Những hạn chế trong việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 26)

3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập ở Việt

3.3 Những hạn chế trong việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của

của các tổ chức KH&CN công lập

Bên cạnh khá nhiều quan hệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập đƣợc thiết lập và bên cạnh một số điển hình thực hiện tốt tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm diễn ra ở nƣớc ta trƣớc khi NĐ 115 ra đời vẫn còn nhiều hạn chế. Có những chủ trƣơng trao quyền tự chủ cho tổ chức KH&CN công lập đƣợc ban hành khá lâu nhƣng vẫn chƣa triển khai trên thực tế; có nhiều hiện tƣợng tự chủ diễn ra tự phát, chệch hƣớng, nhiều tổ chức KH&CN công lập hoặc trở nên trì trệ hoặc vận dụng tự chủ một cách sai lệch…

Hạn chế của tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức KH&CN công lập trƣớc hết thể hiện quan hệ tài chính đối với hoạt động KH&CN của tổ chức KH&CN công lập vẫn mang nặng tính hành chính, bao cấp; quản lý cán bộ KH&CN còn dập khuôn theo chế độ công chức Nhà nƣớc; một phần đáng kể các nhiệm vụ nghiên cứu chƣa đƣợc chuyển sang cơ chế tuyển chọn; nguồn thu chủ yếu của các tổ chức KH&CN công lập vẫn là nguồn NSNN cấp... Hoạt động của đa số các tổ chức KH&CN công lập chƣa gắn với và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, của xã hội… Đó lại chính là những nhân tố có sức mạnh to lớn duy trì cơ chế bao cấp cũ và cản trở quá trình phát triển, mở rộng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Ngoài ra, xuất hiện xu hƣớng thoát ly chức năng, nhiệm vụ, biểu hiện của hiện tƣợng tự chủ tách rời tự chịu trách nhiệm

của một số tổ chức KH&CN công lập, đó là xu hƣớng hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc nhấn mạnh thay vì hoạt động nghiên cứu, nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận ở bên ngoài đƣợc ƣu tiên đến mức sao nhãng các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, kinh phí Nhà nƣớc cấp bị sử dụng sai nguyên tắc,...

Chính các hạn chế nêu trên đã khiến cho nhiều mục tiêu về tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã đề ra không đạt đƣợc nhƣ mong muốn.

Theo đánh giá tại Chiến lƣợc phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ, chúng ta vẫn phải đối mặt với hiện tƣợng phổ biến là khoa học tách rời sản xuất, tiềm lực trong tổ chức KH&CN công lập bị lãng phí, chảy máu chất xám, nguồn vốn đầu tƣ vào hệ thống tổ chức KH&CN công lập kém phát huy hiệu quả,.... Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trƣờng đại học và doanh nghiệp. Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tƣ vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lƣờng - chất lƣợng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế. Nhìn chung, năng lực KH&CN nƣớc ta còn yếu kém, chƣa giải đáp đƣợc kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chƣa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chƣa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lƣợng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chƣa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN chƣa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức KH&CN chƣa có đƣợc đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo. Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động KH&CN, làm hạn chế khả năng lƣu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế đảm bảo để cán bộ KH&CN đƣợc tự

do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật. Chƣa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lƣơng còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN. Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chƣa tạo thuận lợi cho nhà khoa học, tổ chức KH&CN, chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc; cơ chế tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN chƣa đi liền với tự chủ về quản lý nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)