Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 39)

- Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường và sức khỏe của Thành

4.3.2Hiện trạng môi trường nước

4.3.2.1. Kết quả điều tra hiện trạng môi trường nước của thành phố

Diện tích tự nhiên của thành phố Uông Bí chủ yếu là đồi núi, thấp dần từ Bắc xuống Nam và chia làm hai vùng: vùng đồi và núi thấp ở phía Bắc, vùng đồng bằng và đất thấp ven sông Đá Bạc nằm ở phía Nam và chịu tác động của thuỷ triều. Sông Đá Bạc chảy qua thành phố dài 12km, rộng trung bình 400m, tạo ra 8 lạch triều lớn nhỏ dọc theo hướng chính từ Bắc xuống Nam, chia cắt khu vực phía Nam, tiêu biểu là 2 lạch triều lớn được gọi là Sông Uông và Sông Sinh.

Thành phố có 2 hồ lớn là hồ Yên Trung (50ha) và Hồ Yên Lập (16ha), ngoài việc cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, hiện nay còn đang được đầu tư phát triển dịch vụ du lịch.

Uông Bí có nguồn nước mặt rất phong phú do hệ thống sông, suối chảy từ vùng núi cao xuống sông Đá Bạc. Nguồn nước ngầm cũng tương đối dồi dào, ở độ sâu 18 – 20m đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt, ở độ sâu từ 7 - 15m nước đủ tiêu chuẩn cho sản xuất công nghiệp, nông, lâm nghiệp.

Thành phố có hai nhà máy cấp nước là nhà máy nước Lán Tháp công suất 5000m3/ngày đêm đã được nâng cấp, cải tạo xong và nhà máy nước Đồng Mây công suất 3000m3/ngày đêm đã xây dựng xong và đang được đưa vào sử dụng.

Tuy vậy, ô nhiễm môi trường nước là vấn đề báo động ở thành phố Uông Bí, chất lượng nước xuống cấp do một số nguyên nhân sau: [5]

- Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa triệt để của một số nhà máy: nhiệt điện Uông Bí, khai thác than, sản xuất xi măng, công nghiệp chế biến...

- Nước thải sinh hoạt hầu hết đều chưa qua xử lý và thải trực tiếp ra ngoài. Do sự xuống cấp, thiếu, không đồng bộ của hệ thống thu gom, xử lý nước thải nên chỉ 10% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý còn lại được thải trực tiếp ra môi trường .

- Nước chảy tràn qua các khai trường, các khu khai thác...

Các nguồn thải này được sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản ở phía Nam thành phố. Như vậy, có thể thấy nhu cầu xử lý nước thải và sử dụng nguồn nước sạch trên địa bàn thành phố Uông Bí là rất cấp thiết.

Bảng 4.7. Kết quả xác định chất lượng nước thành phố Uông Bí tháng 10 2013

TT Điểm lấy mẫu Toạ độ PH COND

(ms/cm) TURB (mg/l) DO (mg/l) SAL (%) TDS (mg/l) BOD5 (mg/l) Coliform (MNP/100ml) COD (mg/l) As (mg/l) 1 Nước sông Vàng Danh tại

đập Lán Tháp 6,64 0,56 17 6,78 - 564 168.5 73333 282 <0,001 2 Sông Vàng Danh sau hợp

lưu với suối Than Thùng

21o05’20’’ 106o47’40’’ 6,91 0,23 77 7.34 - 657 288 75000 320 <0,001 3 Sông Vàng Danh, cách chợ Vàng Danh khoảng 300m về phía hạ lưu. 21o05’44’’ 106o47’46’’ 7,54 0,34 32 7.23 - 698 313.5 76500 371 <0,001 4 Suối Giải Oan, Yên Tử. 21o08’19’’

106o47’20’’ 7,65 0,06 13 7.09 0,0 342 298 40000 311 - 5 Nước hồ Yên Trung 21o03’03’’

106o44’03’’ 7,09 0,305 12 6.9 0,0 129 270 - 300 - 6 Nước sông Đá Bạc, dưới chân

cầu qua sông trên đường 10

21o00’26,6’’

106o41’13’’ - - - - - - 334 - 350 - 7 Sông Hang Ma, dưới chân

cầu qua sông trên đường 10

21o01’06’’

106o42’00’’ 6,97 1,19 119 7.78 0,05 652 211 62000 367 0,065 8 Cầu Tân Yên trên đường 18 21o02’37’’

106o42’28’’ 7,95 1,67 45 7.39 0,07 - 123 16050 438 - 9 Đập sông Uông gần đường

18

21o02’17’’

TT Điểm lấy mẫu Toạ độ PH COND (ms/cm) TURB (mg/l) DO (mg/l) SAL (%) TDS (mg/l) BOD5 (mg/l) Coliform (MNP/100ml) COD (mg/l) As (mg/l) 10 TXL nước Lán Tháp, nước

thô trước khi vào bể lắng.

