Mua đứt thiết bị chứa đựng công nghệ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn xây dựng chiến lược Khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp (Trang 43)

CHƯƠNG V: KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ LỰA CHỌN HÌNH THỨC PHÙ HỢP ĐỂ CÓ ĐƯỢC CÔNG NGHỆ MỚ

V.3.4.Mua đứt thiết bị chứa đựng công nghệ

Một trong những hình thức phổ biến và hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam là mua đứt dây chuyền thiết bi công nghệ.3 ĐMCN theo hình thức này thường được thực hiện dưới dạng mua máy móc, thiết bị chứa đựng công nghệ. Đây là hình thức nhanh nhất để có được công nghệ mới vì công nghệ thường đã ở giai đoạn

3Cần lưu ý rằng, công nghệ trong trường hợp này thường ở dạng thiết bị công nghệ (thiết bị chứa đựng công nghệ) chứ không phải là công nghệ ở dạng thuần túy là phần mềm. Nói chung, bên bán công nghệ thường không muốn bán đứt các giải pháp, quy trình, thiết kế (phần mềm của công nghệ) nếu công nghệ đó còn có nhiều giá trị thương mại.

hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc ứng dụng vào sản xuất (Hộp 6).Vì vậy, rủi ro về công nghệ thường ở mức độ thấp.Ngoài ra, bên bán thường cung cấp các dịch vụ lắp đặt, đào tạo, vận hành thử nghiệm.Thông thường, bên bán cũng là nhà cung cấp cho nhiều khách hàng khác nhau nên chi phắ mà bên mua phải trả thường thấp hơn so với chi phắ cho việc thiết kế, chế tạo ra thiết bị công nghệ đó.

Tuy nhiên, bên mua không được xem nhẹ các chi phắ có thể phát sinh do phải dành thời gian cho công việc đào tạo, hoạt động sản xuất có thể phải tạm ngừng để phục vụ lắp đặt, vận hành thử dây chuyền máy móc, thiết bị mới mua về. Vì vậy, bên mua cần phải tắnh toán đẩy đủ toàn bộ các chi phắ cần thiết cho dự án ĐMCN.Bên bán công nghệ thường muốn bán cho nhiều bên mua nên bên mua sẽ khó có lợi thế độc quyền về công nghệ. Nhìn chung, hình thức ĐMCN này tạo ắt cơ hội cho việc xây dựng năng lực nội sinh.

Hộp 6. Mua đứt dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến thịt đóng hộp

Một doanh nghiệp thuộc loại qui mô vừa (gần 300 lao động, vốn đăng ký 20 tỷ đồng). Ba năm về trước, doanh nghiệp quyết định đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, thành lập thêm xưởng sản xuất trong khu công nghiệp ở Miền Nam. Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp vẫn là sản phẩm truyền thống: thực phẩm đóng hộp bao gồm các loại thịt, cá phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước phát triển (Mỹ, Nhật, các nước châu Âu).

Trước khi quyết định đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, doanh nghiệp đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu về công nghệ phù hợp đáp ứng yêu cầu của dự án: công suất lớn hơn, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng cao và ổn định, đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt thỏa mãn các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường để thâm nhập các thị trường khó tắnh ở nước ngoài.

Sau khoảng hơn một năm kể từ khi quyết định đầu tư công nghệ mới, doanh nghiệp đã lựa chọn nhập được một dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến thịt đóng hộp công nghệ phù hợp, đáp ứng phần lớn các tiêu chắ mà doanh nghiệp đặt ra (năng suất, chất lượng xuất khẩu, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm). Nhờ đó, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đã được cải tiến đáng kể.

Theo doanh nghiệp, việc lựa chọn hình thức phù hợp để có được công nghệ mới có ý nghĩa quan trọng. Mặc dù nhà cung cấp đưa ra một số hình thức để doanh nghiệp lựa chọn. Sau đàm phán, doanh nghiệp đã quyết định chọn hình thức mua đứt một dây chuyền thiết bị công nghệ. Việc quyết định hình thức này ở dĩ doanh nghiệp quyết định hình thức ỘMua đứt bán đoạnỢ vì hình thức này phù hợp với doanh nghiệp ở các yếu tố sau:

- Năng lực công nghệ của doanh nghiệp còn khiêm tốn. Mặc dù đã có thời gian khá lâu hoạt động sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, song doanh nghiệp cho biết nhân lực có trình độ để tiếp thu, thắch nghi, R&D và làm chủ công nghệ trong doanh nghiệp còn rất thiếu và yếu. Điều này là một rủi ro khá lớn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn hình thức chuyển giao khác trong khi yêu cầu của hình thức ỘMua đứt bán đoạnỢ là phù hợp với doanh nghiệp. Thêm nữa, bên bán công nghệ đã có các dịch vụ đi

kèm hỗ trợ về kỹ thuật (lắp đặt, vận hành, v.vẦ) và đào tạo khá đầy đủ và hiệu quả.

- Rút ngắn thời gian tung sản phẩm ra thị trường. Do là công nghệ đã áp dụng thành công ở khá nhiều nơi kèm theo đòi hỏi về năng lực công nghệ của doanh nghiệp tiếp nhận không cao và cùng với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo của bên bán nên sau khi công nghệ, thiết bị được lắp đặt và vận hành ổn định, doanh nghiệp đã có thể tập trung vào sản xuất rất nhanh và kịp thời tung ra sản phẩm với chất lượng ổn định đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây có thể coi là yếu tố rất hấp dẫn đối với DNN&V mục tiêu sớm ổn định sản xuất và thu hồi vốn đầu tư.

- Mức độ rủi ro kỹ thuật ở mức thấp. Xác định rõ hình thức ỘMua đứt bán đoạnỢ thường áp dụng cho các công nghệ đã ứng dụng ổn định trên thị trường cũng có nghĩa khả năng áp dụng công nghệ thành công cao là một trong những ưu tiên của doanh nghiệp. Thêm nữa, việc doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước khá ổn định cũng phần nào tác động đến quyết định lựa chọn của doanh nghiệp. Khách hàng quen thuộc, nhu cầu về chất lượng và số lượng sản phẩm cao, khắt khe song rất ổn định đã giúp doanh nghiệp yên tâm về nguồn tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy hình thức này đã giúp doanh nghiệp tăng trưởng sản xuất rất mạnh.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn xây dựng chiến lược Khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp (Trang 43)