Đánh giá hiệu quả quản lý rác thải của Công ty:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty Cổ phần đô thị Ninh Hòa (Trang 48)

Căn cứ vào các Quy định về quản lý rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng theo Luật Bảo vệ môi trƣờng (2005) đã trình bày ở mục 1.2.1 có thể đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Ninh Hòa nhƣ sau:

3.2.1. Về hiệu quả quá trình thu gom vận hu ển rá thải:

* Ưu điểm:

Từ năm 2012, Công ty đã tiến hành thu gom rác ở 7 phƣờng trên địa bàn Thị xã thay vì chỉ thu gom ở khu vực trung tâm nhƣ trƣớc đây. Do đó, một lƣợng rác đáng kể đã đƣợc thu gom và vận chuyển ra bãi chứa, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn.

Quy trình thu gom và vận chuyển có sự đồng bộ về phƣơng tiện làm việc, thời gian làm việc nhƣ nhau, không có trƣờng hợp công nhân tự ý thay đổi thời gian hay lịch trình làm việc. Thời gian, địa điểm thu gom và tập kết đƣợc quy định rõ ràng nên tất cả các khâu phải làm hết năng suất của mình để đúng giờ quy định. Nhìn chung quy trình thu gom rác ở đây luôn theo đúng nhƣ lịch trình đã thông báo, không có trƣờng hợp tự bỏ ngày. Do đã đƣợc điều chỉnh tính toán bởi kinh nghiệm nên việc giữa xe ô tô và xe ba gác thƣờng đúng giờ, ít có trƣờng hợp chờ lâu gây mất mỹ quan đƣờng phố. Ngoài ra, các điểm tập kết rác đƣợc phân bố cụ thể trên mỗi tuyến đƣờng, không có trƣờng hợp tập trung đông xe tại một điểm.

Công tác thu gom rác thực hiện tƣơng đối có hiệu quả, có sự tính toán và sắp xếp phù hợp nên tiết kiệm thời gian và công sức lao động. Các tuyến thu gom đƣợc phân chia, sắp xếp đều cho tất cả công nhân. Luân phiên thay đổi tuyến thu gom,

43

tránh trƣờng hợp chênh lệch chiều dài giữa các tuyến đƣờng, cách này tạo tâm lý làm việc công bằng cho công nhân, làm tăng hiệu quả công việc.

Rác sau khi thu gom xong sẽ đƣợc vận chuyển thẳng ra bãi rác. Ƣu điểm của khâu vận chuyển rác là đƣợc phủ bạc kín trong quá trình vận chuyển để tránh vƣơng vãi rác ra dọc đƣờng và tạo mùi hôi gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh.

* Nhược điểm

Công tác thu gom chỉ mới tập trung ở các phƣờng chính của Thị xã. Các xã còn lại không nằm trong tuyến , nếu có nhu cầu phải hợp đồng với công ty để tiến hành thu gom và đổ bỏ.

Hệ thống thu gom và vận chuyển rác chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu gia tăng về cả khối lƣợng và thành phần rác thải. Công tác thu gom, quét dọn rác của Công ty vẫn chƣa có khả năng thu sạch rác sinh hoạt cho ngƣời dân trong 7 phƣờng, đạt tỷ lệ 69%. Mặc dù phạm vi thu gom có trải rộng hơn những năm trƣớc đây nhƣng lƣợng rác thu đƣợc lại không cao vì còn nhiều khu dân cƣ sống ở khu vực có nhiều kênh rạch hay những bãi đất hoang nên ngƣời dân chọn cách thải rác vào những khu vực đó mà không mang rác đi đổ đúng nơi quy định. Lƣợng rác thải chƣa đƣợc thu gom còn tồn đọng ở nhiều nơi nhƣ ven biển, ven sông, cống rãnh, đồng ruộng…nên khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng còn cao.

Quy trình thu gom và vận chuyển rác hầu nhƣ không có sự tách biệt, chỉ có thể phân biệt đƣợc đối với lực lƣợng quét rác và đi thu gom bằng xe ba gác, còn đối với xe ô tô vừa là phƣơng tiện thu gom vừa là phƣơng tiện vận chuyển rác. Quy trình này chủ yếu kết hợp thủ công với cơ giới. Trong quá trình thực hiện công nhân chủ yếu phải thao tác bằng tay, công việc nặng nhọc nên ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe ngƣời lao động dẫn đến hiệu quả công việc đạt chất lƣợng không cao. Thiết bị thu gom rác tƣơng đối cũ, chủ yếu là xe tải hở nên công tác thu gom rác còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có tiến hành phủ bạc nhƣng vẫn chƣa thể đảm bảo về mặt vệ sinh trong quá trình thu gom và vận chuyển theo quy định của Nhà nƣớc, còn xảy ra tình trạng rác vƣơng vãi, có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là nƣớc rác chảy xuống đƣờng gây mất vệ sinh môi trƣờng và ảnh hƣởng đến mỹ quan đô thị.

