Đặc điểm của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất,tinh thần và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở trẻ suy giáp trạng bẩm sinh tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 72)

4.1.1. Tuổi lúc chẩn đoán

Trong 142 tr−ờng hợp SGTBS do loạn sản tuyến giáp đ−ợc chẩn đoán và điều trị từ năm 1999- 2009, có 25 tr−ờng hợp đ−ợc chẩn đoán d−ới 3 tháng tuổi chiếm 17,6%, trong đó có 7 truờng hợp đ−ợc chẩn đoán ở giai đoạn sơ sinh chiếm 4,93%. Có 74/142 ( 52,1%) tr−ờng hợp đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 1 tuổi và 68/142 (47,9%) tr−ờng hợp chẩn đoán sau 1 tuổi (kết quả ở bảng 3.1).

So với các tác giả trong n−ớc, tỷ lệ trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán sớm của chúng tôi cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Hoàn, theo tác giả trong 83 bệnh nhân SGTBS chỉ có 7,2% tr−ờng hợp đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng tuổi và chỉ có 38% đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 1 tuổi [4]. Tỷ lệ trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán sớm của chúng cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Hồ Anh Tuấn, theo tác giả trong 240 bệnh nhân SGTBS chỉ có 9,2% trẻ đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng tuổi, 1,25% đ−ợc chẩn đoán trong giai đoạn sơ sinh. Sở dĩ kết quả của chúng tôi cao hơn là do sự nhận thức về bệnh SGTBS của nhân viên y tế, do từ năm 2000 CTSLSS đã bắt đầu đ−ợc triển khai thí điểm đầu tiên là tại Hà Nội sau đó đ−ợc nhân rộng dần ra nhiều tỉnh thành trong cả n−ớc, bên cạnh đó xã hội ngày càng phát triển thì nhận thức về sức khoẻ của ng−ời dân ngày càng cao nên tỷ lệ trẻ đ−ợc chẩn đoán và chẩn đoán sớm cao.

So với các tác giả trên thế giới, tỷ lệ trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán sớm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn: Theo Hsiao tại Đài Loan (1999) tỷ lệ trẻ đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng là 19,5% [47], theo Daoud tại Kuwait (1989) tỷ lệ trẻ đ−ợc chẩn đoán trong giai đoạn sơ sinh là 28%[31], theo Raiti tại Anh

(1971) tỷ lệ trẻ đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng là 28,4%[65], Chiesa nghiên cứu 100 trẻ tại Argentina (1994), tỷ lệ đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng là 39%[29]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với một số n−ớc trên thế giới (bảng 4.1) vì CTSLSS ở các n−ớc trên đã đ−ợc triển khai sớm hơn ở Việt Nam nên tỷ lệ trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán ở thời kỳ sơ sinh cao hơn.

Bảng 4.1: So sánh tuổi lúc chẩn đoán với một số tác giả khác.

Tác giả Địa điểm

Năm công bố n Tỷ lệ chẩn đoán tr−ớc 3 tháng tuổi Tỷ lệ chẩn đoán sơ sinh Daoud[31] Kuwait 1989 25 28%

Hsiao[47] Đài loan 1999 83 19,5%

Raiti[65] Anh 1971 141 28,4% 6,4%

N.T.Hoàn[4] Viện Nhi 1993 83 7,2%

H.A.Tuấn[17] Viện Nhi 2001 240 9,2% 1,2% L.T.T.Huyền Bệnh viện Nhi TW 2009 142 17,6% 4,93%

4.1.2. Giới

Biểu đồ 3.1, cho thấy trẻ gái mắc SGTBS nhiều hơn trẻ trai. Trẻ gái chiếm 61,3%, tỷ lệ nữ/ nam là 1,6/1. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả khác nh− Hồ Anh Tuấn (2001), khi nghiên cứu 240 trẻ SGTBS, tỷ lệ nữ/ nam là 1,69/1 [17], Nguyễn Thị Hoàn (1993) khi nghiên cứu 83 tr−ờng hợp SGTBS, theo tác giả tỷ lệ nữ/ nam là 1,5/1 [4] và theo Võ Thu Lan (2000) tỷ lệ nữ/ nam là 1,34/1 [6].

