Các loại hình tổ chức của tổ chức KH&CN công lập theo quy định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 29)

3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập ở Việt

4.1 Các loại hình tổ chức của tổ chức KH&CN công lập theo quy định

định NĐ115

Căn cứ quy định tại Luật KH&CN, NĐ 115 và TTLT 12, các tổ chức KH&CN thuộc đối tƣợng áp dụng tại NĐ 115 là các tổ chức KH&CN có tƣ

cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập, gồm tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN, đƣợc tổ chức dƣới các hình thức: viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và cơ sở nghiên cứu và phát triển khác thuộc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, các Đại học, trƣờng đại học, học viện, trƣờng cao đẳng và các Tổng công ty nhà nƣớc.

Theo NĐ 115, Nhà nƣớc cho phép các tổ chức KH&CN đƣợc lựa chọn 3 loại hình tổ chức:

4.1.1 Thứ nhất là tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chính sách phục vụ quản lý nhà nước, đƣợc ngân sách tiếp tục

đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên nhƣng sử dụng theo phƣơng thức khoán tƣơng ứng với nhiệm vụ đƣợc giao. Loại hình tổ chức này về cơ bản vẫn đƣợc nhà nƣớc “bao cấp” nhƣ trƣớc đây nhƣng với mức độ tự chủ cao hơn.

Ngày 06 tháng 4 năm 2007, Bộ trƣởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 08/2007/QĐ-BKHCN quy định về tiêu chí xác định tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách phục vụ quản lý Nhà nƣớc.

1) Tổ chức KH&CN có một trong những chức năng sau :

- Nghiên cứu cơ bản (trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật);

- Nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách;

- Nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nƣớc;

- Nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công ích của Nhà nƣớc. 2) Về đăng ký hoạt động KH&CN: Tổ chức KH&CN công lập đã đăng ký hoạt động KH&CN tại Bộ KH&CN hoặc Sở KH&CN các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ƣơng và đƣợc cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN, trong đó đã đăng ký một trong các chức năng nêu trên. Trƣờng hợp tổ chức KH&CN công lập có chức năng nêu trên đƣợc qui định trong Quyết định thành lập hoặc Điều lệ tổ chức và hoạt động nhƣng chƣa đăng ký hoạt động KH&CN thì đƣợc đăng ký bổ sung.

3) Về kết quả hoạt động KH&CN: Tổ chức KH&CN công lập trong 3 năm liền kề với năm xem xét phải có ít nhất 30% trong tổng số cán bộ nghiên cứu thuộc biên chế (mã ngạch nghiên cứu viên và kỹ sƣ) có kết quả nghiên cứu thuộc một trong những lĩnh vực sau :

- Đề tài nghiên cứu cơ bản cấp nhà nƣớc hoặc cấp bộ (tỉnh) đƣợc nghiệm thu đạt yêu cầu, hoặc nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ dịch vụ công ích của Nhà nƣớc đƣợc triển khai thành công;

- Công trình nghiên cứu khoa học đƣợc xuất bản, đƣợc công bố trên tạp chí khoa học quốc tế chuyên ngành có uy tín, trong kỷ yếu hội nghị hoặc hội thảo khoa học quốc tế;

- Đề án nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách cấp nhà nƣớc hoặc cấp bộ (tỉnh) đƣợc phê duyệt, hoặc văn bản quy phạm pháp luật về phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực đã đƣợc ban hành;

- Đề án xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực đã đƣợc phê duyệt.

4) Về tiềm lực KH&CN

- Nguồn tài chính: Trong báo cáo tài chính 3 năm liền kề của tổ chức KH&CN công lập đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc (bao gồm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc chính sách, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, nghiên cứu khoa học phục vụ dịch vụ công ích, kinh phí từ nguồn hợp tác quốc tế đƣợc quy định là ngân sách nhà nƣớc, kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc của các hợp đồng) chiếm tỷ lệ trên 70% tổng nguồn thu hàng năm của tổ chức KH&CN.

- Số lƣợng cán bộ nghiên cứu đang làm việc (mã ngạch viên chức nghiên cứu viên và Kỹ sƣ) có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ ít nhất 70% so với tổng số cán bộ viên chức hiện có (biên chế, hợp đồng không có thời hạn và hợp đồng có thời hạn từ 1 năm trở lên).

- Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất (thƣ viện và các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu) đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực chuyên môn.

4.1.2 Thứ hai là tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động, đƣợc hiểu là đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền lƣơng; tiền công; các khoản phụ cấp lƣơng; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định (gọi chung là quỹ lƣơng và chi hoạt động bộ máy), sau khi chuyển đổi vẫn là một tổ chức KH&CN hoạt động theo Luật KH&CN, đƣợc nhà nƣớc tiếp tục hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ và đầu tƣ phát triển, đồng thời nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì đƣợc hƣởng những quyền lợi khác nhƣ doanh nghiệp mới thành lập.

Tuy nhiên, Nhà nƣớc chƣa có quy định cụ thể về phân loại và cách xác định để phân loại tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí (tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động hay tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) và chƣa quy định rõ về căn cứ và cách xác định quỹ lƣơng và chi hoạt động bộ máy của tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí.

4.1.3 Thứ ba là doanh nghiệp KH&CN, đƣợc hiểu là doanh nghiệp đa sở hữu mới khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực KH&CN theo Luật Doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, bí quyết công nghệ, kết quả ƣơm tạo công nghệ, đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi cao của nhà nƣớc trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển.

Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ quy định về việc thành lập doanh nghiệp KH&CN và chính sách hỗ trợ, ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp KH&CN. Doanh nghiệp KH&CN tổ chức quản lý

và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật KH&CN. Hoàn thiện việc ƣơm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trƣờng, công nghệ năng lƣợng mới, công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ KH&CN qui định; Chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ ƣơm tạo và làm chủ. Đó là hai điều kiện bắt buộc để công nhận là doanh nghiệp KH&CN đƣợc nêu trong Thông tƣ liên tịch số 06/2008/TTLT- BKHCN-BTC-BNV giữa liên Bộ KH&CN, Nội vụ, Tài chính.

Hoạt động chính của doanh nghiệp KH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp KH&CN có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức KH&CN công lập xây dựng Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động để thành lập doanh nghiệp KH&CN dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Nội dung đề án cần làm rõ số vốn dƣới dạng tiền và tài sản (trụ sở làm việc, nhà xƣởng, trang thiết bị nghiên cứu, phƣơng tiện làm việc, diện tích đất đƣợc giao quyền sử dụng, kết quả KH&CN...) thuộc sở hữu nhà nƣớc đề nghị giao cho tổ chức KH&CN công lập để góp vốn vào doanh nghiệp KH&CN; phƣơng án sắp xếp, bố trí lại cán bộ, viên chức và một số nội dung khác theo hƣớng dẫn của Bộ KH&CN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)