NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÓC MÔN (Trang 27)

- Kế toán tổng hợp:

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận chung về kế toán vốn bằng tiền 3.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền 3.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vốn bằng tiền thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. Các khoản vốn bằng tiền gồm cả tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc và kim loại quý.

3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi vốn bằng tiền. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số lượng thường xuyên của thủ quỹđể đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền.

- Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền. - Tổ chức hệ thống sổ chi tiết để ghi chép, đối chiếu, kiểm tra mọi sự biến động của vốn bằng tiền.

- Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện chênh lệch, xác

định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch vốn bằng tiền.

3.1.3. Kế toán vốn bằng tiền cần tôn trọng các nguyên tắc sau

- Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. Ký hiệu quốc tế: VND

- Đối với ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụđể ghi sổ kế toán . - Nếu có chênh lệch tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ trong kỳ được ghi

- Cuối kỳ kế toán (cuối năm tài chính) chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư

ngoại tệ do có nguồn vốn bằng tiền, số nợ phải trả, số nợ phải thu phải hạch toán vào TK 413, sau đó xác định số thuần kết chuyển sang TK 515 (chênh lệch lãi) hoặc TK 635 (chênh lệch lỗ). Ngoài ra còn phải theo dõi chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”.

- Đối với vàng, bạc, kim đá quý (dùng để thanh toán mua bán) phải theo dõi số

lượng, trọng lượng, quy cách và giá trị từng thứ, từng loại và được tính theo giá trị

từng thứ, từng loại và được tính theo giá trị thực tế là giá trị thanh toán.

- Khi tính giá xuất của ngoại tệ, vàng bạc, kim đá quý cũng phải áp dụng các phương pháp tính giá (thực tế đích danh, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền).

3.1.4. Kế toán vốn bằng tiền 3.1.4.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ 3.1.4.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ

Một phần của tài liệu Luận văn: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÓC MÔN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)