Báng 12
Ngành
1996-2003 2006-2003
2003 1996 +/- 2006 2003
Nông Lâm nghiệp 72,0 91,0 -19,0 60,6 72,0
Công nghiệp - xây dựng 8,0 4,9 +3,1 12,5 8,0 +4,5
Dịch v ụ - d u lịch 20,0 4,1 15,9 26,9 20,0 +6,9
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt 7,9%, trong đó ngành nồng nghiệp năng 5,91%: ngành công nghiệp xây dựng tăng 11,26%; Dịch vụ tăng 19,50%. Thu nhập bình quân đầu người/ nãm đạt 5,6 triệu đồng, tăng 46,8% so với năm 2000.
Tổng sản lượng lương thức quy thóc đạt 22453 tấn, tãng 14,7% so với năm 2000, bình quân lương thực đạt 450 kg/người/nãm, tăng 36,8% so với năm 1998.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006, GDP là 7,9% đó là kết quả từ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng doanh thu từ du lịch - dịch vụ và giảm bớt tỷ trọng của ngành nông nghiệp -lâm nghiệp (giảm 19% từ 91% nãm 1996 đến năm 2003 còn 72,0% và nãm 2006 chỉ còn 60,6% ), trong khi đó bình quán lương thực lại tăng điều đó chứng tỏ năng xuất và sản lượng cây trồng tăng đáng kế. Việc chuyến dịch cơ cấu kinh tế (sản xuất theo hướng hàng hoá) đã mang lại những hiệu quả kinh tế cao và mô hình kinh tế trang trại, nông - lâm -v ật nuôi đang được lãnh đạo Huyện mở rộng và có những chính sách về đầu tư hết sức hợp lý.
Các ngành khác - Ngành công nghiệp:
Ngành công nghiệp của Bắc Hà có thể nói chưa phát triển và còn nhiều yếu kém, những khoáng sản có giá trị hiện chưa được phát hiện. Hiện nay chỉ mới có 2 loại là cát và sỏi nhưng nhìn chung hiệu quả khai thác chưa cao, chú yếu là các hộ tư nhân khai thác vào mục đích xây dựng. Việc chưa quản lý được quá trình khai thác khoáng sản cũng gây ra nhiều những vấn đề bất cập cho xã hội, người dân khai thác bừa bãi đã gây ảnh hưỏng đến môi trường sống xung quanh.
Sản xuất vật liệu xây dựng cũng mới dừng lại ờ mức độ thù công, VỚI mục
đích tự cung tự cấp cho nhu cầu xây dựng tại địa phương và chất lượng cùa mặt hàng này cũng chưa cao để có thể xuất sang các thị trường lân cận. Hiện tại Bác Hà có 3
điểm khai thác vật liệu xây dựng với quy mô khá lớn: Thị trấn Bắc Hà, xã Báo nhai và xã Lùng Phình
- Các ngành nghề thủ công truyền thống: Vì là Huyện miền núi với thành phần gồm các dân tộc miển núi vì vậy một trong những ngành thủ công truyền thống cần được bảo tồn và phát huy là ngành dệt thổ cẩm vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngoài ra ngành mây tre đan cũng khá phát triển, chủ yếu tập trung theo tổ chức nhỏ hộ gia đình, sản lượng đạt trên 13000 sản phẩm / 1 năm.
- Ngành thương mại - du lịch dịch vụ
+ Về du lịch: Hiện nay việc phát triển ngành du lịch của Bắc Hà là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Lãnh đạo Huyện cũng như đường lối phát triển chung cua Tỉnh Lào Cai. Hiện trạng Bắc Hà mới được biết đến như một địa điểm tham quan nghỉ mát và đi chơi chợ và phần lớn khách du lịch thường chỉ ghé qua Bắc Hà để đi Sa Pa.
Nhận thấy tiềm năng du lịch của Bắc Hà còn rất lớn cần được khai thác một cách có hệ thống, lãnh đạo Huyện đã kết hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng một sô' các dự án phát triển du lịch của Huyện trong thời gian tới: Xây dựng các khu du lịch sinh thái (suối nước nóng, vườn cây ãn quả, các khu vực trồng hoa, trùng tu các khu di tích lịch sử ...). Kết hợp với các trung tâm khai thác du lịch tố chức các TOƯR du lịch khép kín, nâng cấp cơ sở hạ tầng như nhà nghỉ, đường x á ...
