Chính sách tiền lương của Nhà máy

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY KẼM ĐIỆN PHÂN THÁI NGUYÊN (Trang 27)

V Phân loại theo chức danh

a) Chính sách tiền lương của Nhà máy

Phương pháp trả lương của nhà máy

Theo chế độ hiện hành thì các doanh nghiệp sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động theo chế độ quy định đã được kí kết với người

lao động. Với nhà máy Kẽm điện phân thì trả lương theo sản phẩm, theo thời gian.

- Lương thời gian: áp dụng với khối quản lý

- Lương theo sản phẩm): áp dụng với khối trực tiếp sản xuất.

Theo nghị định số 26/CP được tính cả phụ cấp độc hại, tính lương theo lễ, phép là thời gian mà cán bộ công nhân viên được nghỉ hưởng lương.

*) Cách tính lương theo sản phẩm:

Là hình thức trả lương theo khối lượng, số lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương quy định cho một đơn vị sản phẩm.

Việc xác định đơn giá tiền lương sản phẩm dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc được chuyển sang cho phân xưởng khác và đơn giá tiền lương quy định cho một đơn vị sản phẩm.

Hình thức trả lương theo sản phẩm: Theo hình thức này Nhà máy trả lương cho người lao động theo đơn giá sản phẩm đã được Nhà máy xác định và số lượng sản phẩm hoàn thành.

Tổng tiền lương sản phẩm =

Tổng số lượng sản

phẩm x

Đơn giá tiền lương 1 đơn vị sản phẩm Đơn giá tiền lương cho mỗi loại sản phẩm là khác nhau và tại mỗi bộ phận, mỗi tổ cũng khác nhau.

Ví dụ: Đơn giá tiền lương của một số bộ phận trong nhà máy Đơn giá tiền lương tại Phân xưởng Lò quay

Bảng: Đơn giá tiền lương tại Phân xưởng Lò quay đối với bộ phận SXTT ĐVT: VNĐ/tấn sản phẩm

Chỉ tiêu Đơn giá tiền lương Tiền lương bột kẽm 60% 1.002.000

Ngoài ra khi quản lý phân xưởng yêu cầu công nhân làm thêm giờ,

tăng ca thì Nhà máy phải trả lương cho các sản phẩm làm thêm giờ. Để tính lương cho một phân xưởng căn cứ vào:

- Phiếu nhập kho sản phẩm trong tháng và căn cứ vào đơn giá tiền lương ứng với các loại sản phẩm đã hoàn thành.

+ Đơn giá tiền lương căn cứ vào:

Thứ nhất: Thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (khối lượng).

Thứ hai: Bậc thợ trung bình tiên tiến để hoàn thành một đơn vị sản phẩm.

Tính lương cho một công nhân trực tiếp sản xuất thì căn cứ vào điểm(giờ sản phẩm) từng cá nhân và căn cứ vào tổng số tiền lương của tổ. Số lương của một công nhân = tổng tiền lương của tổ x điểm cá nhântổng điểm cả tổ

Điểm hoặc giờ sản phẩm của cá nhân do tổ đánh giá từng người căn cứ vào mức độ đóng góp sức lao động để hoàn thành công việc và trình độ tay nghề cao hay thấp hơn.

Khi thanh toán lương theo hình thức này thì lương cơ bản không có ý nghĩa trong công thức trên mà chỉ có ý nghĩa khi tính lương thời gian, lương nghỉ lễ phép.

Công thức tính như sau: Số lương nghỉ lễ,

phép =

Tiền lương cơ bản x công nghỉ lễ phép tổng số ngày công tháng

*) Cách tính lương thời gian

Áp dụng đối với nhân viên của các bộ phận văn phòng như: Phòng Tổ chức – hành chính, Phòng Kế toán – thống kê; Phòng kĩ thuật, Phòng Kế hoạch – vật tư, Phòng Hoá – KCS. Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và tháng lương theo quy định. Lương thời gian được tính như sau:

Lương cấp bậc

Lương thời gian = x

26 - Phụ cấp gồm:

+ Phụ cấp chức vụ = Hệ số phụ cấp x 1.550.000đ

VD: Hệ số phụ cấp của trưởng phòng là 0,4 của phó phòng là 0,3

+ Phụ cấp K3, độc hại: Theo quyết định của Nhà máy đối với từng công đoạn.

Tuy nhiên thu nhập của nhân viên hành chính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Công thức trên chỉ có ý nghĩa minh hoạ, thực tế ngoài điểm chức danh cho từng nhân viên, giám đốc nhà máy còn cho mỗi đơn vị phòng ban thêm một quỹ điểm riêng, điểm này được gọi là điểm khoán vì nó sẽ tương ứng với một quỹ lương nhất định và được các phòng ban chia ngược lại cho các nhân viên theo các tiêu chí khác nhau nhưng chủ yếu là:

- Công việc nhiệm vụ được giao

- Mức độ hoàn thành, trách nhiệm công việc - Ngày công đi làm thực tế

Mặt khác tùy vào tính chất công việc của các nhân viên phòng ban thì có thêm tiền công tác phí đi lại khi đi công tác, tiền Card điện thoại... hoặc nếu công việc trong đơn vị có người nghỉ không đi làm hoặc hưởng lương theo chế độ thì tiền lương khoán của đơn vị đó được chia lại cho các nhân viên còn lại.

Hình thức trả lương theo thời gian cho nhân viên phục vụ phân xưởng cũng được tính như nhân viên hành chính hoặc theo chế độ khoán cụ thể với từng công việc.

Dưới đây là mẫu bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương tại nhà máy:

SV: Trương Xuân Hiếu Lớp TN10V-QTKDA28

Số ngày làm việc thực tế trong tháng

BẢNG CHẤM CÔNGTháng 12 năm 2011 Tháng 12 năm 2011 STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ

Ngày trong tháng Quy ra công

1 2 3 … 30 31 Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương TG Số công nghỉ việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc hưởng % lương Số công hưởng BHXH 1 Nguyễn Thanh Ngọc 2,96 x x x x x 29

2 Nguyễn Thị Mai Linh 3,58 x x x x x 29

3 Chu Thị Yên 3,58 x x x x 21

4 Nguyễn Thị Lan Dung 2,65 x x x x 25

5 Hoàng Thị Khánh Vân 3,27 x x x x X 29

6 Nguyễn Thị Hồng 2,37 x x x x X 29

7 Đỗ Thị Thanh Nhàn 2,34 x x x x X 29

Ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người lập biểu T/Phòng Kế toán Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

(Nguồn: Phòng kế toán – thống kê)

Bảng thanh toán tiền lương

Đơn vị: Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên Phòng: Kế toán – thống kê

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG KÌ II (Tháng 12/2011)

STT Họ và tên Hệ số lươn g chính Hệ số PC

Lương chính Lương sản phẩm Lương P/s Lương hội

họp,PT,CĐ Lươn g lễ tết Ka 3 Phụ cấp TN Tổng số Công Điểm Thành

tiền Công Điểm

Thành

tiền Công Điểm

Thành tiền Công Thành tiền Công Thành tiền 1 Nguyễn Thanh Ngọc 2,96 0,4 29 8.212.080 8.716.789

2 Nguyễn Thị Mai Linh 3,58 0,3 29 7.654.926 7.654.926

3 Chu Thị Yên 3,58 21 5.039.889 572.000 5.611.889

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY KẼM ĐIỆN PHÂN THÁI NGUYÊN (Trang 27)

w