5. Kết cấu đề tài
3.3 Kết quả hồi quy bằng phương pháp phương sai nhỏ nhất OLS
Theo kết quả ở bảng 3, đầu tiên các hệ số của các biến giả đều dương, cho thấy tỷ suất sinh lời của chỉ số VN – Index các giai đoạn trước và sau Tết Âm lịch đều cao hơn mức trung bình của các ngày giao dịch còn lại chỉ là 0.000577. Hệ số của biến giả giai đoạn trước Tết là 0.004254 lớn hơn nhiều so với hệ số của giai đoạn sau Tết chỉ là 0.000810. Hơn nữa, tác động tích cực của giai đoạn trước Tết đối với chỉ số có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, trong khi giai đoạn sau Tết có hệ số p-value quá cao nên không có ý nghĩa thống kê. Như vậy dựa vào mô hình này ta có thể kết luận Tết Âm lịch có tác động đến chỉ số VN – Index.
Bảng 3: Kết quả hồi quy phương pháp OLS chỉ số VN - Index
Các biến Hệ số Độ lệch chuẩn t-Statistic Xác suất
C 0.000577 0.000298 1.937817 0.0527
PRE 0.004254 0.002004 2.122639 0.0339
POST 0.000810 0.002004 0.403943 0.6863
Tuy nhiên mô hình này vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Biểu đồ phân phối và kết quả thống kê Jarque – Bera (phụ lục 10) cho thấy phần dư của mô hình không tuân theo phân phối chuẩn. Phép thử Q (phụ lục 12) với 36 bậc độ trễ đều cho thấy hiện tượng tự tương quan trong chuỗi dữ liệu. Phép thử ARCH với độ trễ 1 (phụ lục 11) cho hệ số p-value 0.0000 cho thấy mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi, tuy nhiên qua đó ta có thể áp dụng các mô hình họ ARCH đối với chuỗi số liệu này để khắc phục hiện tượng trên.
Bảng 4: Kết quả hồi quy phương pháp OLS chỉ số HNX - Index
Biến Hệ số Độ lệch chuẩn t-Statistic Xác suất
C 4.26E-05 0.000525 0.081199 0.9353
PRE 0.005379 0.003459 1.554762 0.1202
POST 0.003886 0.003459 1.123410 0.2614
Theo kết quả ở bảng 4, đầu tiên các hệ số của các biến giả đều dương, cho thấy tỷ suất sinh lời của chỉ số HNX – Index các giai đoạn trước và sau Tết Âm lịch đều cao hơn mức trung bình của các ngày giao dịch còn lại chỉ là 4.26E-05. Hệ số của biến giả giai đoạn trước Tết là 0.005379 lớn hơn so với hệ số của giai đoạn sau Tết chỉ là 0.003886. Tuy nhiên tác động tích cực của cả giai đoạn trước Tết và sau Tết đối với chỉ số không có ý nghĩa thống kê. Như vậy dựa vào mô hình này ta chưa thể kết luận sự tồn tại của hiệu ứng Tết Âm lịch trên chỉ số HNX – Index.
Bên cạnh đó, mô hình này vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Biểu đồ phân phối số dư tỷ suất sinh lời và kết quả thống kê Jarque – Bera (phụ lục 10) cho thấy phần dư của mô hình không tuân theo phân phối chuẩn. Phép thử Q (phụ lục 12) với 36 bậc độ trễ đều cho thấy hiện tượng tự tương quan của sai số trong chuỗi dữ liệu. Phép thử ARCH với độ trễ 1 (phụ lục 11) cho hệ số p- value 0.0000 cho thấy mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, tuy nhiên qua đó ta có thể áp dụng các mô hình họ ARCH đối với chuỗi số liệu này để khắc phục hiện tượng trên.