Đánh giá tổng quan về các mô hình kinh tế trang trạ

Một phần của tài liệu Xây dựng một số mô hình kinh tế trang trại ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường (Trang 27)

NGHIÊN CỨU MỘT số MÔ HÌNH TRANG TRẠI ĐIỂN HÌNH KHU V ự c MIỂN NÚ

2.1. Đánh giá tổng quan về các mô hình kinh tế trang trạ

Việc phân loại các loại hình trang trại phụ thuộc nhiều vào các yếu tô khác nhau có mang tính chất quyết định đến hướng phát triển và quy mô của trang trại, qua nghiên cứu thực tế các nhà khoa học đã dựa trên các tiêu chí sau đế phân loại trang trại:

- Phân loại theo cơ cấu sản xuất và thu nhập: là hình thức phổ biến thường được phân biệt theo thu nhập từ nông, lâm nghiệp là chủ yếu (trang trại thuần nông)

Trang trại có cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh doanh tổng hợp nhiều sản phảm trong đó có sản phẩm chủ yếu.

Trang trại có cơ câu sản xuất theo hướng sản xuất chuyên môn hoá một loại sản phẩm.

Trang trại sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc kết hợp sản xuất với ch ế biến nông sản

- Phân loại theo cơ cấu sử dụng đất đai: Cơ cấu sản xuất được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất và đặc điểm thị trường của từng khu vực. Theo cách phân loại này, có nhiều trang trại khác nhau mang tính châì kinh doanh tổng hợp: kết hợp nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp (các nước châu Á), nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp (các nước châu Âu), ở các nước mà nông nghiệp phát triển đến trình độ cao như Mỹ, Pháp, Anh, Đức...thì cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hoá trong trồng trọt, chăn nuôi và cảnh quan sinh thái du lịch.

- Phân loại theo hình thức quản lý: Phân theo loại này có trang trại gia đình, trang trại liên doanh và trang trại hợp doanh kiểu cổ phần.

- Phân loại theo hình thức sử hữu tư liệu sản xuất: đặc trưng chủ yếu cúa cách phân loại này là: người chủ trang trại có sở hữu toàn bộ hay 1 phần số tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ máy móc, lao động...thường được xuất hiện ở Mỹ, Nhật.

- Phân loại theo phương thức điểu hành sản xuất: Đối với các nước có diện tích trang trại và quy mô sản xuất nhỏ thì chủ trang trại phần lớn là người trực tiếp quan lý điều hành các công việc của trang trại phẩn lớn gắn liền với nông thôn, gia đình. Nhưng ở một số nước có nền nông nghiệp phát triển người chủ và gia đình không ớ trong trang trại nhưng vẫn trực tiếp điều hành trang trại, điều hành trang trại theo kiểu

thường xuyên hoặc định kỳ. Cũng có trường hợp người chủ trang trại thuê người khác điều hành quản lý.

Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta các mô hình trang trại được xây dựng dựa trên các tiêu chí đã liệt kê ở trên, tuy nhiên ở mỗi Quốc gia việc lựa chọn cho mình mô hình phù hợp nhất còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng khu vực, có thể phân ra một sô' mô hình trang trại cơ bản sau:

- Trang trại gia đình: Đây là hình thức trang trại phổ biến nhất tại Việt N am hiện nay cũng như hầu hết ở các nước thuộc khu vực châu Á vì quy mô trang trại thường nhỏ, hơn nữa do phong tục, tập quán kinh doanh của người dân châu Á thường tập trung theo hệ thống những người cùng huyết thống mà chủ yếu là trong cùng một gia đình, đây là kiểu trang trại độc lập vể sản xuất và kinh doanh, người chịu trách nhiệm quản lý là người có năng lực về chuyên môn, nhậy bén vói nhu cầu của thị trường và có những am hiểu nhất định về kỹ thuật. Thông thường, trong mô hình trang trại hộ gia đình, người quản lý là chủ hộ.

