Quốc gia cổ Chămpa.

Một phần của tài liệu giáo án lịch sử lớp 10 (Trang 29)

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

2. Quốc gia cổ Chămpa.

* Kiến thức: Quá trình hình thành và đời sống văn hóa, tinh thần của nhà nước Chămpa.

* Tổ chức: GV dùng lược đồ Giao Châu và Chăm pa thế kỉ VI đến X để xác định địa bàn Chămpa, sau đó chia nhóm và phân nội dung thảo luận

+ Nhóm 1: Quá trình hình thành nhà nước Chămpa + Nhóm 2: Tìmh hình kinh tế, chính trị.

+ Nhóm 3: Tình hình xã hội, văn hoá.

- HS thảo luận cử đại diện trả lời, GV nhận xét bổ sung và kết luận.

- HS quan sát ảnh khu di tích Mĩ Sơn, tháp Chàm -> nhận xét kĩ thuật xây tháp của người Chămpa.

- GV nhấn mạnh văn hoá Chămpa chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Ấn Độ ntn?

Hoạt động 3: Cá nhân

- GV thuyết trình kết hợp sử dụng lược đồ giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về thời gian ra đời phạm vi lãnh thổ thành phần dân cư Phù Nam. - PV: Tình hình kinh tế, văn hoá xã hội của Phù

Nam?.

- Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh, cuối thế kỉ II Khu Liên thành lập quốc gia cổ Lâm ấp, đến thế kỉ VI đổi thành Chămpa, phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.

- Kinh đô: Trà Kiệu - Quảng Nam -> Đồng Dương - Quảng Nam -> Trà Bàn - Bình Định.

- Tình hình Chămpa từ thế kỉ II đến X: + Kinh tế:

* Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.

* Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

+ Chính trị - xã hội:

* Theo chế độ quân chủ chuyên chế.

* Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng.

* Xã hội: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ. + Văn hoá:

- Chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ) - Tôn giáo Balamôn và Phật giáo.

- Ở nhà sàn, ăn trầu, hoả táng người chết.

Một phần của tài liệu giáo án lịch sử lớp 10 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w