5. Cấu trúc của đề tài
2.4. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính và công tác tin học hóa phục vụ
vụ đăng ký biến động quyền sử dụng đất trên địa bàn quận
Do được thành lập từ rất sớm và các phường thuộc khu vực nội thành có các đặc điểm khác nhau, mặt khác do công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền trong những năm trước thời điểm thành lập quận Ngô Quyền bị buông lỏng, thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức. Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận thì hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính mà Quận được chuyển giao tại thời điểm thành lập quận không đồng bộ và thiếu đầy đủ, một số tài liệu còn thiếu xác nhận về mặt pháp lý. Các bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/1000 của các phường được đo vào trước năm 1990, kèm theo đó là sổ mục kê đất được bàn giao lại nhưng không có đầy đủ dấu xác nhận của các cấp quản lý và đại đa số các phường không có sổ sách địa chính.
Năm 2003 Sở Địa chính thành phố bàn giao cho UBND quận bản đồ địa chính của các phường tỷ lệ 1/200 và 1/500 đo đạc năm 1999 nhưng còn thiếu sổ địa chính và sổ mục kê kèm theo. Một số phường như Gia viên, Cầu Tre chưa được đo
49
đạc phủ kín hoặc chưa có diện tích thửa. Riêng phường Máy Tơ được đo đạc lại bản đồ địa chính năm 1999 với tỷ lệ 1/200, phường Đông Khê, Đằng Giang đã được đo vẽ từ năm 1998 đến nay do có nhiều dự án triển khai và tốc độ phát triển đô thị lớn dẫn quá trình biến động đất rất lớn do vậy đề nghị được đo vẽ lại bản đồ địa chính của 02 phường này.
Trong thời gian từ thời điểm thành lập Quận đến nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hệ thống hồ sơ địa chính chưa được hoàn thiện và cập nhật biến động đầy đủ. Theo kết quả điều tra của đề tài, hầu hết các bản đồ địa chính của các phường cũng chưa được chỉnh lý biến động hoặc có điều chỉnh nhưng chưa đầy đủ.
Hệ thống hồ sơ sổ sách tại các phường đến nay đã tương đối đầy đủ nhưng việc cập nhật thường xuyên chưa có và chưa hoàn chỉnh. Hiện nay việc theo dõi biến động về sử dụng đất gặp nhiều khó khăn do bản đồ địa chính chưa được chỉnh lý kịp thời, sổ sách chưa được hoàn thiện.
Dẫn đến tình trạng trên, theo chúng tôi có một số nguyên nhân sau:
- Do quận được hình thành từ lâu, mặt khác do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong giai đoạn trước thời điểm thành lập quận bị buông lỏng, thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức.
- Lực lượng cán bộ còn mỏng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ địa chính phường còn yếu không đồng đều về lứa tuổi, việc luân chuyển cán bộ các phường trong quận ( 3 năm/ lần ) trong những thời gian đầu khi thành lập quận còn hạn chế dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên. Mặt khác, cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như giải phóng mặt bằng, xây dựng, ATGT,…
- Hệ thống văn bản pháp lý, quy định về hồ sơ địa chính thay đổi nhiều lần. Từ năm 1995 đến nay quy định về mẫu sổ sách thay đổi 3 lần.
50
Hiện nay tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của quận đã ứng dụng Hệ thống thông tin đất đai ELIS và đã nhập dữ liệu thuộc tính được 21.935 thửa đất, đã chuẩn hóa bản đồ địa chính của tất cả 13 phường từ hệ tọa độ HN- 72 sang Hệ VN- 2000. Tuy nhiên hệ thống bản đồ này chưa được chỉnh lý biến động phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và hệ thống hồ sơ địa chính. Việc cập nhật dữ liệu mới thí điểm ở hai phường Cầu Đất và Cầu Tre.
Hiện nay theo thống kê của Phòng Tài nguyên Môi trường quận, tại Phòng có 10 máy vi tính phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, tại Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất có 08 máy tính phục vụ cho công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính. Tại cấp xã, có khoảng 80% bộ phận Địa chính có máy tính sử dụng riêng, số còn lại thì dùng chung với bộ phận Tư pháp.
- Không áp dụng các phần mềm quản lý chuyên ngành nên chủ yếu các hoạt động vẫn diễn ra trên các văn bản giấy tờ, sổ sách dạng truyền thống.
Thực trạng trên cho thấy với một hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ và không hoàn thiện như trên, việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai gặp nhiều khó khăn, có thể liệt kê một số khó khăn chủ yếu như sau:
- Khó khăn đối với quản lý sử dụng đất và tra cứu thông tin đất đai của từng chủ sử dụng đất.
- Khó khăn đối với công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
- Khó khăn đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Khó khăn đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai.
- Khó khăn đối với việc cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính. - Khó khăn đối với công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.