III. Các giải pháp ERP cho doanh nghiêp.
2. Giải pháp sản xuất.
2.1 Sơ đồ giải pháp sản xuất
Trong quá trình triển khai ERP, phân hệ sản xuất được xem là phân hệ khó, phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất khi đưa vào áp dụng. Trên thực tế việc đầu tiên mà hệ thống cần đáp ứng là phần khai báo linh hoạt với bộ tham số tiện dụng để ứng dụng được theo các quy trình quản lý đặc thù.
Quản lý SX đòi hỏi chương trình phải xác định được việc lập kế hoạch SX, tính toán thời gian SX, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, tính giá thành kế hoạch. Đồng thời phải khai báo được lịch SX, năng lực SX bao gồm các nguồn lực như nhân công, máy móc, công cụ SX, thời gian, chi phí… Vì
chính những thông số được khai báo ở đây là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu nói trên.
29
Hì ì n
2.2 Chi tiết giải pháp.
Một quy trình sản xuất thường gồm các bước sau: -Tập hợp nhu cầu sản xuất (MDS)
- Hoạch định lịch trình sản xuất (MPS)
- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) - Định mức NVL và Công đoạn sản xuất (BOM) - Quản lí thông tin các công đoạn sản xuất (WIP) - Tính giá thành sản xuất (COSTING)
- Quản lý chất lượng sản xuất (QUALITY) a) Tập hợp nhu cầu sản xuất.
Khi phòng kế hoạch nhận được một đơn hàng thì hệ thống ERP sẽ tạo ra một đơn hàng mới. Tất cả các bộ phận liên quan đến quy trình sản xuất đơn hàng đó ngay lập tức sẽ nhận được thông tin ban đầu về đơn hàng và các yêu cầu chi tiết của đơn hàng theo yêu cầu của đối tác cung cấp.
Hệ thống thự hiện tập hợp thông tin tất cả các đơn hàng để lập ra nhu cầu hàng hóa cần để sản xuất ở từng thời điểm. Với kết quả của việc cập nhật, người lập kế hoạch và quản lý sẽ thấy ngay toàn bộ nhu cầu của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại theo từng ngày, tuần và tháng với các số lượng và các ngày giao hàng tương ứng chưa tính đến tồn kho và dở dang trong sản xuất cũng như hàng đã đặt mua nhưng chưa về kho
b) Hoạch định lịch trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất hoặc thực hiện các dịch vụ , chúng ta cần tiến hành nhiều công việc khác nhau. Điều này đòi hỏi sự điều hành, sắp
xếp sao cho khoa học, hợp lý, chặt chẽ vào những lúc cao điểm và ngay cả những lúc rảnh rỗi.
Điều độ sản xuất nhằm mục tiêu đảm bảo các công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất, cụ thể là thời gian thực hiện nhanh nhất, ít tốn kém nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất đồng thời giữ được mức độ phục vụ khách hàng tốt nhất.
Việc hoạch định và kiểm soát hoạt động của hệ thống này bao gồm các công việc sau:
- Xác định thứ tự ưu tiên cho từng đơn hàng và đo lường tầm quan trọng của nó nhằm sắp xếp thứ tự các đơn hàng cần sản xuất ở từng máy, từng bộ phận sản xuất.
- Lập danh sách các công việc cần giải quyết ở từng máy, từng bộ phận sản xuất, giúp cho các bộ phận giám sát biết được đơn hàng được thực hiện ở đâu, khi nào, ưu tiên ra sao và lúc nào cần hoàn thành.
- Kiểm soát đầu vào, ra ở tất cả các bộ phận sản xuất, điều này có nghĩa là phát triển thông tin về cách thức công việc lưu chuyển giữa các bộ phận sản xuất.
- Đo lường hiệu quả, mức độ sử dụng máy móc ở từng bộ phận sản xuất và sức sản xuất của các công nhân.
Trường hợp chỉ có một máy hoặc một dây chuyền sản xuất:
Ngay sau khi máy móc hoặc dây chuyền sản xuất đã đựơc chuẩn bị xong sẵn sàng vận hành thì vấn đề đặt ra là nên làm công việc nào trước, công việc nào sau?
Có nhiều nguyên tắc để sắp xếp thứ tự công việc:
- Công việc đặt hàng trước làm trước FCFS : Bảo đảm tính công bằng khách hàng , tuy nhiên chưa ưu tiên khách hàng lớn, khách hàng chiến lược , thân thích
- Công việc có thời hạn giao hàng trước làm trước EDD : Có ưu điểm là mức trễ trung bình tính cho mỗi công việc thấp nhất, khách hàng tương đối chấp nhận. Thường được sử dụng.
- Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước SPT: Có ưu điểm thời gian chờ đợi ít hơn, khách hàng ít phiền hà tuy nhiên nhược điểm là chưa công bằng và không tập trung vào khách hàng lớn
- Công việc có thời gian dài nhất làm trước LPT: Ít có hiệu quả vì thời gian hoàn tất trung bình thường lớn, thời gian trễ trung bình cho mỗi công việc rất lớn . Có ưu điểm giữ chân khách hàng lớn.
- Trong kinh doanh nên chọn phương pháp LPT vì khách hàng lớn sẽ là mối làm ăn lâu dài mang lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Trong sản xuất nên chọn phương pháp EDD hay SPT c) Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc
* Mục Tiêu:
- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu.
- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. MRP xác định mức dự trữ hợp lý, đúng thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất.
- Tạo sự thoả mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng.
- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau, phát huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
* Nó được thiết kế để trả lời các câu hỏi:
- Doanh nghiệp cần những loại nguyên vật liệu gì? - Cần bao nhiêu?
- Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?
- Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất? - Khi nào nhận được hàng?
Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận với thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết
d) Định mức NVL và Công đoạn sản xuất (BOM)
BOM là viết tắt của cụm từ Bills Of Material. BOM là bảng định mức các NVL cần thiết để sản xuất một sản phẩm theo từng công đoạn
- Cho phép nhà máy xây dựng các định mức NVL cho các loại SP. - Cho phép xây dựng BOM nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất (Routing) và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với từng sản phẩm.
à Nhờ vậy, việc quản lí thông tin của quá trình sản xuất và tính giá thành sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
BOM là nên tảng của việc triển khai sản xuất. Đó là nơi để định nghĩa hầu hết các dữ liệu nền ban đầu phục vụ cho việc triển khai sản xuất. Cụ thể
như sau:
• Khai báo thành phần và nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm • Khai báo quy trình sản xuất (Manufacturing routing) và quy trình kỹ thuật (Engineering routing) của sản phẩm.
• Khai báo các nguồn lực phục vụ cho sản xuất. Nguồn lực đó có thể là đơn lẻ hoặc có thể là nguồn lực kết hợp.
• Khai báo các định mức tiêu hao chuẩn tại các bộ phận sản xuất • Khai báo ca sản xuất cũng như lịch làm việc cho các nguồn lực
e) Quản lí thông tin các công đoạn sản xuất (WIP)
- Quản lí được số liệu sản phẩm, nguyên vật liệu theo từng ngày, từng công đoạn sản xuất
- Bộ phận quản lí luôn cập nhật được thông tin chính xác tình trạng xuất, nhập nguyên vật liệu
- Nâng cao khả năng quản lí sản xuất Các nội dung cần theo dõi bao gồm:
- Kiểm soát NVL đã xuất cho lệnh sản xuất - Kiểm soát các công việc đã hoàn thành - Kiểm soát sản phẩm đã nhập kho
- Kiểm soát phân tích thừa thiếu nguyên vật liệu - Kiểm soát phân tích năng lực của máy móc thiết bị - Theo dõi lịch trình sản xuất
Việc theo dõi điều độ sản xuất đảm bảo tại mọi thời điểm nhà quản trị có thể kiểm soát được hoạt động sản xuất và có thể có các điều chỉnh cần thiết đảm bảo tiến độ sản xuất.
f) Tính giá thành sản xuất (COSTING)
- Trên cơ sở xây dựng các định mức NVL, quản lí các công đoạn sản xuất và các chi phí phân bổ khác tiến hành tính toán giá thành sản phẩm
- Có thể tính giá thành theo từng công đoạn sản xuất theo từng lệnh SX. Khi nhập kho thành phẩm thì hệ thống sẽ tính chính xác giá thành theo từng lô.
- Cuối kỳ hệ thống có chức năng bổ sung chênh lệch giá thành thức tế
g) Quản lý chất lượng sản xuất (QUALITY)
Việc quản lý chất lượng được thực hiện bởi các nghiệp vụ chính sau:
- Định nghĩa các yếu tố kiểm tra và kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm - Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và trong sản xuất - Kiểm tra chất lượng sản phẩm dự trên việc lấy mẫu để kiểm tra - Thống kê, phân tích kết quả kiểm tra chất lượng và đưa ra các biểu đồ về chất lượng.