21o04’23’’

106o47’41’ 8,32 0,22 3 8.2 0,0 95 15000 118 <0,001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

QCVN 08 : 2008/BTNMT( B1) 6-8.5 - - >=4 15 7500 30 0.05

QCVN 08 : 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự).

Ghi chú:

- COND (Conductivity): Độ dẫn điện;

- TURB (Turbility): Độ đục;

- DO: Độ hòa tan oxy trong nước;

- SAL (Salt): Độ muối;

- TDS (Total dissolved Solid): Tổng chất rắn hòa tan;

- BOD5 (Biological Oxygen Dissolve): Lượng ô xi sinh học hòa tan (được đo sau khi ủ 5 ngày ở nhiệt độ 200C);

- Coliform: Vi khuẩn;

- COD (Chemical oxygen dissolve): Lượng ô xi hóa học hòa tan;

- As: Asen.

Nhận xét:

- Chất lượng môi trường nước Uông Bí bị suy thoái do ảnh hưởng các chất phát thải của hoạt động khai thác, chế biến than, sản xuất nhiệt điện và các hoạt động kinh tế khác: tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch....

- Hoạt động của nhà máy nhiệt điện ảnh hưởng lớn nhất đến tài nguyên nước mặt do sử dụng khối lượng rất lớn nước sông để làm mát, nước rửa công nghiệp và nước để đưa chất xỉ thải ra hồ chứa xỉ. Tiếp đến là nước thải sinh hoạt từ khu chợ, nước thải từ khu dân cư, nước chảy tràn bề mặt mang theo bụi than, bụi từ nhà máy nhiệt điện Uông Bí...

- Các chỉ số chất lượng môi trường nước chủ yếu: BOD, COD, Coliform, As (nước trong bồn chứa xỉ than) đều cao, vì vậy cần phải có các biện pháp quản lý hiệu quả và hợp lý các nguồn gây ô nhiễm và tài nguyên nước của thành phố.

4.3.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước do hoạt động khai thác than của thành phố

Các tác động chính đến môi trường nước xung quanh khu vực khai thác than: + Nước từ khai trường chảy ra có độ đục lớn và có chứa các chất độc hại. + Nước mưa thấm qua các bãi thải tại các mỏ than hoà tan các thành

phần khoáng chất có trong đất và tăng độ đục gây ô nhiễm nguồn nước. + Nước thải do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên chức ngành than. Với khối lượng nước mưa rửa trôi sẽ góp phần làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng vào các nguồn tiếp nhận trong khu vực.

Trong giai đoạn sản xuất luôn có một lượng nước ngầm nhất định chảy vào lò giếng.

Lượng nước cần tháo khô từ dưới mỏ bơm lên nguồn nước có chứa nhiều chất thải độc hại và cặn lơ lửng. Lượng nước thải này khi xả thải ra ngoài môi trường sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt của khu vực xung quanh các mỏ than của thành phố vì chưa được xử lý một cách triệt để.

Ngoài ra việc tập trung một lượng lớn cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất sẽ làm phát sinh thêm lượng lớn nước thải sinh hoạt do nhu cầu vệ sinh, tắm giặt… Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân lao động ở các mỏ cũng trở thành nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến chất lượng nước mặt.

Tuy nhiên, do nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt thấp, chủ yếu chứa các chất hữu cơ, không chứa các kim loại độc hại.

Trong khu mỏ, dưới các lò giếng, ngoài nước mưa thường xuyên còn có nước ngầm chảy vào, sau đó thoát ra khỏi khu vực khai trường dưới hình thức bơm nhân tạo, nước thường có độ đục lớn và có chứa một số chất độc hại, có lẫn dầu mỡ và các hợp chất độc hại có trong than.

