Xét nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất,tinh thần và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở trẻ suy giáp trạng bẩm sinh tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 32)

1.8.1. Xét nghiệm đặc hiệu:

Để chẩn đoán xác định SGTBS, bệnh nhân cần đ−ợc làm các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp kết hợp với ghi hình tuyến giáp.

- Định l−ợng nồng độ T4 toàn phần trong máu giảm <50 nmol/l: Rất hiếm giảm về 0, có khi chỉ hơi giảm. Sự thay đổi của T4 tuỳ thuộc vào nguyên nhân và thời gian bị bệnh.

- Định l−ợng nồng độ T3 toàn phần máu giảm: Nếu thấy T3 giảm nhiều là bệnh nặng, có khi T3 bình th−ờng hoặc chỉ thấy T3 giảm ít.

- Định l−ợng nồng độ TSH máu tăng >20μUI/ml: gặp trong suy giáp trạng tiên phát, nếu làm nghiệm pháp TRH thấy TSH bình th−ờng hoặc tăng nhẹ, nh−ng TSH vẫn đáp ứng mạnh với TRH khi làm nghiệm pháp.

TSH máu giảm: Gặp trong suy giáp trạng thứ phát. Đôi khi TSH giảm do vùng d−ới đồi hoặc do tuyến yên: khi tiêm TRH thấy TSH tăng là do tổn th−ơng vùng d−ới đồi, sau khi tiêm TRH không thấy TSH thay đổi chứng tỏ thiếu TSH do tuyến yên.

- Xạ hình tuyến giáp: Xạ hình tuyến giáp có thể phát hiện đ−ợc SGTBS do vô năng tuyến giáp hoặc lạc chỗ tuyến giáp hoặc suy giáp trạng mà tuyến giáp vẫn còn ở vị trí bình th−ờng [6],[10].

1.8.2. Xét nghiệm không đặc hiệu:

- X quang: Chụp Xquang các x−ơng để đánh giá sự phát triển của x−ơng. Đây là biểu hiện hằng định, đặc tr−ng và th−ờng gặp trong suy giáp trạng. Xét nghiệm này không chỉ có giá trị chẩn đoán mà còn phản ánh mức độ nặng của bệnh và thời gian mắc bệnh.

X−ơng chậm tr−ởng thành, tổn th−ơng toàn thân, đối xứng và biểu hiện sớm, th−ơng tổn các điểm cốt hoá ở các đầu x−ơng dài, x−ơng cổ tay, x−ơng cổ

chân, loạn sản các đầu x−ơng. Điểm cốt hoá xuất hiện muộn, đôi khi chỉ có một điểm đơn độc lỗ chỗ hoặc nhiều điểm nhỏ rải rác.

X−ơng sọ: Chậm liền thóp và các khớp sọ. Đậm đặc x−ơng ở đáy sọ và quanh 2 hố mắt tạo "hình kính". X−ơng b−ớm chậm phát triển nên đáy sọ ngắn. Các thông bào x−ơng chũm, x−ơng đá chậm phát triển, hố yên có thể rộng.

- Phản xạ đồ gân gót: Kéo dài hơn bình th−ờng. - Huyết đồ: Thiếu máu đẳng sắc.

- Điện tâm đồ: Thay đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân rất phong phú, nhịp xoang chậm, PQ kéo dài, biên độ sóng P thấp và phức hợp QRS giảm, đoạn ST và sóng T dẹt, 2 pha [3], [16], [19],[20].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất,tinh thần và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở trẻ suy giáp trạng bẩm sinh tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)