0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Kiểm định tham số

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TẾT ÂM LỊCH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 -25 )

5. Kết cấu đề tài

1.3.2 Kiểm định tham số

Một phương pháp khác được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu phân tích các hiệu ứng niên lịch là kiểm định tham số dựa trên hồi quy các biến giả. Nguyên tắc của phương pháp này là nếu tỷ suất sinh lời chứng khoán của một tháng, một ngày hoặc giai đoạn đặc biệt có thể được chứng minh khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê so với các tháng còn lại, các ngày giao dịch khác; ta có thể kết luận sự tồn tại của các hiệu ứng niên lịch như hiệu ứng tháng, hiệu ứng các ngày trong tuần, hiệu ứng các ngày lễ hay hiệu ứng năm mới. Mô hình sau được sử dụng phổ biến trong việc kiểm định các hiệu ứng niên lịch qua kiểm định sự khác biệt về tỷ suất sinh lời của các tháng, các ngày giao dịch hoặc các giai đoạn trong năm:

= + ∑ +

Trong đó:

là tỷ suất sinh lời của chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán C là hằng số

là biến giả nhận giá trị bằng 1 khi đại diện cho một ngày giao dịch, một tháng hoặc một giai đoạn cụ thể trong năm, nhận giá trị bằng 0 cho thời gian còn lại. n = 12 nếu kiểm định hiệu ứng tháng

n = 5 nếu kiểm định hiệu ứng các ngày trong tuần n = 1 nếu kiểm định hiệu ứng ngày lễ

là sai số của mô hình hồi quy

Phương trình trên có thể được áp dụng thông qua phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). Nếu các hệ số trên phương trình âm hoặc dương và có ý nghĩa thống kê thì có thể tồn tại tỷ suất sinh lời bất thường vào các ngày, các tháng hoặc các giai đoạn này.

Tuy nhiên theo Wooldridge (2003) việc sử dụng phương pháp hồi quy OLS với một lượng lớn dữ liệu theo chuỗi thời gian là không an toàn. Theo định lý Gauss – Markov, uớc lượng OLS là ước lượng tuyến tính không thiên lệch, có tính nhất quán, có hiệu quả nhất (best linear unbiased estimator – BLUE) với các điều kiện kỳ vọng của sai số bằng không, không có tương quan chuỗi và có phương sai đồng nhất. Trên thực tế, dữ liệu tỷ suất sinh lời của các chỉ số thị trường chứng khoán có những đặc điểm khiến cho phương pháp OLS không thật sự phù hợp. Thứ nhất, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ suất sinh lời chứng khoán không tuân theo phân phối chuẩn. Thứ hai, số liệu tỷ suất sinh lời chứng khoán có tồn tại tương quan chuỗi. Có thể thấy những đặc điểm này của dữ liệu tỷ suất sinh lời chứng khoán trái với các giả định của phương pháp OLS, khiến cho phương pháp này không thích hợp để kiểm định các hiệu ứng niên lịch trên các chỉ số chứng khoán.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TẾT ÂM LỊCH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 -25 )

×