Khó khăn trong quản lý và sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 73)

3. Một số khó khăn của tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí

3.5 Khó khăn trong quản lý và sử dụng tài sản

Theo quy định hiện hành của TT 44 và TT93, chi mua sắm mới tài sản cố định thiết yếu, chi sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án đƣợc tính toàn bộ một lần vào chi cho đề tài, dự án đề tài, dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc thì tài sản đƣợc mua sắm là tài sản Nhà nƣớc. Sau khi đề tài, dự án hoàn thành, nghiệm thu và quyết toán kinh phí, tài sản này đƣợc xử lý theo các quy định hiện hành về quản lý tài sản của Nhà nƣớc (ghi tăng tài sản cho tổ chức chủ trì; điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị của Nhà nƣớc còn thiếu tài sản có nhu cầu sử dụng hoặc còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do Nhà nƣớc quy định; Tổ chức bán đấu giá để thu tiền nộp ngân sách nhà nƣớc đối với các tài sản vẫn còn sử dụng đƣợc; Thanh lý tài sản đối với các tài sản không còn sử dụng đƣợc).

Quy định này làm cho kinh phí thực hiện đề tài, dự án tăng rất lớn và chƣa khuyến khích các tổ chức KH&CN tiết kiệm kinh phí mua sắm và phần kinh phí này đƣợc coi là dễ đƣợc phê duyệt và dễ thực hiện nhất của đề tài nghiên cứu. Việc mua sắm tài sản nên đƣợc tách ra khỏi kinh phí nghiên cứu đề tài, dự án và đƣợc cấp nhƣ khoản kinh phí mua sắm, nâng cấp tài sản cố định.

TTLT 12 quy định, tổ chức KH&CN phải có phƣơng án sử dụng tài sản và tính hao mòn, tính khấu hao tài sản cố định đƣợc giao theo từng phần tài sản:

- Phần tài sản đƣợc giao sử dụng cho sản xuất kinh doanh đƣợc tính vào vốn cố định của đơn vị và phải trích khấu hao theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, tiền trích khấu hao đƣợc để lại tái đầu tƣ cơ sở vật chất của đơn vị. Đối với những tài sản sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức KH&CN có thể khấu hao nhanh trong trƣờng hợp hoạt động có hiệu quả và mức khấu hao không quá 2 lần mức khấu hao theo quy định của Nhà nƣớc, đƣợc chủ động quyết định thanh lý.

Số tiền thu từ trích khấu hao, thanh lý đối với tài sản thuộc nguồn ngân sách nhà nƣớc, nguồn tự có đƣợc bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

Số tiền thu từ trích khấu hao, thanh lý đối với tài sản thuộc nguồn vốn vay đƣợc dùng để trả vốn và lãi vay, nếu còn dƣ đƣợc dùng để bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

- Phần tài sản đƣợc giao để nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo thì phải lập phƣơng án tính hao mòn (bao gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) làm cơ sở cho việc xác định giá trị tài sản. Trƣờng hợp cho thuê tài sản này theo quy định của pháp luật để làm dịch vụ phải đƣợc sự đồng ý của Thủ trƣởng đơn vị và phải trích nộp ít nhất 30% số tiền thu dịch vụ cho thuê theo hợp đồng vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị, sau khi trừ chi phí khấu hao tài sản theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nƣớc trong thời gian cho thuê.

Thực tế rất khó phân định rạch ròi tài sản để sản xuất kinh doanh và tài sản để nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo. Hơn nữa quy định này chƣa thực sự khuyến khích các tổ chức KH&CN linh hoạt trong quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản đƣợc giao.

Ngoài ra, nhiều tổ chức KH&CN công lập nói riêng và tổ chức sự nghiệp có thu nói chung đã thực hiện trích khấu hao không khớp đúng với số

hao mòn tài sản cố định, dẫn đến việc phản ánh không chính xác sự phân bổ dần giá trị tài sản cố định TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng. Việc khấu hao tài sản có tác động trực tiếp lên các báo cáo tài chính, cụ thể là tới thu nhập chịu thuế của của tổ chức KH&CN công lập. Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của tổ chức KH&CN nên việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tổ chức KH&CN. Thực tế ở Đài THVN, chênh lệch này đối với toàn Đài hiện nay lên đến hàng trăm tỷ đồng, gây ảnh hƣởng đến việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, cũng nhƣ việc tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí hoạt động, sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)