NGHIÊN CỨU MỘT số MÔ HÌNH TRANG TRẠI ĐIỂN HÌNH KHU V ự c MIỂN NÚ
2.2. Những đặc trưng cơ bản của các mô hình trang trại miền nú
Ở Trung du và các khu vực miền núi, do đặc điểm về điều kiện tự nhiên nên diện tích đất trống đồi núi trọc còn nhiều và đây chính la một lợi thế quan trọng cho việc phát triển các mô hình trang trại trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Các trang tại vùng Đông Bắc chủ yếu phát triển cây ăn quả như cam, hồng, mận, vải...và kinh doanh nông, lâm nghiệp trồng rừng. Còn các trang trại vùng Tây Bắc chủ yếu tập trung vào phát triển các loại cây công nghiệp như chè, cà phê và trồng rừng. Các trang tại ở đây được hình thành chủ yếu do việc giao ruộng đất cho nông dân và cán bộ, công nhân sử dụng ổn định và lâu dài.
Một số trường hợp trang trại trước là các nông, lâm trường quốc d o a n h của Nhà nước sau khi có các quy định mới của Chính phủ về việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài, đồng thời nhà nước cũng ban hành những tiêu chí mới để xác định quy mô của các trang trại đã tiến hành giao đất cho các hộ gia đình mà chủ yếu là công nhân của nông trường, lâm trường sử dụng theo đúng mục đích của nông, lâm trường. Đồng thời nông, lâm trường có trách nhiệm bao tiêu sản phẩm và các quy trình khoa học kỹ thuật khác.
Trong quá trình nghiên cứu theo chương trình hợp tác Việt Nam - Hà Lan (VNRP), tác giả Trần Đức [12] đã tổng hợp được một sô' kinh nghiệm trong việc phát triển trang trại vùng đồi núi ở một số nước Đông Bắc Á và đông Nam Á trong những thập kỷ qua như sau:
- Các trang trại ở vùng này thường hình thành trên cơ sở từ kinh tế tiếu nông sản xuất tự túc nhỏ sau đó phát triển dần lên hộ sản xuất hàng hoá từ ít đến nhiều trong trồng trọt và chăn nuôi.
- Cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm đa dạng hcm vùng đồng bằng. Các cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc là chính, gia cầm cũng khá phát triển, tuy nhiên vẫn dừng lại ở mức tự cung tự cấp hoặc dùng trong việc trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cáu sinh hoạt cùa gia đình.
- Quy mô đất đai, lao động ngày càng tăng do quỹ đất còn n h iề u , nhưng hiện nay vẫn sản xuất theo kiểu thủ công là chính việc áp dụng các máy móc hiện đại trong sản xuất cũng đang được hết sức quan tâm. Nhưng nó phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng và điều cơ bản là mức độ đầu tư của nhà nước vào các dự án nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật cho mô hình sản xuất trang trại nhất là đối với các khu vực miền núi.
- Các trang trại ngày càng được quy hoạch theo từng vùng sản xuất, phát huy thế mạnh của vùng đầu tư sản xuất theo các mô hình trang trại theo kiểu tổng hợp, kết hợp với công nghệ ch ế biến.
- Với những khu vực đồi núi gần khu dân cư đô thị, gần trung tâm thường phát triển trang trại có kết hợp với việc bảo vệ cảnh quan, môi trường, tạo vùng sinh thái phục vụ việc du lịch, nghỉ mát..
- Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành đạt trong công cuộc di dân, mở m ang các vùng kinh tế mói tại các khu vực miền núi, nơi quỹ đất còn nhiều mà chưa được khai thác hết. Đảm bảo các điều kiện cần và đủ đê phát triển trang trại như về đất đai, lao động, nguồn vốn, khoa học công nghệ, đồng thời các chính sách và biện pháp hỗ trợ cho phát triển trang trại như cung ứng vật tư. kỹ thuật, cây giống, chế biến nông, lâm sản, tổ chức thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Bảng 8
Số lượng trang trại các Tỉnh miền núi và trung du vùng Đỏng Bác
Địa phương Trang trại
Phân theo hướng sản xuất Cây hàng năm Cây lâu lăm Chăn nuôi Lâm nghiệp NTTS KD tổng họp Tổng 4704 98 127 1000 1538 1019 495 Hà Giang 154 1 25 6 87 13 22 Cao Bằng 55 40 1 4 8 2 Bắc Kạn 21 2 1 3 7 2 6 Tuyên Quang 77 6 5 3 45 4 14 Lào Cai 213 22 17 18 118 3 35 Yên Bái 319 6 11 22 234 11 35 Thái Nguyên 588 14 70 368 164 10 38 Lạng Sơn 27 7 7 12 1 Quảng Ninh 1379 103 149 198 761 168 Bắc Giang 1401 41 412 333 456 79 99 Phú Thọ 470 7 14 87 149 138 75
Số lượng trang trại ở các Tỉnh trung du và miền núi vùng Đông bắc được thể hiện qua bảng 8. Sử dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên của mình các tỉnh ở khu vực này dầu tư phát triển mô hình trang trại chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thuý sản. Đứng đầu về số lượng các TT chãn nuôi là tỉnh Thái Nguyên (368TT), Tinh Bắc Giang có số TT lâm nghiệp lớn nhất (456TT). Quảng Ninh với lợi thế đường bờ biển dài nên số TT nuôi trồng TS chiếm ưu thế (76ITT).
Ở Tây nguyên và Đông nam bộ, các trang trại được hình thành nhiều do có điều kiện thuận lợi về đất đai: Vừa có quỹ đất rộng, các điều kiện về tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê. cao su, điều...và trồng rừng. Các trang trại ra đời từ nhiều nguồn gốc khác nhau: nhân dán địa phương được giao đất trồng cây lâu năm; cán bộ, công nhân nông, lâm trường được giao đất trồng cà phê, cao su; nhân dân các nơi khác đến đây làm ân sinh sống cũng được địa phương cấp đất để canh tác...Vì có diện tích đất tự nhiên lớn nên quy mô của các trang trại tương đối rộng và người dân đa phần có kinh nghiệm trồng các loại cây này nên năng xuất và chất lượng sản phẩm cao
Sô lượng trang trại các Tỉnh Tây nguyên và Đóng Nam bộ
Báng 9
Địa phương Trang trại
Phân theo hướng sản xuất
Cây hàng năm Cây lâu lăm Chăn nuôi Lâm n g h i ệ p N T T S K D t ồ n g hợp Tổng 25652 2861 15845 4384 948 1372 242 Kon Tum 417 50 290 57 12 4 4 Gia Lai 2128 346 1703 67 10 2 Đắk Lắk 802 140 438 177 30 14 3 Đắk Nông 4647 462 4166 4 13 2 Lâm Đồng 791 75 389 240 62 12 13 Ninh Thuận 930 41 5 488 19 377 Bình Thuận 1883 238 666 348 342 214 75 Bình Phước 4440 23 4229 41 112 7 28 Tây Ninh 2053 1157 727 100 37 32 Bình Dương 1876 8 1517 235 86 10 20 Đồng Nai 3219 175 1425 1311 165 101 42 Bà Rịa-Vũng Tàu 658 36 289 159 37 132 5 TP. Hồ Chí Minh 1808 110 1 1157 23 465 52
Tuy nhiên việc quy hoạch cụ thể cho từng loại sản phấm chưa được quan tâm đúng mực vì vậy sản phẩm làm ra có khi quá thừa, khi là quá thiếu. Khâu tiếp thị thị trường còn yếu kém vì vậy thưòng bị ép giá ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và quá trình phát triển thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.