0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phương pháp bình phương tối thiểu OLS

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TẾT ÂM LỊCH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 37 -37 )

5. Kết cấu đề tài

2.2.3 Phương pháp bình phương tối thiểu OLS

Một phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu trước đây để kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng các ngày lễ đối với thị trường chứng khoán là mô hình hồi quy đa biến với các biến giả theo phương pháp bình phương tối thiểu OLS. Phương trình có dạng như sau:

= + + + (1) Trong đó:

là tỷ suất sinh lời của chỉ số VN – Index hoặc HNX – Index

C là hằng số, bằng tỷ suất sinh lời của các ngày giao dịch thông thường

Pre là biến giả, nhận giá trị bằng 1 cho giai đoạn 5 ngày giao dịch trước kì nghỉ Tết Âm lịch và nhận giá trị bằng 0 cho các ngày giao dịch còn lại

Post là biến giả, nhận giá trị bằng 1 cho giai đoạn 5 ngày giao dịch sau kì nghỉ Tết Âm lịch và nhận giá trị bằng 0 cho các ngày giao dịch còn lại

là sai số của mô hình hồi quy

Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu để chạy mô hình trên với số liệu của cả hai chỉ số VN – Index và HNX – Index, nếu các hệ số thu được có

ý nghĩa thống kê ta có thể kết luận sự tác động của các giai đoạn trước Tết và sau Tết đối với tỷ suất sinh lời các chỉ số. Nghiên cứu của nhóm tác giả Sazali Abidin, Azilawati Banchit, Shiwei Sun, Zhenfei Tian ở khoa Tài chính đại học Waikato New Zealand năm 2012 đã áp dụng phương pháp này để kiểm định hiệu ứng Tết Âm lịch trên các thị trường chứng khoán Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia và New Zealand. Nghiên cứu này vẫn sẽ áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp OLS, sau đó tiến hành các phép thử để chỉ ra những khiếm khuyết của phương pháp này trước khi đến với các mô hình khác tiến bộ hơn.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TẾT ÂM LỊCH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 37 -37 )

×