Sự quan tâm của lãnh đạo đối với nhân viên và người lao động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY KẼM ĐIỆN PHÂN THÁI NGUYÊN (Trang 47)

V Phân loại theo chức danh

c) Sự quan tâm của lãnh đạo đối với nhân viên và người lao động

Tại Nhà máy, hầu hết các cấp quản lý đã quan tâm đến đời sống của người lao động trong tổ chức của mình. Họ làm việc vì trách nhiệm và vì cả tổ chức mà mình đang chịu trách nhiệm quản lý. Những người này được mọi người rất tôn trọng và tín nhiệm. Họ thường xuyên thăm hỏi động viên mọi người cố gắng làm việc, cùng nhau hoàn thành công việc đã được giao. Tuy nhiên những người như vậy vẫn còn tồn tại những cá nhân rời xa tổ chức, xa người lao động, phân biệt mình là lãnh đạo, Chỉ làm việc vì trách nhiệm chứ không làm việc vì mọi người, đôi khi hạch sách người lao động.

2.3.3. Thực trạng tạo động lực lao động bằng công cụ tổ chức – hànhchính chính

Công cụ tổ chức hành chính đã được nhà máy sử dụng trong các khâu quản lý đã có hiệu quả nhất định. Hệ thống các văn bản hành chính trong nhà máy giúp mọi hoạt động có trật tự và nề nếp, người lao động dễ tiếp cận được. Các văn bản quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Nhà máy được quy định khá rõ ràng. Vì làm việc trong dây chuyền công nghiệp khép kín nên vấn đề an toàn hết sức được quan tâm, các van bản nội quy về an toàn, nội quy trong làm việc được người lao động nắm vững.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà máy được xây dựng theo mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, trực tiếp điều hành từ trên xuống

dưới, thực hiện chế độ một thủ trưởng. Như vậy sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được tiến hành một cách liên tục thống nhất từ trên xuống đưới, đảm bảo mọi kế hoạch đề ra sẽ được thực hiện một cách dễ dàng, đạt hiệu quả cao.

2.4. Đánh giá công tác tạo động lực lao đông tại Nhà máy Kẽm điệnphân Thái Nguyên phân Thái Nguyên

2.4.1. Đánh giá chung về công tác tạo động lực của Nhà máy

Tại nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên công tác tạo động lực cho người lao động đã được chú ý và thực hiện ngay tư khi Nhà máy đi vào hoạt động. Việc tạo động lực cho người lao động đã thu được những kết quả nhất định. Các công cụ tạo động lực cả kinh tế và phi kinh tế được sử dụng. Người lao động trong nhà máy đã và đang được hưởng lợi ích từ các công cụ đó. Với mức thu nhập bình quân tăng lên hàng năm, trang trải cho sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu của người lao động, các phúc lợi xã hội góp phần cải thiện cuộc sống của người lao động đã được Nhà máy quan tâm. Môi trường làm việc, điều kiện làm việc được thường xuyên đánh giá và cải thiện. Công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy đã được thực hiện xong còn hạn chế nhất định.

2.4.2. Những vấn đề còn tồn tạia) Vấn đề về tiền lương a) Vấn đề về tiền lương

Nhà máy áp dụng hai hình thức tính lương: theo sản phẩm và theo thời gian. Điều này phần nào tạo nên sự công bằng trong việc tính toán tiền lương cho người lao động. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như ở một số vị trí quản lý vẫn hưởng mức lương cao nhưng chưa tương xứng với mức độ hoàn thành công việc của mình. Và do là một đơn vị hạch toán phụ đơn giá tiền lương các sản phẩm đều do Công ty TNHH Kim loại màu Thái Nguyên ấn định, làm theo kế hoạch nên gây ra tình trạng thiếu chủ động cho Nhà máy. Nhìn chung mức lương bình quân của người lao động còn thấp. Hơn nữa trong công tác tiền lương, hình thức tính lương theo thời gian còn hạn chế, vì

hệ thống các bảng mô tả, bảng yêu cầu, bảng tiêu chuẩn công việc trong nhà máy chưa được xây dựng đầy đủ và khoa học. Do đó đánh giá hiệu quả công việc của người lao động còn nhiều vướng mắc.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY KẼM ĐIỆN PHÂN THÁI NGUYÊN (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w