CHƯƠNG V: KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ LỰA CHỌN HÌNH THỨC PHÙ HỢP ĐỂ CÓ ĐƯỢC CÔNG NGHỆ MỚ
V.3.2. Mua và làm chủ một số công nghệ hợp phần
Thực chất của hình thức này là việc mua một số công nghệ thành phần đã được áp dụng thành công ở đâu đó để kết hợp với hệ thống công nghệ, dây chuyền thiết bị sẵn có của doanh nghiệp nhằm tạo sản phẩm hoặc quy trình mới.
Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn, đàm phán để mua được công nghệ thắch hợp.Yêu cầu quan trọng là có năng lực để hoàn thiện các công nghệ mua về thành các giải pháp công nghệ hoàn chỉnh cho nhu cầu cụ thể của mình.
Hình thức này cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phắ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, cũng cần tắnh đến các chi phắ tìm kiếm, dịch vụ kỹ thuật và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động sản xuất thử nghiệm, v.v... Mặt khác, rủi ro công nghệ thấp hơn (so với tự nghiên cứu và chế tạo toàn bộ) do công nghệ mua về đã được ứng dụng thành công trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, những trường hợp thất bại thường do không nắm rõ nguyên lý công nghệ, lĩnh vực ứng dụng và mối quan hệ tương tác giữa công nghệ và lĩnh vực ứng dụng của công nghệ trong các trường hợp khác nhau.
Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức này thường có ắt khả năng nhận được hỗ trợ từ các nhà cung cấp. Vì vậy, đội ngũ kỹ sư phải tự làm việc trực tiếp với công nghệ
Hai thách thức quan trọng khi lựa chọn hình thức RE là sản phẩm mới không có lợi thế cạnh tranh về công nghệ và khả năng xâm phạm quyền SHTT.
Để thành công, đòi hỏi sản phẩm mới phải ưu việt hơn (về thiết kế, thuộc tắnh) so với sản phẩm gốc. Vì vậy, cần xác định rõ những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm hoặc thiết bị cần RE, đồng thời có các giải pháp thắch hợp để khắc phục những điểm yếu.
Trong mọi trường hợp, cần chuẩn bị các phương án thắch hợp để giải quyết các tranh chấp có thể nảy sinh liên quan đến quyền sở hữu trắ tuệ.
Một số kinh nghiệm thành công ở Việt Nam cho thấy, trong trường hợp chế tạo sản phẩm, thiết bị trên cơ sở sáng chế không được bảo hộ ở Việt Nam, thì ngay cả khi không được sự đồng ý của chủ sáng chế, có thể vẫn không bị coi là vi phạm quyền SHTT. Khả năng vi phạm quyền SHTT chỉ khi xuất khẩu sản phẩm, thiết bị đó sang các nước khác, nơi sáng chế đó được bảo hộ.
mới, do đó thúc đẩy nâng cao năng lực học hỏi về kỹ thuật. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần có kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình ứng dụng vào sản xuất.