Kiến của người dân về ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường và sức khỏe của

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 47)

- Tác động do sụt lún bề mặt địa hình, trôi lấp bãi thải và bồi lấp dòng suối do đất đá thải

4.4.kiến của người dân về ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường và sức khỏe của

trường và sức khỏe của Thành phố

4.4.1. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của khai thác than đến môi trường không khí của thành phố

Nhằm thu thập ý kiến của công đồng dân cư thành phố Uông Bí, đề tài đã tiến hành điều tra xã hội học đối với tất cả các khối dân cư của thành phố. Đối tượng thu thập thông tin bao gồm nhân dân sống trong khu vực và công

nhân mỏ. Tổng số lượng các hộ gia đình được tham vấn là 60 hộ. Kết quả xử lý số liệu điều tra tổng hợp Ý kiến của nhân dân đối với chất lượng môi trường không khí cụ thể như sau:

Qua tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư ở khu vực xung quanh các mỏ than cho thấy, các hộ dân đều khẳng định tính tích cực về mặt kinh tế đối với đời sống dân cư và đối với địa phương trong quá trình sản xuất than tại địa phương. Nhưng phần tiêu cực không nhỏ được các hộ dân phản ánh là sự ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, nhất là bụi và tiếng ồn.

Theo ý kiến của người dân xung quanh khu vực khai thác than thì môi trường ở đây, 100% cho rằng khai thác than ảnh hưởng đến môi trường không khí, cụ thể: 50% cho rằng rất ô nhiễm, 20,7% cho rằng mới chỉ hơi ô nhiễm, 29,3% cho rằng ô nhiễm ở mức bình thường, môi trường không khí ở tình trạng vẫn chấp nhận được, không ai cho rằng môi trường không khí không hề bị ô nhiễm.

Biểu đồ 4.4: Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm xung quanh khu vực khai thác than

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Trong tổng số 60 hộ được hỏi ý kiến thì có 87% số hộ khẳng định ô nhiễm tiếng ồn là nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân do các xe tải siêu trường, siêu trọng vận chuyển than gây ra, nhất là vào thời điểm từ 9h đến 20h hàng ngày.

Biểu đồ 4.5: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến đời sống người dân khu vực

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Các hộ được hỏi ý kiến đều kiến nghị ngoài giải pháp trồng cây hai bên đường nhằm hạn chế tiếng ồn cần quy định và có biện pháp xử lý đối với những xe vận chuyển chạy nhanh và sử dụng còi trong khu dân cư. Bởi vì các xe vận chuyển than chạy nhanh ngoài gây tiếng ồn lớn còn làm ảnh hưởng tới các công trình của các hộ dân hai bên đường do nền đường rung rất mạnh mỗi khi có xe vận chuyển than chạy qua.

Khi tham vấn 60 hộ gia đình thuộc 9 xã/phường về vấn đề ô nhiễm bụi của quá trình khai thác và vận chuyển than, có 46 hộ (chiếm 79,3% số hộ được tham vấn) rất bức xúc về vấn đề ô nhiễm bụi trong không khí do quá trình vận chuyển than gây ra thời gian từ 7h đến 20h hàng ngày, nhất là những hộ sống từ khu vực cầu Nhị Long vào Cánh Gà và từ cầu Nhị Long đến đập Lán Tháp. Các hộ dân đều phản ánh các xe vận chuyển than chạy rất nhanh trong khu vực dân cư và không có bạt che hoặc che rất sơ sài. Hiện nay mặc dù mật độ xe vận tải than đã giảm rất nhiều so với năm trước và hàng ngày có xe phun nước rửa đường để hạn chế bụi nhưng cũng chỉ có hiệu quả tức thời, không hạn chế được ô nhiễm bụi lâu dài. Ô nhiễm bụi đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân (ăn uống, vệ sinh nhà cửa...) và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của cộng đồng

dân cư sống hai bên đường.

Như vậy, hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí ở khu vực dự án rất cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân.