+ Thương mại và dịch vụ:
Hiện nay dịch vụ thương mại ở Bắc hà mới phát triển một cách manh mún theo tính chất cá thể, hộ gia đình. Tuy nhiên Bắc Hà cũng đang hết sức cố gắng đế có thể tạo thành các thương mại quốc doanh vươn tới các địa bàn khác trong vùng, các tỉnh trong toàn quốc và các quốc gia lân cận. Chế biến đặc sản nông sản của vùng như đào, m ận tam hoa, chè tuyết san, các sản phẩm gia cầm như gà vịt, trâu bò, lơn cắp n ắch ...Đ ặc biệt việc đăng ký thương hiệu bản quyền cho các loại đặc sản mà đặc biệt là cây m ận tam hoa hiện đang được tiến hành.
3.3 Đánh giá tình hình sử dụng
Xác định ngành nông lâm nghiệp là ngành chủ chốt cúa Huyện Bác Hà, vì vậy năm 2003 - 2006 Bắc Hà đã chú trọng vào việc phát triển ngành nóng lãm nghiệp với phương châm mở rộng diện tích đất lâm nghiệp từ khu vực đất chưa sử đụng. Đối với những khu vực đã có rừng trồng huyện chủ trương giao cho các hộ gia
đình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoặc tận dụng thêm nhũng diện tích trống, có thể canh tác được các loại cây trồng khác.
N hìn vào bảng 13 ta thấy tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 67.872ha có 9.511 hộ, 180 tổ chức sử dụng đất đai. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 48,07% (32.626,94ha), có 9.410 hộ, 14 tổ chức sử dụng.
Đất sản xuất nông nghiệp 12.752,80ha (chiếm 39,09% đất nông nghiệp) có 9.410 hộ, 13 tổ chức sử dụng; Trong đó đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là nương rẫy) diện tích lớn nhất 10.436,54 ha (chiếm 81,84% diện tích đất sản xuất nông nghiệp) có 8.385 hộ, 4 tổ chức sử dụng. Đất trồng cây lâu năm có 2.316,26 ha (chiếm 18,16% đất sản xuất nông nghiệp), có 5.892 hộ, 10 tổ chức sử dụng.
Từ sau khi tách diện tích đất vườn tạp ra khỏi đất khu dân cư, cùng với những chính sách phù hợp, diện tích đất vườn tạp đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt một sô' vùng thấp đã thâm canh nhiều loại cây trồng, như: cây ăn quả, cây rau mầu trong vườn thổ cư và đây cũng là những ý tưởng khởi điểm cho quá trình phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Bắc Hà. Việc phát triển các loại cây từ diện tích đất vườn của các gia đình đã m ang lại những nguồn thu đáng kể cho nông hộ
Đối với đất nông nghiệp việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật như giống, phân bón, thâm canh tăng vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, các loại rau, hoa thích hợp ở vùng khí hậu ôn đới đang là một lợi thế được thiên nhiên ưu đãi mà Bắc Hà cần triệt để khai thác. Các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, chè, quế; Cây ăn quả như m ận, mơ, đào, lê ... đang được coi là những cây chủ đạo không những phục vụ nhu cầu trong nước m à còn có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước lân cận cũng là một trong những hướng chính nhằm phát triển nông lâm nghiệp của Huyện.
Đất lâm nghiệp diện tích 19.865,10 ha (chiếm 29,27% tổng diện tích tự nhiên 60,89% diện tích đất nông nghiệp), có 4.387 hộ, 1 tổ chức sử dụng. Tuy vậy chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng non tái sinh chưa có trữ lượng, khả năng phòng hộ bảo vệ nguồn nước, chống xói m òn có nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc mở rộng diện tích đất rừng là m ột trong những mục tiêu chính của chương trình quy hoạch sử dụng đất Huyện Bắc Hà cho đến năm 2010. Hơn nữa lãnh đạo Huyện kết hợp với phòng nông nghiệp đã có những dự án hết sức cụ thê cho các vùng khác nhau trong Huyện như dự án trồng hồi, q uế xuất khẩu, trồng chè tuyết san ờ những v ù n g rừng khép tán và các dự án đầu tư cụ thể cho các chương trình trồng rừng và “ phủ xanh đất trống đồi núi trọc” của Chính phủ.