Lý luận chung về hạch toán kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 35)

Các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí bắt buộc phải thực hiện tốt cơ chế hạch toán kinh tế để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.

5.1 Khái niệm về hạch toán kinh tế

- Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá nói chung, đặc biệt dùng trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thực hiện phƣơng thức quản lí hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trên cơ sở kế hoạch hoá kết hợp với sử dụng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ và áp dụng phƣơng pháp thƣơng mại. Những nguyên tắc cơ bản của HTKT là: tự chủ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh và tự chịu trách nhiệm vật chất và tài chính về kết

quả kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc bằng kế hoạch và các chính sách, các đòn bẩy kinh tế; tự bù đắp chi phí và có lãi; thực hiện chế độ khuyến khích vật chất, kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hạch toán kinh tế là phƣơng pháp quản lý kinh tế của các doanh nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các phạm trù giá trị và quy luật giá trị, đề cao trách nhiệm vật chất và quan tâm đến lợi ích vật chất của ngƣời lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

5.2 Tác dụng của hạch toán kinh tế

- Nâng cao tính chủ động sáng tạo của tập thể cũng nhƣ của từng ngƣời lao động, do đó khai thác đầy đủ các tiềm năng của doanh nghiệp;

- Kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất. Do đề cao trách nhiệm vật chất và khuyến khích bằng lợi ích vật chất, ngƣời lao động sẽ quan tâm đến kết quả lao động.

- Hạch toán kinh tế dựa trên cơ sở sử dụng các phạm trù giá trị để tính toán, lựa chọn phƣơng án tối ƣu, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh;

- Hoạt động của các đơn vị hạch toán kinh tế làm tăng thêm dung lƣợng thị trƣờng. Đối với từng doanh nghiệp, để đứng vững trong cạnh tranh phải không ngừng hạ thấp giá trị cá biệt bằng cách tăng năng suất lao động, đồng thời, quá trình này đƣa đến kết quả giảm giá trị thị trƣờng (giá trị xã hội), và do đó, hạ thấp giá cả hàng hoá.

5.3 Những nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh tế

- Lấy thu bù chi và có lãi. Đây là nguyên tắc có tính chất quyết định. Hoạt động sản xuất mở rộng đòi hỏi phải tự bù đắp đƣợc những chi phí đã bỏ ra: chi phí vật chất và chi phí về tiền lƣơng. Và không chỉ bù đắp chi phí sản xuất, mà phải đảm bảo có lãi để mở rộng sản xuất, nâng cao phúc lợi của ngƣời lao động.

“Lấy thu bù chi và có lãi” là một trong những nguyên tắc hàng đầu trong thực hiện cơ chế hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí

hoạt động. Nguyên tắc này đòi hỏi các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động phải hoạt động tài chính nhƣ một tổ chức kinh tế - thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng qua thị trƣờng nhằm mục đích sinh lời, nắm vững lý luận chung về chi phí, doanh thu và lợi nhuận.

- Tự chủ về kinh tế - tài chính. Nguyên tắc này tạo tiền đề cho sự hoạt

động của các đơn vị hạch toán kinh tế. Các tổ chức KH&CN tự tổ chức các hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính của mình nhằm khai thác những tiềm năng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngƣời lao động.

- Chịu trách nhiệm vật chất và đƣợc khuyến khích vật chất. Nguyên tắc

này đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở tự chủ về kinh tế - tài chính. Nguyên tắc tự chủ về kinh tế - tài chính quy định quyền cho các tổ chức KH&CN nhƣ là điều kiện cần cho hoạt động hạch toán thì nguyên tắc này xác định trách nhiệm vật chất nhƣ điều kiện đủ cho các đơn vị thực hiện hạch toán kinh tế. Chế độ trách nhiệm vật chất và đƣợc khuyến khích vật chất gắn chặt lao động để đóng góp với thành quả đƣợc hƣởng thụ, đồng thời kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.

- Thực hiện giám đốc bằng đồng tiền. Mọi hoạt động của tổ chức KH&CN đƣợc phản ánh trên sổ kế toán, thống kê dƣới hình thức tiền tệ. Quán triệt nguyên tắc này tức là thông qua hình thức tiền tệ để kiểm tra, giám sát các hoạt động của tổ chức. Dựa trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh tế phát hiện những mặt, những khâu bất hợp lý, gây lãng phí, thất thoát…Trên cơ sở đó đề ra biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

Hạch toán kinh tế đƣợc thực hiện trên thực tế khi quán triệt đầy đủ các nguyên tắc nêu trên. Các nguyên tắc liên hệ, vận động qua lại lẫn nhau trong thể thống nhất, vì vậy khi áp dụng chế độ hạch toán kinh tế, không thể coi nhẹ nguyên tắc này mà nhấn mạnh nguyên tắc khác.

6. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học ảnh hƣởng đến hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN

Các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí cũng nhƣ mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia phát triển sự nghiệp KH&CN; phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về KH&CN; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất; ứng dụng các thành tựu KH&CN vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Để có thể phát triển hoạt động và thực hiện tốt hạch toán kinh tế, mỗi tổ chức KH&CN phải vững những khái niệm, đặc điểm của hoạt động KH&CN từ đó lựa chọn đƣợc phƣơng án hoạt động và hạch toán kinh tế phù hợp.

Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật và sáng tạo các giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi sự vật theo mục đích sử dụng. Nói cho cùng NCKH là một hoạt động xã hội nhằm thỏa mãn về nhu cầu nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Nghiên cứu khoa học mang Tính mới, Tính tin cậy; Tính thông tin; Tính khách quan; Tính rủi ro; Tính kế thừa; Tính cá nhân; Tính phi kinh tế.

Quá trình nghiên cứu KH luôn là quá trình hƣớng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Trong NCKH không có sự lặp lại nhƣ cũ những phát hiện hoặc sáng tạo. Vì vậy, tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động KH. Tính mới của NCKH đồng thời cũng quy định một thuộc tính quan trọng khác của nghiên cứu khoa học. Đó là tính rủi ro. Một nghiên cứu cũng có thể thành công, có thể thất bại. Sự thất bại có thể có nhiều nguyên nhân: Thiếu thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vđề đƣợc đặt ra trong nghiên cứu; Trình độ kỹ thuât của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm không đủ đáp ứng nhu cầu kiểm chứng giả thiết; Sự hạn chế về năng lực xử lý thông tin của ngƣời nghiên cứu; Giả thiết khoa học đặt sai; Những tác nhân bất khả kháng…

Ngay cả khi kết quả nghiên cứu đã đƣợc thử nghiệm thành công cũng vẫn chịu những rủi ro trong áp dụng (có thể do kỹ thuật chƣa đƣợc làm chủ, khi triển khai áp dụng trong phạm vi mở rộng không thành công; hoặc khi thử

nghiệm thành công vẫn không thể đi đến quyết định áp dụng vì 1 nguyên nhân xã hội nào đó). Trong KH, thất bại cũng đƣợc xem là 1 kết quả. Kết quả này cũng phải đƣợc tổng kết, lƣu giữ lại, tránh cho các đồng nghiệp đi sau khỏi dẫm chân lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu.

Công trình NCKH do một tập thể thực hiện thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá nhân đƣợc thể hiện trong tƣ duy cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân.

Lao động NCKH rất khó định mức một cách chính xác. Những thiết bị chuyên dụng cho NCKH hầu nhƣ không thể khấu hao (tần suất sử dụng không ổn định và hầu nhƣ rất thấp, tốc độ hao mòn vô hình luôn vƣợt trƣớc rất xa so với tốc độ hao mòn hữu hình, hiệu quả kinh tế của NCKH hầu nhƣ không thể xác định).

Tính rủi ro, tính cá nhân và tính phi kinh tế là những đặc điểm quan trọng và mỗi tổ chức KH&CN cần quan tâm khi xác định giá trị sản phẩm nghiên cứu khoa học và hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN.

Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh: "Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý KH&CN, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động KH&CN". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế tài chính cho KH&CN ở Việt Nam hiện nay còn bất cập, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sáng tạo của nhà khoa học. Ðây là vấn đề đang có nhiều tranh luận, thu hút sự quan tâm của cả các nhà quản lý, nhà khoa học và xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN đang là chủ đề của những cuộc tranh luận chƣa phân thắng bại giữa các nhà quản lý và các nhà khoa học. Các nhà quản lý đánh giá đầu tƣ cho KH&CN ở Việt Nam mang lại hiệu quả không cao; còn các nhà khoa học thì cho rằng, cơ chế quản lý tài chính hiện nay đang làm lãng phí thời gian, thậm chí làm phƣơng hại đến lao động sáng tạo của giới khoa học. Các nhà quản lý cho rằng, cần phải quản lý chặt đồng vốn do Nhà nƣớc bỏ ra; còn các nhà khoa học cho rằng, họ cần có hành lang thỏa đáng để quyết định việc chi tiêu trong hoạt động của mình.