Các hộ được tham vấn đều kiến nghị chính quyền cũng như cơ quan quản lý mỏ có biện pháp kiểm tra mức độ che phủ của các xe vận chuyển tại khai trường hoặc nơi nhận hàng, hạn chế tốc độ xe chạy qua khu dân cư, vệ sinh bụi than trên đường và công tác phun nước vệ sinh đường thường xuyên hơn. 85% số hộ được tham vấn đều có mong muốn có con đường vận chuyển than riêng, tránh khu dân cư để hạn chế ảnh hưởng của bụi tới sức khoẻ cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Như vậy, tiếng ồn và bụi được người dân phản ánh ô nhiễm rất nghiêm trọng, không đảm bảo sức khoẻ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân và kiến nghị cần có biện pháp hạn chế ô nhiễm đồng bộ từ phía chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan chủ quản.

4.4.2. Tổng hợp ý kiến của nhân dân đối với chất lượng môi trường nước do hoạt động khai thác than của thành phố

Nguồn nước của Uông Bí chịu ảnh hưởng chính từ mỏ than và chất thải sinh hoạt. Tại các khu vực có dân cư sinh sống, chất thải do sinh hoạt, vệ sinh đổ trực tiếp ra suối. Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước có trị số rất cao: BOD5: 274 mg/l, Coliform: 860.000 MNP/100 ml, COD: 282 mg/l.

Ý kiến của các hộ dân được tham vấn cho rằng nguồn nước suối rất ô nhiễm, đặc biệt là vào mùa mưa, nước suối rất đen và đục nhưng nhìn chung, ý kiến của nhân dân đối với hiện trạng chất lượng nước nhất là nguồn nước ngầm, nước khe trong khu vực tốt hơn môi trường khí. Đa phần người dân cho rằng chất lượng nước trong khu vực còn khá tốt, ít ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Kết quả điều tra cho thấy, các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước mặt trong khu vực chủ yếu do các hoạt động liên quan đến khai thác và vận chuyển than, một phần do nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình. Qua phỏng vấn 150 hộ gia đình, 82% số hộ khẳng định ô nhiễm nguồn nước mặt do hoạt động khai thác than, 47,5% số hộ cho rằng bụi do quá trình vận chuyển và 50% số hộ cho rằng ô nhiễm nguồn nước mặt ở Uông Bí là do nguồn nước thải sinh hoạt.

Biểu đồ 4.6: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Cộng đồng dân cư thành phố Uông Bí cho rằng mặc dù nguồn nước suối bị ô nhiễm nhưng nguồn nước ngầm và nguồn nước khe vẫn được người dân sử dụng để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không thấy có hiện tượng ô nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có 65% số hộ được phỏng vấn đều có kiến nghị chính quyền địa phương nên thường xuyên tổ chức các đoàn chuyên gia đo và kiểm tra các thông số của nguồn nước ăn, sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù nguồn nước sử dụng hàng ngày vẫn trong, không mùi nhưng người dân vẫn chưa yên tâm khi sử dụng. 71% các hộ được hỏi đều cho rằng để hạn chế ô nhiễm nguồn nước, đoạn suối trong khu vực nhà ga, nơi sàng tuyển than cần xây dựng bể lắng hoặc đập tràn để hạn chế việc vận chuyển bụi than xuống khu dân cư. 82% sô hộ được hỏi mong muốn có con đường chuyên chở than riêng, xa khu dân cư.

Biểu đồ 4.7: Ý kiên của người dân về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

4.4.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do khai thác than đến sức khỏe người dân trong khu vực

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất trong khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và dân cư xung quanh khu vực đặc biệt là các hộ dân sống gần các khu vực khai thác, chế biến than, phạm vi ảnh hưởng có thể tới bán kính 3-5 km.

- Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân địa phương

Qua điều tra cho thấy, có tới 69,3% số hộ được tham vấn (bao gồm cả những người làm thợ mỏ) khẳng định mắc các bệnh về đường hô hấp rất cao. 26,6% các hộ gia đình cho rằng bụi đã ảnh hưởng nhiều tới mắt, thường gặp nhất là bệnh đau mắt kéo dài.