44

Do lực lƣợng còn mỏng nên công nhân chỉ quét rác và thu gom ở các hẻm nhỏ ở khu vực trung tâm. Đối với các con hẻm ở xa khu trung tâm thì không có lực lƣợng công nhân tiến hành thu gom tập kết ra đầu hẻm. Do đó, xe tải phải cố để đi vào gây khó khăn cho việc di chuyển, tạo mùi hôi ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh khu dân cƣ. Ngoài ra, vì khối lƣợng công việc đang tăng lên theo thời gian, nhiều khi xảy ra tình trạng quá tải do không đủ công nhân để hoàn thành hết việc, làm cho quá trình phục nhu cầu của khách hàng không đƣợc nhanh chóng, không đảm bảo đƣợc chất lƣợng công việc.

Hiện nay, tổng số công nhân làm công tác thu gom rác chỉ có 25 ngƣời và 13 công nhân quét rác trải đều trên 7 xã phƣờng chính của Thị xã nên gây áp lực nặng cho quá trình làm việc. Hơn nữa công ty chỉ có 7 xe gom rác với trọng thải là 41 tấn, nhƣng mỗi ngày phải tiến hành thu gần 50 tấn rác dẫn đến phải tăng ca thu gom hoặc tăng khối lƣợng thu gom trên mỗi tuyến để đảm bảo hoàn thành công việc. Vấn đề này dẫn đến hiệu quả công việc thấp, do khối lƣợng công việc quá lớn nên công nhân có thể bỏ sót tuyến thu. Ngoài ra, xe thu gom chở quá trọng tải sẽ nhanh bị xuống cấp, dễ hƣ hỏng hơn.

Việc phân bố chiều dài các tuyến đƣờng không đồng đều, gây khó khăn cho việc thu gom. Điển hình nhƣ phƣờng Ninh Hà có diện tích tƣơng đối lớn 1.317 ha nhƣng mỗi ngày chỉ có một chuyến thu gom. Công nhân bốc rác phải làm việc từ 1h đến 5h chiều mới hoàn thành xong hết tuyến thu gom. Trong khi đó phƣờng Ninh Giang chỉ có diện tích 658 ha nên khối lƣợng công việc của tuyến này tƣơng đối nhẹ hơn.

Những hạn chế về nhân lực và vật lực nhƣ đã nêu ở trên còn dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng là gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe làm việc của công nhân do tính chất của công việc là nặng nhọc và độc hại.

3.2.2. Về hiệu quả phân loại tái hế tái sử dụng:

Công tác phân loại, tái chế vẫn còn nhiều bất cập. Chƣa áp dụng phân loại rác tại nguồn do đó việc thực hiện tái chế và tái sử dụng vẫn chƣa đƣợc tiến hành. Trên

45

địa bàn Thị xã hoàn toàn chƣa đƣợc phổ biến về phân loại rác thải nên nhận thức của ngƣời dân còn kém dẫn đến việc tất cả các loại rác đều đƣợc đổ chung với nhau. Nhiều ngƣời còn cho rằng rác là thứ bỏ đi không cần mất công phân loại. Một số hộ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phân loại rác thì cho rằng khó có thể thực hiện trong điều kiện hiện nay khi mà có phân loại thì lúc thu gom các loại rác vẫn đƣợc đổ chung với nhau.

Do việc phân loại rác chƣa đƣợc tiến hành sau khi thu gom nên việc xử lý rác thải còn gặp nhiều vƣớng mắc. Các rác thải đổ chung với nhau dẫn đến chất lƣợng của rác thải vô cơ có khả năng tái chế và rác thải hữu cơ giảm đi đáng kể. Ví dụ cụ thể nhƣ rác thải hữu cơ có đặc tính là dễ phân hủy nhƣng phần lớn lại đƣợc bỏ trong túi nilon buộc lại dẫn đến tình trạng làm chậm quá trình phân hủy, tăng thêm mức độ ô nhiễm và khó xử lý. Hiện nay, tại bãi rác tất cả các loại rác đƣợc đổ chung kể cả một số loại rác thải nguy hại nhƣ pin, bình ắc-quy gây nguy hiểm cho môi trƣờng xung quanh. Vì vây, công tác phân loại, tái chế rác thải đang là một vấn đề lớn mà Công ty Cổ phần Đô thị nói riêng và các cơ quan có chức năng tại Thị xã Ninh Hòa nói chung cần phải giải quyết.