- Trang trại liên doanh: Là loại trang trại được hình thành do vài trang trại hợp lại thành. Những trang trại này thường có chung loại hình kinh doanh (cùng trồng một loại cây, hoặc nuôi cùng một loại con), có vị trí ở gần nhau với mục đích tãng thêm khả năng vể vốn và cơ sở vật chất để có thể cạnh tranh với các trang trại khác. Đôi tượng trong các loại trang trại này thường là người thân, cùng huyết thông, nói chung là những người trong cùng dòng tộc. Hiện nay loại hình trang trại này đang phát triển mạnh ở khu vực châu Á, ở Việt Nam do quỹ đất hẹp nên việc kết hợp các trang trại nhỏ thành 1 trang trại lớn đang được coi là một trong những phương án tối ưu vì có thể tận dụng tối đa mức đầu tư của Nhà nước.

- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là loại trang trại được tổ chức theo 1 công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sán phấm.

Loại trang trại này thường có quy mô lớn và nguồn lao động chủ yếu là thuê. Sự khác biệt giữa trang trại hợp doanh gia đình và phi gia đình là cổ phần của trang trại hợp doanh gia đình không bán trên thị trường chứng khoán còn hợp doanh khác thì có bán trên thị trường chứng khoán.

Hình thức trang trại này hiện nay đã xuất hiện ở Việt Nam sau khi có luật đất đai năm 1993, một số nông trường của nhà nước (nông trường chè, cà phê. cao su ...) đã áp dụng hình thức cổ phần hoá mà cổ đông chính là nhân viên của nóng trường, việc thuê đất của nông trường được áp dụng theo luật đất đai về thời hạn và các quy định khác. Nông trường có trách nhiệm đầu tư về giống, kỹ thuật và đầu ra cho sản

phẩm còn các cổ đông thì chụi trách nhiệm về kỹ thuật chãm sóc theo đúng yêu cầu của các nhà chuyên môn.

Loại hình trang trại này còn xuất hiện từ các tổ đổi công như ở Nam bộ góp ruộng đất, xây dựng một bộ máy điều hành, bao tiêu sản phẩm lo thị trường và phân phối lợi nhuận cho thành viên - chuyển thành HTX nông nghiệp kiểu mới. Đây là loại hình hợp tác theo nghĩa Công ty nông nghiệp vùng chuyên canh và liên hợp với quan hệ ban giám đốc điều hành và góp vốn cổ đông, ở đây là góp vốn đất đai và tiền tệ.

- Trang trại uỷ thác: Là loại hình mà chủ trang trại uỷ quyến sử dụng cho người khác theo từng vụ hay liên tục trong nhiều vụ khi họ trong một thời gian nào

đó khi họ không có nhu cầu kinh doanh loại hình này mà vẫn muốn bảo toàn vể đất đai và các cơ sở hạ tầng khác. Đây cũng là một biện pháp tích cực vừa chống lãng phí đất, vừa có thể tạo thành những trang trại lớn mở rộng quy mô sản xuất.

Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp khác với sản xuất công nghiệp là nó tác động vào sinh vật, bị phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, gặp nhiều rủi ro, do đó không phù hợp với hình thức sản xuất tập trung, quy mô lớn và việc sử dụng lao động tập trung chỉ đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại trên thế giới và ở Việt Nam chứng minh rằng kinh doanh trang trại gia đình chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối về đất canh tác cũng như khối lượng nông sán sán xuất ra.

Các loại hình trang trại ở trên ngoài sự khác biệt về tính chất và quy mồ sở hữu, còn có sự khác nhau về tính chất và quy mô sử dụng lao động. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường tất cả các loại hình trang trại trên đều cần được khuyến khích phát triển ở nước ta, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên phát triển kinh tế trang trại gia đình hơn vì ở nước ta loại hình trang trại này là loại hình chủ yếu trong nông nghiệp, lại gần gũi với kinh tế nông hộ và là một con đường quan trọng để đưa kinh tế nông hộ nước ta đi lên sản xuất hàng hoá và góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong quá trình tiến lên của mô hình trang trại gia đình, nó không đối lập với kinh tế hợp tác và kinh tế nhà nước; ngược lại, nó đòi hỏi phải tham gia vào quá trình hợp tác sản xuất bằng những hình thức phong phú và đa dạng, thực hiện liên kết liên doanh giữa các tổ chức kinh tế nhằm tăng thêm nãng lực sản xuất cùa bán thân. Điều đó nói lên tính chất mềm dẻo của kinh tế trang trại có khả năng dung nạp các hình thức sở hữu khác nhau (từ cá thể, đến tập thế và quốc doanh), các quy mó sản xuất khác nhau (từ nhỏ đến lớn), các trình độ khoa học công nghệ khác nhau (từ