Biểu đồ 4.8: Ảnh hưởng của ô nhiễm bụi tới sức khoẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Trong tổng số 60 phiếu tham vấn cộng đồng (trong số các hộ gia đình được tham vấn có cả các gia đình công nhân mỏ) có 57,3% số hộ thường xuyên bị mất ngủ, 39,3% thường bị nhức đầu và 32% số hộ cảm thấy mệt mỏi do tiếng ồn lớn và kéo dài.

Do phải sống chung với ô nhiễm tiếng ồn và bụi kéo dài, người dân ở khu vực dự án thường mắc các bệnh về đường hô hấp, thường xuyên mất ngủ và mắc một số bệnh khác như: các bệnh về mắt, da,..

Biểu đồ 4.9: Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn tới sức khoẻ

- Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sức khỏe người dân địa phương

Sức khoẻ của cộng đồng dân cư ngoài chịu ảnh hưởng do sự ô nhiễm không khí S (chủ yếu các bệnh về đường hô hấp) thì ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước cũng rất lớn. Đặc biệt là các bệnh về mắt, bệnh ngoài da, các bệnh về đường tiêu hoá.

Trong số 60 hộ được hỏi, có 70% số hộ có người bị mắc các bệnh về đường hô hấp, 58% số hộ có ngườ bị mắc các bệnh về mắt và 33% số sộ có người bị mắc các bênh ngoài da.

Biểu đồ 4.10: Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước mặt tới sức khỏe cộng đồng

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Hậu quả tất yếu của tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất tại thành phố Uông Bí là tình trạng gia tăng các loại bệnh tật và giảm sút sức khỏe của cộng đồng dân cư và người lao động. Trong nhiều năm nay, hiện tượng người dân mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa... không còn xa lạ với người dân Uông Bí, đặc biệt là các địa phương như: Vành Danh, Thanh Sơn, Yên Sơn, Phương Đông…

Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc các bệnh của người dân trong khu vực khai thác than

(Khi điều tra 100người/01phường, tại 2 phường: Phường Vành Danh và Phường Thanh Sơn)

Loại bệnh Đối tượng

mắc bệnh Tỷ lệ (%) Chi phí bình quân cho 01 bệnh/01lần điều trị (đồng)

Bệnh về đường hô hấp Trẻ em, người già 45 – 79,5 72.500 Bệnh về đường tiêu hoá Các lứa tuổi 8 – 18,5 37.200

Bệnh viêm da Các lứa tuổi 4,5– 15,6 108.600

Bệnh đau mắt Các lứa tuổi 9- 15 81.300

Bệnh còng lưng, trĩ, vôi hoá cột sống, thần kinh toạ, tai nạn nghề nghiệp..

Người già, trung

tuổi 7 – 12,3 455.800

Bệnh phụ khoa Nữ giới 13 – 25 93.700

Sảy thai, thai lưu Nữ giới 14,8 896.200

Nguồn: Tổng hợp điều tra số liệu năm 2013

Theo thống kê, cứ 100 người (cả trẻ em và người lớn) thì số người bị các bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất, tập trung chủ yếu vào viêm họng, viêm xoang. Số người bị bệnh về đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ vừa (nguyên nhân chính cũng không hẳn do nguồn nước mà là do cách ăn uống sinh hoạt thất thường của người dân). Số người bị còng lưng, trĩ, thần kinh toạ chiếm tỷ lệ thấp, đa số do làm việc quá sức, lại trong môi trường làm việc bị ô nhiễm. Cac cơ sở khai thác than người lao động thường hay mắc các bệnh như bệnh ngoài da, bệnh về phổi, viêm xoang và đặc biệt là các bệnh nghề nghiệp như còng lưng, trĩ, vôi hoá cột sống, thần kinh tọa và tai nạn trong khi lao động.

Ngày nay, tỷ lệ người dân mắc các căn bệnh hiểm nghèo và sự xuất hiện của các căn bệnh lạ đang gia tăng đã phản ánh phần nào mức độ ô nhiễm môi trường trầm trọng về nước và không khí tại các địa phương của thành phố Uông Bí. Tình trạng này chắc chắn sẽ gia tăng trong những năm tới, nếu môi

trường sống của dân cư không được cải thiện, không khắc phục được vòng luẩn quẩn: môi trường ô nhiễm => đói nghèo, bệnh tật => môi trường ô nhiễm.