3.2.3. Về hiệu quả quản lý bãi hứ rá :

Với tốc độ phát triển dân số và kinh tế ngày càng tăng, bãi rác hiện tại khó có thể đáp ứng đƣợc khả năng chứa rác trong tƣơng lai cũng nhƣ đáp ứng về tiêu chuẩn môi trƣờng đối với các bãi rác.

Tại bãi chứa tất cả các loại rác đƣợc đổ chung với nhau và đƣợc đổ lộ thiên nên việc lây truyền bệnh và gây ô nhiễm môi trƣờng từ bãi rác này là không tránh khỏi. Khi đào hố chôn lấp rác, hố không đƣơc xử lý nền mống nên nƣớc rỉ rác thấm tự do xuống đất làm ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm và tài nguyên đất xung quanh khu vực gần bãi chứa. Khoảng cách từ bãi chứa đến khu dân cƣ tƣơng đối gần (khoảng 1,5 km) nên khả năng gây ô nhiễm và ảnh hƣởng đến khu dân cƣ là rất lớn.

Rác thải chƣa đƣợc xử lý triệt để, sau thu gom rác chỉ đƣợc đổ lộ thiên tại bãi rác của công ty. Mặt khác, theo quan sát trên thực tế việc đốt rác tại bãi rác lộ thiên

46

đã gây nên tình trạng ô nhiễm không khí mà đối tƣợng phải chịu sự ô nhiễm này chính là ngƣời dân sống trong các xóm, khối dân cƣ xung quanh.. Cho đến nay vẫn chƣa thực hiện quá trình quan trắc chất lƣợng môi trƣờng tại bãi rác để đánh giá mức độ ô nhiễm của bãi rác đến các thành phần nhƣ: đất, nƣớc, môi trƣờng không khí… để tìm biện pháp xử lý thích hợp hơn.

3.2.4. Về ơ ấu tổ hứ và tài hính:

Cơ cấu tổ chức:

*Ưu điểm:

Hệ thống quản lý rác đƣợc tổ chức trực tiếp, chỉ có một đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu thu gom đến khâu vận chuyển và xử lý. Đơn vị này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Thị xã nên tránh đƣợc sự chồng chéo công việc giữa các ban ngành. Việc tổ chức bộ máy quản lý từ Thị xã xuống đơn vị thi công tƣơng đối gọn nhẹ, giúp cho việc điều hành, phổ biến các điều luật nhanh chóng.

Cách tổ chức của đơn vị cấp dƣới chặt chẽ, phân chia thành những bộ phận chuyên biệt với lĩnh vực hoạt động nên việc điều hành cũng nhƣ hoạt động của mỗi bộ phận diễn ra đúng với lịch trình đã quy định. Bên cạnh bộ phận hành chính lại có bộ phận công đoàn chuyên trách về đời sống kinh tế - xã hội cho công nhân, vì thế đời sống công nhân ở đây đƣợc đảm bảo ổn định nên không sao lãng trách nhiệm của mình.

Viêc thực hiện các hoạt động công việc của công ty diễn ra rất đúng thời gian. Bên cạnh đó giữa các công nhân có sự kiểm soát lẫn nhau và thƣờng xuyên có sự kiểm tra của ban thanh tra công ty nên tinh thần làm việc của công nhân rất nghiêm túc. Công ty có những hình thức xử lý cụ thể nếu công nhân không hoàn thành tốt công việc, bị khách hàng phản ánh lại vì thái độ phục vụ….

*Nhược điểm:

Do chỉ có một đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý rác nên không đủ khả năng hoạt động trong phạm vi lớn. Các khu vực ngoài trung tâm Thị

47

xã hầu nhƣ bị bỏ ngõ, trong khi đó lƣợng rác không phải là nhỏ sẽ đƣợc ngƣời dân đổ xuống sông suối, kênh rạch và những nơi công cộng làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng chung.

Đa số lao động thu gom và quét dọn rác ở đội là lao động chân tay nên kỹ năng giao tiếp còn yếu. Bởi vậy, khi tiếp xúc với khách hàng trong các tình huống có trở ngại dễ xảy ra sự cƣ xử chƣa đúng mực, gây bức xúc cho khách hàng.

Tài chính:

Ngƣời lao động làm việc ở đây có lƣơng hàng tháng khá ổn, khoảng từ 3,5 triệu đến 5 triệu đồng/tháng. Công nhân lại đƣợc Công ty hết sức quan tâm đến chế độ bảo hiểm xã hội và đƣợc kiểm tra sức khỏe định kì tại bệnh viện đa khoa Thị xã Ninh Hòa hoặc bệnh viện tỉnh Khánh Hòa.

