2.2.1.1. Phương pháp tính lương
Hiện nay Công ty Cổ Phần đầu tư PV-INCONESS đang áp dụng hình thức trả lương theo lương cơ bản (trích nộp BHXH), lương tối thiểu, lương thời gian.
- Lương tối thiểu: là mức lương doanh nghiệp quy định trả cho mỗi nhân viên tuỳ theo tính chất công việc.
Công ty áp dụng mức lương tối thiểu cho cán bộ, công nhân viên là 830.000 đồng/tháng (Nghị định số 22/2011/NĐ- CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2011 là 830.000 đồng/tháng)
- Lương cơ bản: là lương tối thiểu x hệ số lương. Mức lương này tuỳ vào từng nhân viên là khác nhau.
Hệ số lương = Hệ số lương cơ bản + hệ số phụ cấp (nếu có) - Hệ số lương cơ bản được quy định
Bảng 2.1: Quy định hệ số lương cơ bản
Cứ sau 3 năm công tác thì hệ số lại tăng lên
- Hệ số phụ cấp chỉ có trưởng phòng, phó phòng các phòng ban mới được hưởng phụ cấp trách nhiệm : trưởng phòng: 0.3 , Phó phòng: 0.2
VD: Bà Toán là phó phòng kế toán đã làm việc được 5 năm có bằng ĐH ra trường hiện nay hệ số lương của bà Toán là 2.65, Bà Toán là phó phòng kế toán nên hệ số lương cơ bản của bà Toán là:
2.65 + 0.2 = 2.67
830.000 * 2.67 = 2365500 (đồng)
- Lương thời gian là hình thức mà lương của người lao động phụ thuộc vào lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế, thời gian làm việc thực tế là thời gian người lao động có mặt tại nơi làm việc và tham gia thực tế vào quá trình lao động.
Lương thời gian công ty quy định cho mỗi cán bộ công nhân viên là trả theo tháng làm việc. Công ty áp dụng thời gian làm việc theo chế độ nghỉ thứ 7 và chủ nhật.
Ví dụ: Trong tháng 3 có 23 ngày làm việc nhưng thực tế bà Lê Thị Toán Phó phòng kế toán công ty đi làm căn cứ vào bảng chấm công là 18 ngày có 5 ngày nghỉ ốm Lương thời gian của bà Toán được tính như sau:
2.2.1.2. Các khoản trích theo lương
Bao gồm các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
BHXH: Theo quy định trích 28,5% /tiền lương cơ bản trong đó: 20% tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8,5% người lao động phải nộp khấu trừ vào lương.
Mức đóng BHXH bằng 6% tiền lương cơ bản Mức đóng BHYT bằng 1.5 % tiền lương cơ bản Mức đóng BHTN bằng 1% tiền lương cơ bản
VD: Trong tháng 3 hệ số lương cơ bản của bà Toán là: Lương cơ bản = (2,65+0,2) x 830.000 = 2365500
Do vậy bà Toán phải trích nộp 8,5%/ tổng số lương cơ bản là 2365500 khấu trừ vào lương
Trong đó:
BHXH 6% lương cơ bản (2365500x 6%) = 141930 BHYT 1.5% lương cơ bản (2365500x 1.5%) = 35482,5
BHTN 1% Lương cơ bản (2365500x 1%) = 23655
Như vậy trong tháng 3 bà Toán phải trích khấu trừ vào lương là: 141930+ 35482,5+ 23655= 201067,5
Ngoài các khoản phải khấu trừ BHXH theo quy định, người lao động còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập vượt mức 4.000.000
2.2.1.3. Các khoản thu nhập khác của người lao động
- Các khoản phụ cấp:
Theo quy định của công ty chỉ có trưởng, phó các phòng ban mới được hưởng phụ cấp trách nhiệm và hưởng định mức quy định như sau:
Trưởng phòng mức trợ cấp là: 1.000.000đ/tháng Phó phòng mức trợ cấp là: 500.000đ/tháng
Phụ cấp ăn ca công ty quy định chung cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty, mức phụ cấp ăn ca tính theo ngày làm việc thực tế, mỗi ngày được hưởng phụ cấp 20.000đ/người * với số ngày làm việc thực tế
Như vậy bà Toán được hưởng phụ cấp ăn ca là 20.000 x 18 ngày làm việc = 360.000
Tổng thu nhập của bà Toán trong tháng là: + 360.000 + 500.000 = 4950909
2.2.1.4. Thuế thu nhập cá nhân
Mức khởi điểm chịu thuế TNCN là 4.000.000
Cách tính trích nộp thuế thu nhập cá nhân được áp dụng tính như sau: BẢNG HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ
LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN
Bậc Thu nhập tính thuế/ Tháng Thuế suất Cách tính thuế phải nộp
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 5% TNTT 2 Trên 5trđ đến 10trđ 10% 10% TNTT - 0.25trđ 3 Trên 10trđ đến 18trđ 15% 15% TNTT - 0.75trđ 4 Trên 18trđ đến 32trđ 20% 20% TNTT - 1.65trđ 5 Trên 32trđ đến 52trđ 25% 25% TNTT - 3.25trđ 6 Trên 52trđ đến 80trđ 30% 30% TNTT - 5.85trđ 7 Trên 80trđ 35% 35% TNTT - 9.85trđ
(Ban hành kèm theo thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ tài chính)
Tổng thu nhập trừ đi các khoản được giảm trừ: + Cho bản thân 4.000.000 đồng cho mỗi cá nhân
+ Cho người phụ thuộc 1.600.000 cho mỗi người phụ thuộc + Trừ đi các khoản bảo hiểm bắt buộc
Công thức tính thuế TNCN: = IF(TNTT>80000000,TNTT*0.35-9850000,IF(TNTT>52000000,TNTT*0.3- 5850000,IF(TNTT>32000000,TNTT*0.25- 3250000,IF(TNTT>18000000,TNTT*0.2- 1650000,IF(TNTT>10000000,TNTT*0.15-750000,IF(TNTT>5000000,TNTT*0.1- 250000,IF(TNTT>0,TNTT*0.05,0)))))))
VD: Bà Lê Thị Toán có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc là (đơn vị: Đồng)
4950909 - 201067 = 4749842 Bà Toán chưa có con
Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà Toán được tính như sau: Bà Toán được giảm trừ các khoản sau:
Cho bản thân là 4.000.000
Thu nhập tính thuế áp dụng bảng biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính thuế phải nộp là:
4749842 – 4.000.000 = 749842
Thu nhập tính thuế của bà Toán được áp dụng ở bậc 1 là Tổng thuế thu nhập cá nhân bà Toán phải nộp là:
749842 x 5 % = 37492
2.2.1.5. Lương thực lĩnh trong tháng
Lấy tổng thu nhập trong tháng trừ đi các khoản bảo hiểm bắt buộc, trừ thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng ra số tiền mà NLĐ thực lĩnh được.
VD:
Như vậy trong tháng 03/2010 thực lĩnh của bà Toán là: 4749842 - 37492 = 4712350
2.2.1.6. Phương pháp và trình tự tiến hành công việc lập bảng thanh toán lương phòng, ban và toàn doanh nghiệp.
Bảng thanh toán lương các phòng, ban.
Cơ sở lập: Căn cứ vào bảng chấm công, giấy nghỉ ốm, nghỉ phép… của cán bộ, công nhân viên từng bộ phận phòng, ban. Bộ phận lao động tiền lương tiến hành lập bảng thanh toán lương.
Phương pháp lập:
Lương cơ bản = Lương tối thiểu (830.000) x Hệ số lương
Khấu trừ: BHXH = Lương tối thiểu x Hệ số lương x 6% BHYT = Lương tối thiểu x Hệ số lương x 1,5% BHTN = Lương tối thiểu x Hệ số lương x 1% Thuế TNCN nếu có
Mỗi công nhân viên được ghi một dòng
Tác dụng: Giúp trả lương cho cán bộ công nhân viên trong phòng ban dễ dàng hơn và cuối tháng hạch toán lương toàn doanh nghiệp tốt hơn.
Bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp.
Cơ sở lập: Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các phòng trong công ty. Phương pháp lập: Căn cứ vào dòng tổng cộng của bảng thanh toán lương của các phòng để ghi vào bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp.Mỗi phòng ghi vào một dòng.
Tác dụng:Giúp doanh nghiệp hạch toán được lương của toàn doanh nghiệp
Bảng tính phân bổ tiền lương và BHXH
Cơ sở lập: Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các phòng ban, Căn cứ vào Giấy chứng nhận nghỉ ốm ...
Phương pháp lập
Căn cứ vào mức tiền lương cơ bản nhân (x) tỉ lệ quy định
Phản ánh số khấu trừ vào lương của nhân viên 6% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN căn cứ vào số khấu trừ trong bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đóng 16% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN, 2% KPCĐ doanh nghiệp đóng cho người lao động.