Tổng quan giải pháp

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ PHÂN TÍCH XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ERP CHO DOANH NGHIỆP GIẤY BÃI BẰNG (Trang 47)

III. Các giải pháp ERP cho doanh nghiêp.

7. Giải pháp kế toán tổng hợp

7.1 Tổng quan giải pháp

7.2 Chi tiết giải pháp

a) Quản lí hệ thống tài khoản kế toán

- Trong kế toán, một tài khoản là một nhãn dùng để ghi chép lại và báo cáo về số lượng của gần như bất cứ thứ gì có giá trị bằng tiền trong doanh nghiệp. Thông thường nó là một bản ghi số tiền sở hữu hoặc nợ đối với một đối tượng cụ thể, hoặc được phân phối cho một mục đích đặc thù. Nó đại diện cho một số tiền thực tế nắm giữ hoặc đại diện cho một số lước lượng về giá trị tài sản, hoặc kết hợp những điều trên.

- Các loại tài khoản:Tài khoản Tài sản: Đại diện cho các nguồn lực kinh tế khác nhau mà doanh nghiệp sở hữu. Ví dụ như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nhà cửa, kho bãi, khoản phải thu,...

o Tài sản ngắn hạn (tài khoản loại 1).

o Tài sản dài hạn (tài khoản loại 2).

o Tài khoản Nợ (nợ phải trả - tài khoản loại 3): Đại diện cho các loại nợ khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ như khoản phải trả, khoản vay, lãi phải trả,...

o Tài khoản Vốn chủ sở hữu (tài khoản loại 4): Đại diện vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp đã góp sau khi trừ hết các khoản nợ trong tài sản, bao gồm cả lợi nhuận giữ lại và khoản dự phòng.

o Tài khoản Doanh thu (tài khoản loại 5): Đại diện cho khoản thu của doanh nghiệp. Ví dụ như doanh thu, doanh thu dịch vụ, tiền lãi nhận được,...

o Tài khoản Chi phí (chi phí sản xuất kinh doanh - tài khoản loại 6): Đại diện cho các khoản chi của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ như tiền điện, tiền nước, tiền thuê văn phòng, khấu hao, lãi vay, bảo hiểm,...

o Tài khoản Thu nhập khác (tài khoản loại 7).

o Tài khoản Chi phí khác (tài khoản loại 8).

o Xác định kết quả sản xuất kinh doanh (tài khoản loại 9).

o Tài khoản ngoài bảng (tài khoản loại 0)

Tài khoản đại diện cho các giao dịch tài chính và phi tài chính của một doanh nghiệp, để xác định kết quả đầu tư của nhà đầu tư.

- Xây dựng một ngân sách thể hiện doanh thu và chi chi dự toán trong một vài kỳ toán.

- Xây dựng tổ chức ngân sách thể hiện các văn phòng, các ban và các trung tâm chi phí để nhập và bảo vệ số liệu ngân sách

- Tính toán số lượng ngân sách để cập nhật số dư ngân sách từ các công thức ngân sách và công thức ngân sách gộp

- Thực hiện các yêu cầu trực tiếp để xem xét các thông tin về ngân sách. Dùng các yêu cầu này để hiển thị số dư ngân sách, cũng như số dư thực tế và dự chi. Hệ thống sẽ đối chiếu giữa ngân sách tổng thể và chi tiết và kiểm tra phân chênh lệch.

- Hệ thống xây dựng các báo cáo khác nhau chứa đựng các thông tin về ngân sách để đảm bảo mọi cấp quản lý của doanh nghiệp có thể có được các thông tin theo mức về ngân sách.

- Xây dựng và chạy chức năng tổng hợp để tổng hợp số dư ngân sách giữa các bộ sổ khác nhau.

- Đóng ngân sách để ngăn chặn sự thay đổi bất thường hoặc không hợp lệ. Có thể đóng một phần hoặc toàn bộ ngân sách.

- Chuyển số dư ngân sách ra loại tiền báo cáo để so sánh với số thực tế trong các báo cáo tài chính. Giải pháp đề ra nên cho phép tạo các báo cáo để so sánh các phiên bản ngân sách khác nhau trong cũng loại tiền báo cáo.

c) Quản lý các chứng từ

• Cho phép kiểm soát dấu vết khi kết chuyển/cập nhật giao dịch. • Cho phép lập chứng từ nhưng chưa chuyển vào sổ cái.

• Cho phép giới hạn việc nhập các giao dịch có ngày chứng từ nằm trong một khoảng thời gian nhất định.

• Số chứng từ có thể do người sử dụng tự nhập hoặc chương trình tự động tạo.

• Ngăn chặn việc cập nhập trùng số chứng từ.

• Cho phép cập nhật các bút toán nhiều nợ nhiều có.

• Kiểm soát số phát sinh nợ bằng số phát sinh có khi nhập chứng từ. • Có các trường tham chiếu, các trường tự do để người sử dụng tự định

nghĩa.

• Sao chép các bút toán của các nghiệp vụ lặp lại. • In chứng từ theo mẫu đặc thù.

d) Báo cáo tài chính

• Bảng cân đối số phát sinh. • Bảng cân đối kế toán.

• Báo cáo kết quả kinh doanh.

• Báo cáo dòng tiền (phương pháp trực tiếp và gián tiếp). • Thuyết minh báo cáo tài chính.

• Tự khai báo các mẫu báo cáo tài chính theo yêu cầu.

• Từ các báo cáo tổng hợp bằng kỹ thuật drill-down truy ngược tới sổ chi tiết và chứng từ gốc.

e) Báo cáo thuế

• Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa mua vào • Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra • Tờ khai thuế GTGT

• Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm • Phụ lục kết quả kinh doanh năm

• Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn

f) Quản lý số liệu liên năm và của nhiều đơn vị cơ sở

• Cho phép lên báo cáo liên năm và của từng đơn vị cơ sở hoặc của toàn công ty.

g) Kết nối với các phân hệ khác

• Liên kết với tất cả các phân hệ khác, nhận và lưu trữ số liệu liên quan đến kế toán tổng hợp từ tất cả các phân hệ.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việc áp dụng ERP vào doanh nghiệp sao cho có hiệu quả là một điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Do vậy, việc tìm ra những nguyên nhân tồn tại, thiếu sót để từ đó đưa ra những phương hướng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sản xuất, kinh doanh là một đòi hỏi đối với mọi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Để đánh giá các mặt khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh từ giá thành, lợi nhuận, từ chất lượng sản phẩm đến năng lực cạnh tranh trên thị trường... cuối cùng đều được thể hiện trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ERP của doanh nghiệp.

Với yêu cầu phân tích xây dựng ERP cho doanh nghiệp giấy Bãi Bằng chúng em đã cố gắng tìm hiểu kĩ các giải pháp để sao cho xây dựng được một gaiir pháp toàn diện cho doanh nghiệp đảm bảo tối ưu hóa mọi nguồn lực của doanh nghiệp. Mặc dù chúng em đã cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bài tập với quyết tâm cao nhưng do trình độ hiểu biết của chúng em còn hạn chế nên chúng em không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong nhận được sự phê bình, góp ý của thầy để chúng em có thể nắm rõ hơn các vấn đề. Chúng em vi vọng trong tương lai không xa chúng em có thể áp dụng những kiến thức học được vào thực tế để giúp đất nước phát triển

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Văn viên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và tạo điều kiện để cho chúng em có thể thực hiện bài luận này./.

Em xin chân tành cảm ơn !

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ PHÂN TÍCH XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ERP CHO DOANH NGHIỆP GIẤY BÃI BẰNG (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w