Có thể nói tài chính là vấn đề có ảnh hƣởng mạnh đến toàn bộ hệ thống quản lý rác thải. Nếu tài chính đầy đủ thì việc giải quyết các nhƣợc điểm của quy trình kỹ thuật rất dễ dàng. Hiện nay, tài chính của hệ thống quản lý rác tại công ty có 2 nguồn chính là từ Nhà nƣớc (chủ yếu) và đóng góp của nhân dân qua hình thức thu phí dịch vụ. Mỗi năm chi phí cho hoạt động quản lý rác quá lớn, trong khi đó ngân sách của Nhà nƣớc có giới hạn, mà khối lƣợng rác ngày càng gia tăng nên đã ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng phạm vi thu gom.

Trƣớc đây Công ty chỉ tiến hành thu gom rác tại Thị trấn Ninh Hòa nên thƣờng bố trí một ngƣời chịu trách nhiệm đi thu phí vệ sinh môi trƣờng từ các hộ dân. Từ năm 2012, khi công ty tiến hành chịu trách nhiệm thu gom rác ở 7 phƣờng trung tâm thì việc thu phí vệ sinh tại các phƣờng đƣợc giao lại cho tổ trƣởng tổ dân phố, đồng thời trong các cuộc họp bình bầu gia đình văn hóa đã đƣa tiêu chí đóng đầy đủ phí vệ sinh môi trƣờng trở thành một tiêu chí bắt buộc. Do đó nâng cao đƣợc tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trƣờng. Phần lớn số tiền thu phí vệ sinh môi trƣờng dành chi trả lƣơng cho công nhân thu gom rác, còn lại đƣa vào quỹ dành cho tái đầu tƣ, mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom.

48

3.3. Đề xuất:

3.3.1. Cá giải pháp kỹ thuật ông nghệ:

3.3.1.1. Phân loại rác tại nguồn:

Theo xu thế phát triển kinh tế nhƣ hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trƣớc rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lƣợng cũng nhƣ thành phần rác thải, do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu giảm áp lực chất thải lên môi trƣờng, vừa đáp ứng đƣợc khả năng kinh tế của địa phƣơng. Hiện nay phƣơng pháp đƣợc ƣu tiên ở bất kỳ quốc gia nào chính là tái chế chất thải.Tìm hiểu kỹ các lợi ích từ việc tái chế chất thải để có hƣớng đi phù hợp đối với địa phƣơng.

Rác thải sinh hoạt muốn tái chế hiệu quả làm phân bón hoặc các vật liệu khác góp phần tạo ra kinh tế từ rác thải thì phải phân loại tại nguồn. Hoạt động phân loại rác tại nguồn có thể tiến hành tại các hộ gia đình, các điểm trung chuyển, các bãi thải… Hoạt động phân loại rác thƣờng đƣợc thực hiện chủ yếu bằng thủ công (dùng tay để phân loại rác tùy theo những mục đích khác nhau).

Rác thải đƣợc phân thành 3 loại, danh mục các loại rác cần đƣợc phân loại đƣợc trình bày trong bảng 3.2:

Bảng 3.2 : Danh mục các loại rác cần phân loại

PHÂN LOẠI STT Rá hữu ơ dễ phân hủ (thùng màu x nh) Rá tái hế (thùng màu vàng) Cá loại rá khá (thùng màu đen)

1 Rau quả, thực phẩm Kim loại, nắp lọ Tro, gạch

2 Lá cây Giấy Sành sứ, thạch cao

3 Sản phẩm nông nghiệp Thủy tinh Vải, hàng dệt

4 Các chất hữu cơ khác Nilon Gỗ

Hoạt động phân loại rác thải tại nguồn bƣớc đầu có thể tiến hành thí điểm ở khu vực trung tâm thị xã. Đối với các hộ gia đình có thể tự trang bị các thùng hoặc

49

dùng các loại bịch nilon và tiến hành phân loại rác đúng nhƣ quy định. Còn trƣờng học, chợ, rác sinh hoạt của bệnh viện, nơi công cộng đều đƣợc đặt ba loại thùng rác nhƣ trên tại mỗi điểm và có dán chú thích rõ ràng trên thùng để tiện cho việc thực hiện công tác phân loại.

Muốn áp dụng chương trình phân loại này đạt kết quả tốt cần phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức và thói quen của ngƣời dân trong việc

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty Cổ phần đô thị Ninh Hòa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)