- Đối với hoạt động bán buôn tại công ty:
e) Ví dụ minh họa thực tế các nghiệp vụ phải trả người bán tại công ty:
1) Ngày 09/02/2011, căn cứ vào hóa đơn số 0196869 về việc phải trả tiền vận chuyển xăng dầu cho Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại Ngọc Mẫn
Giá chưa thuế: 56.950.000
VAT 10%: 56.950.000/ (1+10%) = 5.695.000 Tiền thanh toán: 62.645.000
Kế toán ghi nhận:
Nợ TK 6417: 56.950.000 Nợ TK 1331: 5.695.000
Có TK 331B19: 62.645.000
2) Ngày 25/02/2011, công ty mua xăng M95 của công ty Xăng Dầu Khu Vực II TNHH Một Thành Viên, về nhập kho với số lượng 8.000 lít, đơn giá 14.155 đ/lít, thuế GTGT 10%, phí xăng dầu 1.000 đ/lít, chưa thanh toán tiền cho người bán.Căn cứ trên hóa đơn số AA/11P 0000150 và phiếu nhập kho số 00231, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 1561: 121.240.000 Nợ TK 1331A: 11.324.000
Có TK 3311C: 132.564.000
Thành tiền thanh toán = Tiền hàng + Phí xăng dầu + Thuế VAT đầu vào = 113.240.000 + 8.000.000 + 11.324.000
= 132.564.000
Nhận xét:
- Công ty chủ yếu đặt và mua hàng với các nhà cung cấp uy tín như công ty Xăng Dầu KHu Vực II Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên, công ty Cổ Phần Xăng Dầu Dầu Khí Sài Gòn, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thương Mại Kỹ Thuật và Đầu Tư… Do đó, nguồn cung ứng xăng dầu của công ty rất ổn định về số lượng và chất lượng.
- Việc hạch toán của kế toán không phân biệt đã trả tiền người cung cấp hay chưa đều phản ánh vào TK 3311 – “Phải trả người bán” sau đó mới ghi thêm bút toán thanh toán. Việc này làm cho số phát sinh trên TK 3311 không phản ánh trung thực tình hình theo dõi nợ phải trả.
- Phòng kinh doanh kiêm nhiệm quá nhiều khâu trong quá trình mua hàng: yêu cầu mua hàng, thực hiện mua hàng và giám sát nhận hàng.
CHƯƠNG 5