5. Kết cấu đề tài
2.2.2 Ljung–Box Q test
Đồ thị 1 và đồ thị 2 lần lượt trình bày sự biến động của chỉ số VN – Index Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HOSE và tỷ suất lời theo ngày của chỉ số này từ ngày 28/7/2000 đến ngày 31/3/2014. Đồ thị 3 và đồ thị 4 lần lượt trình bày diễn biến của chỉ số HNX – Index sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX và tỷ suất sinh lời theo ngày của chỉ số này từ ngày 4/1/2006 đến này 31/3/2014. Từ các đồ thị này có thể nhận thấy sự tồn tại liên tục của các xu hướng (trend) trên các chỉ số, cả up-trend và down-trend, cả ngắn hạn và dài hạn. Do đó, cần phải kiểm tra liệu có sự tồn tại của hiện tượng tự tương quan của sai số dãy số liệu theo chuỗi thời gian mà nghiên cứu sử dụng
hay không. Theo gợi ý bởi các nghiên cứu của Berument và Kiymaz (2001), Qi Cao (2006), phép thử Ljung – Box sẽ được thực hiện ở nghiên cứu này.
Đồ thị 1: Quá trình phát triển của chỉ số VN – Index trong giai đoạn từ ngày 28/7/2000 đến ngày 31/3/2014
Đồ thị 2: Diễn biến của tỷ suất sinh lời chỉ số VN – Index trong giai đoạn từ ngày 28/7/2000 đến ngày 31/3/2014
Đồ thị 3:Quá trình phát triển của chỉ số HNX – Index trong giai đoạn từ ngày 4/1/2006 đến ngày 31/3/2014
Theo wikipedia.org phép thử Ljung – Box được định nghĩa như sau: : Dữ liệu được phân phối một cách độc lập (tức không tồn tại hiện tượng tự tương quan trên chuỗi số liệu).
: Dữ liệu không được phân phối một cách độc lập (đồng nghĩa với sự tồn tại hiện tượng tự tương quan trên chuỗi số liệu).
Thống kê Ljung – Box được tính theo công thức:
Đồ thị 4: Diễn biến của tỷ suất sinh lời chỉ số HNX – Index trong giai đoạn từ ngày 4/1/2006 đến ngày 31/3/2014
trong đó n là kích thước mẫu, là sự tự tương quan của mẫu ở độ trễ k và h là số độ trễ được kiểm tra. Với mức ý nghĩa α, điều kiện để bác bỏ giả thuyết
là : Q > ,
với , là giá trị tới hạn của phân phối chi bình phương với mức ý nghĩa α
và h là số bậc tự do. Phép thử Ljung – Box thường được sử dụng ở mô hình Tự hồi quy kết hợp trung bình trượt (Autoregressive integrated moving average – ARIMA).