CÁC NHÓM NHIỆM vụ VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔ

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 28)

TRƯỜNG

Nhằm đạt được các mục tiêu chung của Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông, Tổng cục môi trường đã ra Công văn sổ 315/QLCT&CTMT-CTNH ngày 08 tháng 12 năm 2010 về việc Khung quy hoạch bào vệ môi trường các lưu vực sông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Các nhiệm vụ chính của Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông bao gồm:

- Khắc phục các khu vực trên LVS mà môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm ừọng, phục hồi chất lượng môi trường;

- Ngăn ngừa, hạn chế múc độ gia tăng của ô nhiễm; - Quản lý thiên tai và sự cố môi trường.

Trước đây, lưu vực sông Nhuệ - Đáy bao gồm 6 tinh/thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, nhưng sau ngày 29 tháng 5 năm 2008 Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa chính cho thủ đô Hà Nội, do vậy cho đén nay quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội vẫn đang được nghiên cứu và có nhiều phuơng án khác nhau. Để đảm bảo quy hoạch bảo vệ môi trường lưu

057

vực sông Nhuệ Đáy đạt được hiệu quả và có tính khả thi cao, nhóm thực hiện Dự án kiến nghị bồ sung thêm 02 nhóm nhiệm vụ: Quy hoạch xây dựng, hoàn thiện, đồng bộ hóa các điều kiện đảm bảo cho việc làm trong lành môi trường LVS Nhuệ - Đáy; Xây đựng các kịch bản quy hoạch BVMT LVS Nhuệ - Đáy.

Như vậy, Quy hoạch bảo vệ môi trường LVS Nhuệ - Đáy bao gồm các nhóm nhiệm vụ sau:

1. Khắc phục các khu vực trên LVS mà môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, phục hồi chất lượng môi trường;

2. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng của ô nhiễm, cải thiện môi trường; 3. Quản lý thiên tai và sự cổ môi trường;

4. Quy hoạch xây dựng, hoàn thiện, đồng bộ hóa các điều kiện đảm bảo cho việc làm trong lành môi trường LVS Nhuệ - Đáy. Nhiệm vụ này bao gồm các điều kiện vật chất và các điều kiện tinh thần cần được đưa vào quy hoạch;

5. Xây dựng các kịch bàn quy hoạch BVMT LVS Nhuệ - Đáy. Bao gồm kịch bản tương ứng với điều kiện thuận lợi nhất, kịch bản ứng dụng trong điều kiện bình thường và kịch bản tương ứng với điều kiện khó khăn khách quan và chủ quan của các địa phương trong khu vực.

3.1.1. Khắc phục các khu vực trên lira vực sông mà môi trường đã bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, phục hồi chất lưọrng môi trường

M ục tiêu cùa nhóm nhiệm vụ: Cải tạo, biến đổi môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy thành một vùng môi trường trong lành, xanh, sạch đẹp nhàm nâng cao đời sống và tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất của Thủ đô Hà Nội và 4 tỉnh trong lưu vực.

Nhiệm vụ:

- Cải thiện và nâng cao chất lượng màng xanh của môi trường;

- Khắc phục các khu vực ưên lưu vực sông mà môi trường đã bị ô nhiễm , xử lý kịp thời có hiệu quả, từng bước giảm thiểu mảng nâu trong bảo vệ môi trường

3.1.1.1. Cải thiện, nâng cao chất lượng mảng xanh của môi trường L V S Nhuệ - sông Đáy đến 2020

LVS Nhuệ - sông Đáy có tổng diện tích 7665 km2. Địa hình đa dạng với sự phân chia tự nhiên thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng núi đồi, tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng cửa sông ven biển.

Quy hoạch phát triển mảng xanh môi trường LVS Nhuệ - Đáy trong thời gian từ nay đến 2 0 2 0 cần đảm bào cho màng mòi trường này hoàn thành tốt vai trò và Iihiệm vụ của mình góp phần vào phát triển Kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong lưu vực trong sự nghiệp đẩy nhanh và phát triển quá trình CNH và HĐH. Để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ này Quy hoạch phát triển mảng xanh cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Tạo cơ sờ tài nguyên và điều kiện cho tốc độ phát triển nhanh công nghiệp của các tỉnh trong lưu vực và cho Thủ đô Hà Nội. Đến năm 2020 tỷ trọng GDP công nghiệp của Hà Nội là 40%, Hà Nam là 60,3%, Ninh Bình 44%. Nam Định -15%, Hòa Bình 16%.

