M là easurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được),
5. Lãng phí kho
Hàng tồn kho quá mức làm tăng chi phí sản phẩm do hàng sẽ bị lỗi thời, hàng không bán được gây lãng phí kho không đảm bảo cho việc phòng chống cháy và tất nhiên là mặt bằng phụ trội sẽ tăng lên, đòi hỏi phải thường xuyên xử lý, tiền lương trả cho người phục vụ và phí lãi suất, công việc giấy tờ cũng sẽ tăng lên... Muốn làm giảm mức tồn kho trong nhà máy , mỗi thành viên cần nỗ lực và có ý thức không cần tổ chức sản xuất những mặt hàng có nguy cơ không bán được, không lưu một số mặt hàng hặc bán thành phẩm có thể hư hỏng theo thời gian. Những nguyên liệu lỗi thời theo cách tổ chức nhà xưởng cũ cần được loại thải. Đồng thời, tổ chức đào tạo lại nhân viên, hoạch định cụ thể có hiệu quả chiến lược sản xuất phù hợp với quy mô và khả năng của doanh nghiệp mình.
6. Lãng phí động tác
Mọi công việc bằng tay đều có thể chia thành những động tác cơ bản. Các động tác không cần thiết , không làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm mà chỉ làm giảm năng suất lao động...
Để giải quyết, ta có thể bố trí lại nơi sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và quản lý tốt công việc. Có thể dùng đồ gá lắp và thiết bị cố định , dùng hệ thống tự động hoá , giảm thiểu thời gian đi lại của công nhân, đặc biệt ở những nơi đững nhiều máy một lúc.
7. Lãng phí do chất lượng sản phẩm kém
Sản phảm chất lượng kém, khuyết tật, không đạt tiêu chuẩn đăng ký hoặc bắt buộc...là một dạng lãng phí rất thông dụng. doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm thời gian, tiền bạc để phân loại, sửa chữa sản phẩm. Lãng phí này còn có thể gây chậm trễ trong việc giao hàng. Đôi khi, chất lượng sản phảm tồi còn gây ra tai nạn.
Để giải quyết, cần nhanh chóng tìm nguyên nhân dẫn đến sự thải loại, đồng thời cần có biện pháp phù hợp để sửa chữa sản phẩm, đào tạo một số công nhân về sửa chữa và cốt yếu nhất vẫn là tạo khả năng sản xuất ra sản phẩm với độ dung sai nhỏ.