Hình 4.2: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới bệnh tật và nghèo đói

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Uông Bí đang ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của lao động nông nghiệp nói riêng và sức khỏe công đồng nói chung, làm giảm năng lực sản xuất và chất lượng của lao động nông nghiệp. Từ đó ảnh hưởng tới việc định hướng sản xuất kinh doanh của nông hộ và làm giảm hiệu quả của các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hộ phải chi trả thêm nhiều khoản chi phí phát sinh do tình trạng ô nhiễm môi trường.

Qua khảo sát các hộ tại các xã như Vành Danh, Thanh Sơn, Yên Công, Phương Nam,… chúng tôi được biết, cứ 100 hộ thì bình quân có đến trên 76 hộ (các biệt có Phường Vành Danh gần 100% số hộ) mua các thiết bị lọc nước để dùng cho việc đun nấu và nước uống, còn nước sinh hoạt thì dùng nước giếng khoan, những hộ thuộc khu vực trung tâm100% số hộ sử dụng nước sạch do công ty Nước sạch Uông Bí cung cấp làm nước sinh hoạt. Nguyên nhân là do nguồn nước ngầm cũng đã bị ô nhiễm, các hộ phải trả thêm chi phí cho việc náp đạt đường ống dẫn nước sạch, khoan giếng, mua thiết bị lọc nước,… các hộ khoan thì kinh phí đắt lên mà chất lượng nước cũng không hoàn toàn được đảm bảo. Nhiều gia đình mua nước tinh khiết đóng bình để uống với giá trung bình từ 15.000đ – 30.000đ/1bình nước 20 lít, còn nước đun nấu thì lọc bằng các máy lọc mua trong nước hoặc của Hàn Quốc với giá trung bình 3-5triệu đồng/máy lọc. Trung bình khoan giếng sâu khoảng 30m

Ô nhiễm môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đói nghèo

hết 0,5-0,6 triệu đồng/giếng, nhưng nếu khoan sâu hơn thì giá cả lại cao hơn tuỳ vào yêu cầu của người dân.

Như vậy, nếu bình thường tại các khu vực khác, người dân không mất thêm chi phí để mua các thiết bị lọc và mua nước để dùng vào việc đun nấu, thì tại khu vực Uông Bí, đặc biệt là những xã có hoạt động khai thác than thì người dân đã tốn một phần lớn chi phí cho những khoản này

4.5 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

4.5.1 Định hướng và căn cứ đề xuất giải pháp

Bắt đầu từ năm 2006, thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Theo đó, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường của tỉnh cần tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường; Điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái; Phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.

Tư tưởng chỉ đạo đối với công tác bảo vệ và phòng ngừa sự cố môi truờng giai đoạn 2005 - 2010 và những năm tiếp theo của Tổng Công ty Than Việt Nam là, sẽ chuyển hẳn sang thế chủ động bảo vệ môi trường với các định hướng giải pháp sau đây:

+ Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường cho công nhân, cán bộ ngành Than sẽ được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh để ý thức bảo vệ môi trường sẽ trở thành tự giác trong mỗi người.

+ Than Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động đề xuất và phối hợp với tỉnh Quảng Ninh xây dựng các kế hoạch và dự án bảo vệ môi trường; thực hiện Dự án tổng thể khắc phục ô nhiễm môi trường do khai thác than nhiều năm ở Quảng Ninh và xây dựng các dự án khác; hợp tác trồng rừng lấy gỗ trụ mỏ với các lâm trường của Quảng Ninh. Các dự án cải tạo môi trường theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được bắt đầu thực hiện từ năm 2004 sẽ được tiếp tục. Ngoài các công trình, dự án của các đơn vị thành viên vẫn được

thực hiện theo kế hoạch môi trường hàng năm, Than Việt Nam sẽ thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 47)