Hoạt động KH&CN là một hoạt động đặc thù, lấy sự sáng tạo làm mục đích chủ đạo, nên sản phẩm của hoạt động KH&CN gồm có ba loại:

Thứ nhất là các công bố khoa học dƣới dạng các bài báo gốc trình bày

các kết quả mới đƣợc công bố trên các tạp chí uy tín có sự phản biện của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn;

Thứ hai là các bằng phát minh sáng chế đƣợc bảo hộ trong và ngoài nƣớc bởi các cơ quan chuyên nghiệp;

Thứ ba là những nghiên cứu ứng dụng, thực chất là việc thử nghiệm các kết quả có sẵn ở điều kiện cụ thể nào đó, nhất là điều kiện trong nƣớc.

Ngoài ra, theo NĐ 115, Nhà nƣớc cho phép các tổ chức KH&CN đƣợc lựa chọn 3 loại hình tổ chức: Tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc, đƣợc ngân sách tiếp tục đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên; Tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động và Doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó phân định rạch ròi 3 loại hình tổ chức KH&CN này do hoạt động KH&CN có những đặc điểm riêng và quá trình hoạt động KH&CN gắn liền với nhau. Tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí có thể tham gia toàn bộ vào các hoạt động KH&CN hoặc có thể chuyên sâu cho một hoặc một số hoạt động KH&CN.

Những đặc thù quan trọng nêu trên ảnh hƣởng đến nguyên tắc và cơ chế đầu tƣ tài chính cho KH&CN nói chung, hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN công lập nói riêng (tác động trực tiếp đến việc xác định sản phẩm, doanh thu, chi phí, giá thành, thuế và lợi nhuận của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí).

CHƢƠNG II

HIỆN TRẠNG VÀ KHÓ KHĂN

TRONG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

CỦA TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP TỰ TRANG TRẢI KINH PHÍ 1. Một số quy định hiện hành về tự chủ tài chính của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí

Nghị định 115 và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập. Nghị định 115 ra đời, cùng với yêu cầu tự chủ, tự hạch toán kinh phí, các đơn vị khoa học đƣợc trao hàng loạt quyền. Đó là các tổ chức khoa học đƣợc quyền ký hợp đồng thực hiện các dịch vụ KH-CN; đƣợc tự chủ mời chuyên gia, các nhà khoa học nƣớc ngoài vào VN và cử cán bộ ra nƣớc ngoài công tác; đƣợc quyền quyết định việc đầu tƣ phát triển từ vốn vay, vốn huy động…Đặc biệt là việc các tổ chức khoa học và công nghệ đƣợc sản xuất, kinh doanh hàng hóa; đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; liên doanh, liên kết sản xuất với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc; xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm; tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức KH-CN.

1.1 Nguồn thu của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí

Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và hoạt động, nguồn kinh phí của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí thƣờng bao gồm các nguồn sau đây:

1.1.1 Kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp cho tổ chức KH&CN bao gồm:

a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc do các cơ quan nhà nƣớc giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và đƣợc cấp theo phƣơng thức khoán trên cơ sở hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ giữa cơ quan nhà nƣớc và tổ chức khoa học và công nghệ.

b) Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án; kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định.

c) Các nguồn kinh phí khác (nếu có).

1.1.2 Các nguồn thu sự nghiệp, bao gồm: Thu từ phí và lệ phí theo quy định; thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ; thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu sự nghiệp khác (nếu có).

Các tổ chức khoa học và công nghệ đƣợc thực hiện các quyền sản xuất, kinh doanh hàng hoá, thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; Liên doanh, liên kết sản xuất với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc; Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật; Tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ; Đƣợc quyền lựa chọn đối tác, tự quyết định hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tƣ trực tiếp, dịch vụ KH&CN với các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài theo khả năng và phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

1.1.3 Vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc

1.1.4 Nguồn tài chính khác của tổ chức KH&CN, bao gồm: Vốn khấu hao tài sản cố định; thu thanh lý tài sản đƣợc để lại theo quy định; vốn huy động của các cá nhân, vốn vay các tổ chức tín dụng; các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Nhà nƣớc khuyến khích các tổ chức KH&CN khai thác nguồn thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của tổ chức KH&CN và các nguồn thu hợp pháp khác. Tất cả các khoản thu của tổ chức KH&CN phải đƣợc thể hiện và hạch toán đầy đủ trong sổ kế toán.

1.2 Sử dụng nguồn kinh phí

Việc sử dụng các nguồn kinh phí của tổ chức khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 35)