Nước thải mỏ ngoài đặc tính có độ pH thấp, và hàm lượng cặn lơ lửng cao còn chứa bùn đất và than, khi thoát nước mỏ bùn đất và than được bơm cùng nước ra ngoài mỏ, chảy vào các suối trong khu vực lấp dần lòng suối làm thay đổi tốc độ và lưu lượng dòng chảy trong các suối. Cùng với các chất thải khác (dầu mỡ, xác chết của động thực vật,..) bùn đất và than gây ô nhiễm các nguồn nước mặt (làm cho nước đục, thay đổi mùi vị và các thành phần hoá học của nước). Cùng với việc mở rộng khai thác, lượng nước thải khi thoát nước mỏ càng lớn gây tác động càng nhiều tới môi trường của thành phố Uông Bí.

4.3.3 Hiện trạng chất lượng đất và hệ sinh thái khu vực

4.3.3.1 Hiện trạng chất lượng đất của thành phố

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác

phần lò giếng mức +0÷-175 mỏ than Vàng Danh – thành phố Uông Bí, Quảng Ninh [2], tác động của việc khai thác mỏ đến môi trường đất chủ yếu là

do các hoạt động đào bới trong khai thác làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc các tầng đất, suy giảm chất lượng đất nghiêm trọng, phá huỷ hệ sinh thái đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình khai thác bụi có khả năng nhiễm bẩn đất, nhưng thực ra nó đóng vai trò như loại phân bón chậm, do vậy nó có khả năng tăng chất dinh dưỡng cho đất nên các tác động từ bụi đến môi trường đất là không đáng kể. Dự báo khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra trong giai đoạn thi công và sản xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà trước hết là do nước mưa chảy tràn cuốn trôi các vật liệu vô cơ khó hoà tan (than, mảnh vụn đá, nhựa đường, cát, đất sét,...), các sản phẩm dầu mỡ, rơi vãi từ các trạm nhiên liệu, từ các thiết bị thi công, và phương tiện vận chuyển đưa xuống dải đất trong khu vực mỏ làm cho kết cấu và thành phần của đất thay đổi, cục bộ có thể có nơi bị ô nhiễm do dầu, mỡ là điều khó tránh.

Các hiện tượng xói mòn, bồi lấp xẩy ra khi có mưa to do tạo nên dòng chảy qua sườn bãi thải, bãi than làm ảnh hưởng tới môi trường đất của khu vực khai thác.

Khai thác và sản xuất than là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất, đáng chú ý hàm lượng các kim loại nặng trong đất rất cao.

- Hàm lượng Cd đã có dấu hiệu ô nhiễm nặng, hầu hết vượt quá QCVN 7209-2002 khoảng 1,0-4,0 lần; so với tiêu chuẩn của Ba Lan thì vượt 0,7 - 2,6 lần. - Có dấu hiệu tích luỹ các KLN (As, Hg, Pb) trên các mẫu đất chịu tác động trực tiếp của hoạt động khai thác, vận chuyển than và nhà máy nhiệt điện Uông Bí.

- Tuy nhiên đất của Uông Bí chưa bị ô nhiễm các nguyên tố Pb, Hg, As theo ngưỡng ô nhiễm kim loại nặng trong đất của QCVN 7209-2002 và tiêu chuẩn của một số nước Châu Âu.

Từ nay đến năm 2020, khai thác than, nhiệt điện và nuôi trồng thủy sản vẫn được xác định là các ngành sản xuất mũi nhọn của thành phố Uông Bí. Mặc

dù có nhiều giải pháp môi trường được đề xuất nhưng chưa triệt để nên tác động của các hoạt động trên đến môi trường (trong đó có môi trường đất) sẽ không vì thế mà giảm nhẹ.

Tác động sự biến đổi địa hình, trôi lấp bãi thải và bồi lấp dòng suối do các hoạt động khai thác than

Quá trình khai thác than hầm lò đã làm thay đổi bề mặt địa hình khu vực, tạo các vết nứt trên bề mặt địa hình, đã làm mất khả năng giữ nước của khu vực, làm thay đổi hướng chảy, tốc độ và lưu lượng của các nguồn nước mặt trong khu vực. Mặt khác nước mưa chảy qua các khu vực khai thác và đổ thải đất đá, không chỉ cuốn trôi bùn than và đất mà còn cuốn theo các chất thải khác do quá trình khai thác than sinh ra chảy vào các khe suối gây ô nhiễm các nguồn nước mặt trong khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 39)