Sự Phát triển thể chất tinh thần của trẻ SGTBS tr−ớc điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất,tinh thần và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở trẻ suy giáp trạng bẩm sinh tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 75)

điều trị

4.2.1. Sự phát triển thể chất

4.2.1.1: Cân nặng

Kết quả bảng 3.4 cho thấy cân nặng của trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng trong giới hạn phát triển bình th−ờng, còn những trẻ càng chẩn đoán muộn cân nặng càng thấp hơn so với trẻ bình th−ờng ( so sánh với chỉ số của ng−ời Việt Nam bình th−ờng thế kỷ XX).

Biểu đồ 3.2 cho thấy: trẻ đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng tuổi cân nặng tính theo SDS > 0, nhóm trẻ đ−ợc chẩn đoán trong độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi cân nặng tính theo SDS < -1,5, nhóm trẻ chẩn đoán sau 5 tuổi cân nặng tính theo SDS < -2.

Trong nghiên cứu của chúng tôi cân nặng tính theo SDS cao hơn so với nghiên cứu của nghiên cứu của Hồ Anh Tuấn [17], có thể là do tỷ lệ trẻ đ−ợc chẩn đoán trong giai đoạn sơ sinh và tr−ớc 3 tháng tuổi của chúng tôi cao hơn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàn tất cả trẻ SGTBS đều có cân nặng giảm d−ới -2SD [4]. Có thể do tỷ lệ trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng của chúng tôi cao hơn, đặc biệt có 7 trẻ đ−ợc chẩn đoán ở thời kì sơ sinh.

So với các tác giả n−ớc ngoài: trong nghiên cứu của Bucher cân nặng tính theo SDS tr−ớc điều trị giao động từ -1,3 đến 0,25 [26], theo Ru- lai Yang và cộng sự (2006) nhóm trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng cân nặng tính theo SDS > 0 và nhóm trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán sau 1 tuổi cân nặng tính theo SDS < - 1 [70].

Thyroxin có tác dụng lên sự co bóp của ruột, chuyển hoá lipid và chuyển hoá protid. Ngoài ra thiếu thyroxin làm cho da, niêm mạc đặc biệt là niêm mạc đ−ờng tiêu hoá bị thâm nhiễm chất nhầy chứa nhiều polysaccarit acid hút n−ớc nên làm giảm hấp thu thức ăn. Vì vậy nếu thiếu hormon giáp trạng mà không đ−ợc bổ sung kịp thời làm cho ng−ời bệnh chán ăn, hấp thu kém dẫn đến suy dinh d−ỡng.

Nh− vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng nh− nghiên cứu của một số tác giả khác, cân nặng tr−ớc điều trị của trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng ch−a bị ảnh h−ởng, còn những trẻ càng đ−ợc chẩn đoán muộn hơn cân nặng càng chậm phát triển.

4.2.1.2. Chiều cao:

Tất cả 142 bệnh nhân SGTBS trong nghiên cứu của chúng tôi đều có chiều cao tr−ớc điều trị thấp hơn bình th−ờng. Nhóm đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng tuổi chiều cao ở mức chậm phát triển nhẹ (SDS chiều cao: - 0,36± 0,77), nhóm chẩn đoán trong độ tuổi từ 3 tháng - 12 tháng chiều cao chậm phát triển vừa (SDS chiều cao: -1,72 ± 1,11), nhóm trẻ đ−ợc chẩn đoán trong độ tuổi từ 1- 5 tuổi chiều cao chậm phát triển nặng (SDS chiều cao: -2,65 ± 1,6) và đặc biệt ở nhóm trẻ chẩn đoán muộn sau 5 tuổi SDS chiều cao là - 4,28 ± 2,09. Sự

khác biệt về chiều cao tr−ớc điều trị giữa các nhóm là có ý nghĩa thông kê với p < 0,01 (kết quả ở bảng 3.3 và bảng 3.9).

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàn 100% bệnh nhân SGTBS đều có chiều cao thấp d−ới - 2SD so với trẻ bình th−ờng [4]. Theo Hồ Anh Tuấn tất cả trẻ SGTBS đều có chiều cao thấp so với trẻ bình th−ờng, SDS chiều cao trung bình của nhóm chẩn đoán ≤ 3 tháng tuổi là - 0,86, nhóm chẩn đoán từ 4- 12 tháng là -1,76, nhóm chẩn đoán từ 1- 5 tuổi là - 3,54, nhóm chẩn đoán sau 5 tuổi là - 4,52 [17].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả trên thế giới: Ranke nghiên cứu 20 trẻ SGTBS tuổi từ 1,2 đến 10,1 tuổi, có SDS chiều cao tr−ớc điều trị là - 3,1± 0,8 [66]. Kết quả nghiên cứu của Chiesa cũng co thấy SDS trung bình chiều cao của trẻ SGTBS tr−ớc điều trị từ - 4,13± - 0,25 [29]. Theo nghiên cứu của Burcher SDS chiều cao của các nhóm tr−ớc điều trị giao động từ - 3,8 đến 0,15 [26].