- Đảm bảo tài nguyên và điều kiện cho việc hình thành một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, sản xuất hàng trên cơ sở công nghệ sinh học, phát triển và ứng dụng các công nghệ hiện đại thay cho nền nông nghiệp lấy sản xuất lương thực là chính như hiện nay. Diện tích đất nông nghiệp giảm, nhưng năng suất lao động, giá trị tạo được ừên từng diện tích tăng. Đảm bảo an ninh lương thực đi đôi với khối lượng và chất lượng nông sản hàng hóa. - Tạo lập môi trường sống và môi trường sản xuất trong lành xanh, sạch cho

1 0 triệu dân sống trong lưu vực, trong đó dân số đô thị và dân số hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 50%. số dân đô thị này rất cần những không gian trong lành, những khung cành thiên nhiên xanh, sạch đẹp cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn sau những giờ và những ngày làm việc khẩn trương, căng thẳng trong môi trường sản xuất công nghiệp, sau những ngày sống chật chội của môi trường đô thị- mảng xanh môi trường LVS Nhuệ - Đáy có vai trò tạo lập sự cân bằng sinh thái với các khu đô thị ngày càng nhiều, không gian đô thị ngày càng mở rộng của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong lưu vực.

- Tạo cơ sở cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghi ngơi, giải trí ngắn hạn, thuận tiện cho cư dân thủ đô và các đô thị trong phạm vi lưu vực, không có đủ thời gian và điều kiện đi xa lên các vùng trung du và miền núi. Nhu cầu phát triển du lịch cho khách nước ngoài đến làm việc ngắn ngày ở Hà Nội và các tinh trong LVS Nhuệ - Đáy cần chú ý đáp ứng đầy đù yêu cầu này.

- Mảng xanh môi trường LVS Nhuệ - Đáy có vai ưò ngày căng to lớn trong việc giảm thiểu các tác động có hại của thiên tai, của biến đổi khí hậu đối với các không gian đô thị và công nghiệp của Thủ đô và các tỉnh trong lưu vực.

B/ Các nội dung và phương hướng chủ yếu trong quy hoạch mảng xanh môi trường LVS Nhuệ - Đáy

Đe đáp ứng các yêu cầu đối với quy hoạch màng xanh môi trường LVS Nhuệ - Đáy nêu trên đây, Quy hoạch cần được xây dựng theo các nội dung và phương hướng chủ yếu sau đây:

Nhiêm vu 1: Xây dựng và phê duyệt chính thức quy hoạch sử dụng đất cho Hà Nội và 4 tinh trong lưu vực trong sự thống nhất và đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn lưu vực. Hiện nay Hà Nội và 4 tỉnh trong lưu vực đã có quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, các quy hoạch sử dụng đất này cần được rà soát, bổ sung, hoàn thiện theo tinh thần của các yêu cầu đã nêu trên đây. Đặc biệt là quy hoạch xây dựng Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đang được trình và chưa được chính thức phê duyệt. Trong quy hoạch sử dụng đất của LVS Nhuệ - Đáy cần đảm bảo một số chỉ tiêu cơ bàn sau đây:

- Đàm bảo diện tích cho phát triển nông nghiệp theo hướng an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp hàng hóa.

- Đảm bảo diện tích cây xanh và tỷ lệ cây rừng che phủ đất cho LVS Nhuệ - Đáy đến năm 2020 là bình quân 2 m2 cây xanh người và tỷ lệ che phủ rừng nâng lên 36% tổng diện tích. Đặc biệt lưu ý là cho đến năm 2008 tỷ lệ che phủ rừng của Hà Nội là 6,6%, của Nam Định là 1,7%, của Hà Nam là 9,3%.

- Dành diện tích để tạo lập các hành lang cây xanh dọc 2 bờ sông Nhuệ và sông Đáy. Sông Đáy dài 237 km, sông Nhuệ dài 75km diện tích đất cần để tạo lập hai hành lang cây xanh dọc theo hai bờ sông là khoảng 650ha. Ngoài ra cần dành diện tích để tạo lập các vành đai xanh, các mảng xanh xen kẽ các khu đô thị.

- Dành đủ và ổn định điện tích để phát triển các khu đô thị, các khu công nghiệp.

Nhiêm vu 2 Xây dựng và phê duyệt quy hoạch sử dụng nước trong LVS Nhuệ - Đáy bao gồm các quy hoạch nâng cao chất luợng nguồn nước.

- Tính toán nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ giao thông .v.v.) và các yêu cầu sinh hoạt, đời sống của cư dân nông thôn và đô thị trong lưu vực.

- Xác định các nguồn cung cấp nước đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Chú ý việc phân bố nguồn cung cấp nước, đặc biệt là ứong mùa khô, mùa nước kiệt.

- Quy hoạch việc tiêu thoát nước trong mùa lũ

- Quy hoạch việc cung cấp nước sạch cho cư dân thành thị và nông thôn

- Quy hoạch việc làm sống lại sông Nhuệ, sông Đáy. Chuyển 2 dòng sông này thành 2 con sông xanh, sạch, 2 nguồn cung cấp môi trường sống trong lành cho cư dân

359

trong lưu vực. Đặc biệt lưu ý làm sống lại nhanh chóng đoạn sông Đáy 70km từ sôn;g Hồng đến Ba Thá.

Nhiêm vu ĩ : Xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cho LVS Nhuệ - Đáy.

- Nâng cao tính bền vững của các hệ sinh thái nông nghiệp. Chú trọng bảo vệ độ phì nhiêu đất, xác định cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống hợp lý cho từng loại đất tìrrug tiểu vùng sản xuất.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn thiên nhiêai. Chú ừọng nâng cấp chất lượng quản lý Khu Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, Khu bảo tồn RAMSAR Xuân Thủy - Nghĩa Hưng.