So sánh với các tác giả n−ớc ngoài: Vela và cộng sự (1999) khi tiến hành CTSLSS ở Mexico có 464 trẻ SGTBS, tỷ lệ trẻ gái chiếm 64,4% [82]. Năm 2007, tại Hà Lan Kempers M.J.E nhận xét rằng tỷ lệ trẻ gái SGTBS là 65% [51]. Năm 2008, trong nghiên cứu của Jones và cộng sự, các tác giả nhận thấy rằng tỷ lệ SGTBS ở nữ gấp đôi ở nam [50].

Nh− vậy tỷ lệ trẻ gái SGTBS cao hơn trẻ trai, điều này cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả trong và ngoài n−ớc, nh−ng chúng tôi cũng nh− các tác giả khác, ch−a lý giải đ−ợc tại sao SGTBS nữ gặp nhiều hơn nam [4],[6],[21],[50],[51],[82].

4.1.3. Nguyên nhân:

Trong 142 bệnh nhân SGTBS do loạn sản tuyến giáp của chúng tôi có 75 bệnh nhân lạc chỗ tuyến giáp chiếm 52,8%, 63 bệnh nhân không có tuyến giáp chiếm 44,4%, có 4 bệnh nhân thiểu sản tuyến giáp chiếm 2,8% (kết quả ở bảng 3.2).

Theo Võ Thị Thu Lan (2000), tỷ lệ SGTBS do lạc chỗ tuyến giáp là 67,4%, không có tuyến giáp là 25,3% và thiểu sản tuyến giáp là 7,2% [6].

Nh−ng so với nghiên cứu của nguyễn thị hoàn (1993) trong 11 bệnh nhân đ−ợc ghi hình tuyến giáp tất cả đều không có tuyến giáp [4].

So với các tác giả nh− Devos.H và cs (1999), ở Canada trong 178 trẻ SGTBS do loạn sản tuyến giáp đuợc chụp xạ hình có 141 trẻ lạc chỗ tuyến giáp chiếm 79%, 36 trẻ không có tuyến giáp chiếm 25,5%, chỉ có 1 tr−ờng hợp thiểu sản tuyến giáp chiếm 0,05% [32]. Trong nghiên cứu gần đây của Ng. S. M, Wong. S.C và cs (2007), ở Anh trong 117 trẻ SGTBS do loạn sản tuyến giáp có 39 trẻ không có tuyến giáp chiếm 33,3%, 78 trẻ lạc chỗ tuyến giáp chiếm 66,7% [61].

Sự di chuyển phần cấu trúc tuyến giáp đến vị trí cố định tr−ớc cổ, xảy ra vào ngày thứ 40- 50 của thời kỳ thai nghén, tr−ờng hợp tuyến giáp lạc chỗ là do sự di chuyển chậm phần cuối hoặc bị chấn th−ơng hoặc do sự phát triển bất th−ờng của dây giáp l−ỡi giữa ngày thứ 40- 50 của thai. Trong nghiên cứu này chúng tôi ch−a lý giải đ−ợc tại sao SGTBS do lạc chỗ tuyến giáp lại chiếm −u thế hơn trong suy giáp do loạn sản tuyến giáp.

Nh− vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng nh− nghiên cứu của Võ Thị Thu Lan và các nghiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài tỷ lệ trẻ SGTBS do lạc chỗ tuyến giáp gặp nhiều nhất, do thiểu sản tuyến giáp gặp ít nhất trong SGTBS do loạn sản tuyến giáp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất,tinh thần và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở trẻ suy giáp trạng bẩm sinh tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 72)