thô sơ đến hiện đại). Những đặc trưng trên đã làm cho trang trại gia đình trò thành một tổ chức sản xuất hàng hoá có khả năng thích ứng trước những biến động cúa thời tiết cũng như của thị trường để đạt tới một chi phí sản xuất thấp và hiệu quả kinh tế cao. Với ưu th ế đó, trang trại gia đình có khả năng điều chỉnh một cách linh hoạt cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu kinh doanh để đáp ứng những đòi hỏi về thị hiếu của người tiêu dùng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Xu hướng phát triển các mô hình trang trai:

Hiện nay các m ồ hình trang trại ngày càng khẳng định vai trò của chúng trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả mà kinh tế trang trại mang lại đã đóng góp một phần không nhỏ trong nguồn thu kinh tế của nhà nước. Tuỳ từng khu vực, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mà xây dựng cho địa phương mình những mồ hình trang trại hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ mồi trường.

Đối với các vùng đồng bằng: Với diện tích đất canh tác khống lớn trong khi đó dân cư lai đông, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp bình quân trên đẩu ng ư ổ i thấp nên quy mồ trang trại vùng này thường nhỏ, nhưng mô hình trang tại các khu vực này thường rất đa dạng và phong phú. Các trang tại thường kết hợp theo hướng kinh doanh tổng hợp vừa trồng trọt vừa chăn nuôi.

Theo số liệu thực tế các mô hình trang trại trồng cây hàng năm ở 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sô Cửu long chiếm số lượng nhiều nhất. Do những vùng này có điều kiện tự nhiên và xã hội tương đối phát triển: thị trường tiêu thụ rộng lớn, sự vận chuyển, đi lại dễ dàng nên các sản phẩm thường bán tươi không qua chế biến. Tuy nhiên do yêu cầu của sản xuất và thị trường hiện nay cũng đã xuất hiện những cơ sở sản xuất chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, hoặc sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn như vải, nhãn, dứa, mít sấy khô hoặc đóng hộp, dưa chuột, cà chua m uối...đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đối với vùng ven biển: Đặc điểm tự nhiên vùng này là diện tích đấ: canh tác thấp, tính chất thổ nhưỡng của đất thường bị mặn hoặc lợ vì vậy cây trồng thường cho năng xuất thấp và có ít chủng loại cây thích hợp với những loại đất này. Trong những năm gần đây vùng này có xu hướng phát triển nhiêu mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ cho ĩhu nhập rất cao có thị trường tiêu thu rất lớn cả trong nước và xuất khấu.

Đối với vùng đồi núi: Các khu vực miền núi các trang trại trồng cây hàng nãm hầu như không có vì diện tích đất rất hạn hẹp, việc canh tác cây hàng năm chí nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Các trang trại trồng cây lâu năm tuy sô lượng nhiểu nhưng quy mô của các trang trại nhỏ, khoảng 2 ha. Nguyên nhân chủ yếu diện tích đất nông nghiệp nhỏ, sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn vì trình độ sản xuất thấp, cơ sở hạ tầng còn thấp kém và đặc biệt là việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn lúng túng.

Vùng này thường có diện tích đất rộng, tỷ lệ đất lâm nghiệp lớn, vì vậy các trang tại lâm nghiệp và chãn nuôi và cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm phát triển rất nhanh. Diện tích các trang trại cây lâm nghiệp và cây công nghiệp thường lớn, các trang trại cây ăn quả có diện tích nhỏ hơn nhưng thường lại cho thu nhập cao hơn.

Trong những năm gần đây một loại mô hình trang trại mới xuất hiện tại những khu vực có cảnh quan, hoặc khí hậu ôn hoà có khả năng phát triển du lịch sinh thái nên một số trang trại thường phát triển theo hướng vườn cây kết hợp với du lịch sinh thái. Đây là loại hình TT cần được quan tâm phát triển vì lợi nhuận mang lại rất cao và lại ít chụi rủi ro do điều kiện thiên nhiên mang lại, đồng thời nó cũng góp phần gìn giữ và quản bá vãn hoá các vùng miền trong cả nước cho khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số mô hình kinh tế trang trại ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)