- Xây dựng kế hoạch hành động loại trừ các sinh vật ngoại lai xâm hại như: Ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cây mai dương.v.v. Triển khai các giải pháp tích cực ngăn chặn sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại mới.

- Xây dựng kế hoạch hành động làm giàu thành phần loài và làm phong phú nguồn gen.

- Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư có tính đến tương tác qua lại 2 chiều với sông Nhuệ, sông Đáy và đảm bào phát triển mảng xanh của môi trường LVS Nhuệ - Đáy.

- Thẩm định thêm quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Công ty tư vấn nước ngoài giúp xây dựng, trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu hoàn thiện và phát triển mảng xanh, môi trường LVS Nhuệ - Đáy.

- Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống các đô thị, các khu dân cư, các khu công nghiệp ữên địa bàn LVS Nhuệ - Đáy.

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng: điện nước, giao thông, trạm xá trường học, nhà văn hóa theo quy hoạch đảm bào phát triển và nâng cao chất lượng mảng xanh môi trường LVS Nhuệ - Đáy.

3.1.1.2. Khắc ph ụ c các khu vực trên lưu vực sông mà m ôi trường đã bị ô nhiễm, x ử

lý kịp thời cỏ hiệu quảy từng bước giảm thiểu mảng nâu trong bảo vệ môi trường

Để đạt được kết quả tốt trong công việc này, cần xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường có căn cứ trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Để có thể khắc phục và giảm thiểu mảng này của môi trường, các nhiệm vụ với nội dung và phương hướng chủ yếu như sau:

Nhiêm vu 4: Khắc phục các khu vực trên LVS Nhuệ - Đáy có môi trường đã bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm ưọng (Các khu vực được đánh giá là ô nhiễm trên LVS, nằm ữong danh sách các cơ sờ gây ô nhiễm MT nghiêm ừọng ưong quyết định 64/QĐ

061

- 'ITG ngày 22/4/2003 cùa Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được thực hiện hoặc xử lý triệt để).

M ục tiêu:

fìến năm 2015

- 85% tổng lượng chất thài đô thị phát sinh được thu gom và xử lí đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

- 50% tổng lượng chất thài xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lí, trong đó 30% được thu hồi tái chế hoặc tái sử dụng.

- 30% bùn bể phốt cho các đô thị từ loại II trở lên và 10% cho các đô thị còn lại được thu gom và xử lí đảm bảo môi trường.

- Giảm 40% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2 0 1 0.

- 50% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

- 80% tổng khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lí đảm bảo môi trường trong đó 70% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.

- 60% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được sử lí đảm bảo môi trường.

- 85% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lí đảm bảo môi trường.

Đến năm 2020

- 90% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh được thu gom và xử lí đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tải sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

- 80% tổng lượng chất thải xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lí, ừong đó 50% được thu hồi tái chế hoặc tái sử đụng.

- 50% bùn bể phốt cho các đô thị từ loại II trở lên và 30% cho các đô thị còn lại được thu gom và xử lí đảm bảo môi trường.

- Giảm 65% khối lượng tói nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2 0 1 0.

- 80% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

- 90% tổng khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lí đảm bảo môi trường trong đó 75% được thu hồi để tái sử dụng vá tái chế.

- 70% tổng lượng chất thải rán nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được sử lí đảm bảo môi trường.

1 0 0% lượng chất thải rán y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các sỏ y té, bệnh viện được thu gom và xử lí đảm bảo môi trường.

Nhiệm vụ cụ thể

- Phải di chuyển địa điểm

+ Công ty dệt kim Đông Xuân: 67 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Híà Nội.

+ Công ty rượu Hà Nội: 94 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

+ Xưởng sản xuất bao bì: Công ty xây dựng 12 - Tổng công ty Xây dựng scng Đà - Thuộc quận Hà Đông.

+ Liên doanh vật liệu xây dựng SungGeiWay: quận Hà Đông.

- Các kho thuốc B VTVphải áp dụng biện pháp xây dựng hệ thống xử lý:

+ Kho thuốc BVTV Nam Định - Công ty thuốc sát trùng Nam Định cần tiêu hủy thuốc quá hạn.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải íối

mới công nghệ, năng cẩp hệ thống xử lý.

+ Cty phân lân Văn Điển: Thị ưẩn Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội, phải cải tạo hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải..

+ Cty Pin Văn Điển: Thị ưấn Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội, phải cải tạo hoàn thiện hệ thổng xử lý nước thải.

+ Cty gạch ngói Bình Minh - huyện Thanh Oai -H à Nội, phải đổi mới cing nghệ sản xuất.

+ Xí nghiệp vật liệu xây dựng H42-Ninh Bình, phải cải tạo hệ thống xử lý bụi khói, khí thải.

+ Cty phân lân Ninh Bình - Ninh Bình, phải cải tạo hệ thống xử lý bụi kiói,

Một phần của tài liệu Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)