị tác động tiêu cực và làm mất cần bằng đa dạng sinh học tại khu vực..

Đối với hệ sinh thái trên cạn: Quá trình khai thác than hầm lò và tạo

mặt bằng sân công nghiệp đã làm thay đổi bề mặt địa hình tại các khu vực mặt bằng cửa lò, sân công nghiệp… Việc xây dựng mặt bằng mỏ, tuy không lớn đối với khai thác hầm lò, nhưng đã làm mất đi một phần đất rừng, thu hẹp không gian của các hệ sinh thái, đồng nghĩa với việc giảm đáng kể nơi sinh sống và phát triển của một số giống loài động, thực vật hoang dại gây ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên cạn và đa dạng sinh học trong vùng.

Ô nhiễm bụi, tiếng ồn bởi các hoạt động sản xuất, vận tải… làm suy giảm hệ sinh thái trên cạn. Tuy nhiên, những tác động này là bất khả kháng trong hoàn cảnh một xã hội đang đổi mới, kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phải được nâng cao về mọi mặt.

Đối với hệ sinh thái dưới nước: Sự tồn tại các chất rắn lơ lửng trong

nước làm giảm mức độ truyền ánh sáng của nước, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật thuỷ sinh và giảm khả năng bắt mồi của các loài động vật trong nước. Như vậy, năng suất sinh học của hệ sinh thái nước sẽ bị giảm, nhất là vào mùa mưa độ đục lớn do chứa nhiều bùn đất. Nước thải hầm lò, nước mưa chảy tràn chứa đựng các cặn lơ lửng và độc hại có tác động tiêu cực tới môi trường nước và sinh vật sống trong nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 45)