Nh− vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi t−ơng tự các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài n−ớc, chiều cao của trẻ SGTBS tr−ớc điều trị thấp hơn trẻ bình th−ờng cùng lứa tuổi, điều này phản ánh rõ suy giáp trạng tiên phát ảnh h−ởng đến sự phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao, trẻ SGTBS càng chẩn đoán muộn thì chiều cao càng chậm phát triển, bởi vì thyroxin có tác dụng kích thích phát triển sụn ở các đầu x−ơng, thúc đẩy quá trình cốt hóa đặc biệt là x−ơng dài.

4.2.1.3. Tuổi x−ơng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 70 bệnh nhân đ−ợc chụp tuổi x−ơng tr−ớc điều trị, các nhóm chẩn đoán muộn sau 3 tháng có > 95% bệnh nhân, tuổi x−ơng phát triển chậm so với tuổi thực (kết quả ở bảng 3.10).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàn [4], nghiên cứu của Hồ Anh Tuấn [17]: trẻ SGTBS tuổi x−ơng chậm phát triển so với tuổi thực.

So với các tác giả trên thế giới: khi nghiên cứu 29 trẻ SGTBS Pantisiotou (1991) thấy tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 8,8 tuổi, tuổi x−ơng chỉ 5,4 tuổi [62], theo nghiên cứu của Bucher (1995) tuổi x−ơng của trẻ SGTBS đều chậm hơn so với tuổi thực [26]. Nghiên cứu của Chiesa (1994), tuổi x−ơng của trẻ SGTBS đều chậm phát triển hơn so với tuổi thực.

T3, T4 cùng với GH kích thích sự truởng thành của x−ơng, kích thích sự phát triển của x−ơng theo chiều dài, làm tăng huỷ x−ơng và tăng tái tạo x−ơng mới. Vì vậy nếu thiếu T3, T4 sẽ làm cho x−ơng chậm cốt hoá, tuổi x−ơng sẽ chậm so với tuổi thực.

Nh− vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng nh− nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài n−ớc, tuổi x−ơng của trẻ SGTBS chậm phát triển hơn so với tuổi thực.

4.2.1.4. Tuổi dậy thì.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 5 trẻ đ−ợc chẩn đoán sau 13 tuổi. Tất cả 5 trẻ đều ch−a thấy xuất hiện các đặc tính sinh dục phụ dậy thì. Nh− vậy SGTBS chẩn đoán muộn sẽ gây chậm phát triển dậy thì [18].

Trong SGTBS có sự giảm hormon tăng tr−ởng, rối loạn chuyển hoá protid, chuyển hoá lipid kèm theo sự chậm phát triển. Nếu không đ−ợc điều trị sớm, ngoài sự chậm phát triển về thể lực còn làm cho trẻ chậm dậy thì, ảnh h−ởng đến quá trình sinh sản sau này của trẻ.

4.2.2. Sự phát triển tinh thần.

Trong 142 bệnh nhân SGTBS do loạn sản tuyến giáp của chúng tôi chỉ có 44 bệnh nhân đ−ợc làm IQ hoặc DQ tr−ớc điều trị thì chỉ có nhóm đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng có chỉ số DQ phát triển bình th−ờng, còn các nhóm chẩn đoán muộn hơn đều có chỉ số IQ (DQ) chậm phát triển (kết quả ở bảng 3.15) .

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Hồ Anh Tuấn, theo tác giả chỉ có trẻ SGTBS đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng có chỉ số DQ bình th−ờng [17].

Raiti khi nghiên cứu 141 trẻ STBS đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 2 tuổi, ông cho rằng chỉ có trẻ đ−ợc chẩn đoán tr−ớc 3 tháng tuổi sự phát triển tâm thần là tốt nhất [65]. Theo Rovet chỉ số DQ sẽ giảm trung bình 5 điểm cho mỗi tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất,tinh thần và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở trẻ suy giáp trạng bẩm sinh tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)