(đơn vị tính: triệu dỏng)
Báng 7
Các loại hình TT Tổng
Phân theo các loại hình sản xuất trang trại Cây hàng năm Cây lâu nãm Chăn nuôi Lâm nghiệp NTTS SXKD tổng hợp Tổng thu 5554,58 1562,29 1185,65 468,67 79,52 ị 2043,90 214,56 ! Giá trị sản phẩm 5037,26 1368,54 999,14 452,83 68,28 1962,80 185,67 Thu nhập 2969,07 592,99 482,50 80,37 42,68 680,47 90,08 Số thuế nộp NN 291,8 173,92 57,44 1,10 2,56 51,89 4,98 (nguồn: Tổng cục Thống kê )
Kinh tế trang trại chủ yếu tập trung và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, vì thể nguồn thu của các trang trại tập trung vào các lĩnh vực trên. Tổng giá trị sản xuất bình quân 1 trang trại là 328,18 triệu đồng, trong đó nguồn thu từ lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản là lớn nhất, sau đó đến cây hàng năm. Phân bổ trang trại theo các vùng kinh tế cho thấy:
Các trang trại phía Bắc có mức thu nhập không đồng đều, tại các tỉnh vùng đồng bằng tuy diện tích dất canh tác ít hơn nhưng lại có lợi thế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật và nhất là đất là khu vục đồng bằng nên việc bao tiêu sản phẩm rất nhanh chóng và thuận lợi.
Trang trại ở các tỉnh miền Trung, doanh thu phụ thuộc và lợi thế vị trí của từng vùng: Vùng Trung bộ có doanh thu thấp nhất vì không có những lợi thê về đất đai và khí hậu, thu nhập chủ yếu là từ các trang trại nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt; Các vùng duyên hải miền Trung và Trung bộ thì việc phát triển các trang trại cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su..đã mang lại những nguồn thu rất cao, đặc biệt vùng duyên hải miền Trung với lợi thế đường bờ biển dài và chính sách xuất khẩu các hàng thuỷ, hải sản sang các nước khác được Nhà nước hết sức quan tâm vì vậy thu nhập trung bình theo hướng thuỷ sản.
Các trang trại thuộc khu vực phía Nam có doanh thu khá cao, vùng đông nam bộ đạt 436,3 triệu chủ yếu từ lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi còn các trang trại vùng đồng bằng sông cửu long thì các trang trại trồng trọt và nuôi trồng thuý sản lại là nguồn thu chính. Như vậy tổng thu của các trang trại phụ thuộc vào từng vùng (vị trí địa lý điều kiện tự nhiên) và hướng kinh doanh cùa các trang trại, nhìn chung các trang trại vùng núi phía bắc, khu 4 cũ có quy mô tổng thu nhập thấp hơn các trang
trại ở Tây nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Quy mô các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản lớn hơn các trang trại có hướng trồng trọt.
Qua bảng trên ta cũng nhận thấy thu nhập từ các trang trại lâm nghiệp là thấp nhất (42,68 tr.đổng) do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: Các trang trại lâm nghiệp thời gian để trang trại cho thu nhập thường lâu (từ 10 năm) điều đó yêu cầu các trang trại phải bỏ vốn đầu tư nhiều, tuy nhiên giá trị sản phẩm lâm nghiệp lại thấp chính vì thế thu nhập không cao.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sản phẩm của kinh tế trang trại đã khồng dừng ở mức tự cung, tự cấp như trước hoặc chỉ để trao đổi hàng hoá thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày mà đã mang tính chất sản xuất hàng hoá với quy mô lớn . Nền kinh tế thị trường với những quy luật cung cầu khắt khe đã khiến nển kinh tế trang trại phải cải tiến rất nhiều về trang thiết bị, trình độ thâm canh cây trồng, tàng vụ nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó quá trình thu mua và chế biến sản phẩm cũng đã được hình thành và phát triển nhanh chóng nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường, chế biến các sản phấm nông sản và thủy sản đạt các chỉ tiêu xuất khẩu sang thị trư ờ n g châu  u và một s ố nước trong khu vực đang là chương trình cần đầu tư giải quyết kịp thời.
Việc lập kế hoạch, quy hoạch cho quá trình sử dụng đất và tổ chức sản xuất đang được các địa phương quan tâm và thực hiện cụ thể theo từng đơn vị hành chính và theo các mục đích sử dụng đất. Quy hoạch trang trại là một quy hoạch chuyên ngành vì vậy, đối với những khu vực có phát triển mô hình này cần phải xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực sản xuất để người dân có thể yên tâm đầu tư sản xuất tránh được những rủi ro. Đồng thòi quy hoạch phát triển TT cũng cần phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và mục tiêu phát triển của khu vực.
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU MỘT s ố MÔ HÌNH TRANG TRẠI ĐIỂN HÌNHKHU V ự c MIỂN NÚI