Giới thiệu khái quát về Thị xã Ninh Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty Cổ phần đô thị Ninh Hòa (Trang 27)

1.4.1. Điều kiện tự nhi n:

Vị trí địa lý:

Thị xã Ninh Hòa nằm về phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa, là một thị xã đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ.

+ Tọa độ địa lý:

- Từ 10020’ đến 12045’ vĩ độ Bắc.

22

+ Thị xã Ninh Hòa cách thành phố Nha Trang 33 km (theo Quốc lộ 1A). Thị xã Ninh Hòa nằm tại ngã ba nơi giao nhau giữa Quốc lộ 1A và quốc lộ 26 đi Buôn Ma Thuột.

+ Vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa.

- Phía Nam giáp huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang. - Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk.

- Phía Đông giáp biển Đông.

+ Thị xã Ninh Hòa có diện tích là 119.777ha và dân số là 234.787 ngƣời (2012). + Thị xã có 27 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm:

- 7 phƣờng: Ninh Hiệp (thị trấn Ninh Hòa trƣớc đây), Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Hà, Ninh Diêm, Ninh Thủy và Ninh Hải.

- 20 xã: Ninh Sơn, Ninh Thƣợng, Ninh Tây, Ninh Trung, Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Sim, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Phú, Ninh Phƣớc,Ninh Vân, Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Hƣng, Ninh Tân, Ninh Đông, Ninh, Phụng.

Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất:

- Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng (74.651 ha) chiếm 72,28%.

- Đất phù sa có diện tích 7.281 ha (chiếm 7,05%) tổng diện tích. - Đất khác (sông, suối, núi đá…): 16.499 ha.

+ Tài nguyên rừng: toàn thị xã có 51.521,96 ha rừng. Đây là nguồn tài nguyên quý giá vừa cung cấp các loại gỗ quý, vừa giữ nƣớc, đảm bảo hệ sinh thái môi trƣờng. + Tài nguyên khoáng sản: gồm có đá granit, đất sét và nguồn nƣớc khoáng tự nhiên.

23

- Thị xã Ninh Hòa có đƣờng bờ biển, có đầm Nha Phu, bãi bồi ven biển lớn thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Ngoài ra còn hình thành nên những vùng rừng ngập mặn có ý nghĩa quan trọng trong cân bằng hệ sinh thái vùng biển.

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tại Thị xã Ninh Hòa năm 2011 ƣớc đƣợc 4.764,2 tỷ đồng, tăng 42,69% so với năm 2010. Trong đó:

- Khu vực kinh tế tập thể: 18,9 tỷ đồng (tăng 23,2 %). - Khu vực cá thể: 94,6 tỷ đồng (tăng 12,7 %).

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 4,230 tỷ đồng (tăng 47,7%). + Hoạt động thƣơng mại dịch vụ tiếp tục phát triển, các cơ sở kinh doanh mở rộng quy mô, lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của nhân dân trên toàn Thị xã.

+ Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lĩnh vực dịch vụ, du lịch trên địa bàn tiếp tục đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất để phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách đến tham quan, vui chơi tại địa bàn. Ƣớc tính doanh thu du lịch năm 2011 đạt 23,5 tỷ đồng (tăng 24.6% so với năm 2010).

1.4.3. Hạ tầng ơ sở và dị h vụ:

Giao thông:

+ Hiện tại Thị xã Ninh Hòa có 3 hệ thống giao thông chính: đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng thủy.

+ Hệ thống giao thông phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho Thị xã giao lƣu và trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế toàn diện.

- Thị xã Ninh Hòa nằm gần trung tâm tỉnh Khánh Hòa, nối hệ thống Quốc lộ 1A với khu vực Tây Nguyên, vì vậy hệ thống giao thông đƣờng bộ phát triển mạnh và thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp cải tạo mở rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam chạy song song với tuyến Quốc lộ 1A. Chiều dài tuyến đƣờng sắt thuộc địa phận Thị xã Ninh Hòa là 28,7 km.

24

- Thị xã Ninh Hòa có điều kiện thuận lợi phát triền giao thông đƣờng biển với một số cảng biển nhƣ cảng Hòn Khói, cảng nhà máy đóng tàu Huyndai Vinashin, cảng du lịch Long Phú.

Hệ thống điện, nước:

+ Nguồn điện thị xã đang đƣợc đầu tƣ xây dựng và phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu về điện cho sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.

+ Trong năm 2008, Thị xã Ninh Hòa đã tiến hành sữa chữa và đầu tƣ xây dựng mới các hệ thống cấp nƣớc tập trung, hệ thống nƣớc nối mạng nhỏ cấp nƣớc sạch cho khu vực nông thôn.

1.5. Giới thiệu về Công ty Cổ phần đô thị Ninh Hòa:

1.5.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần đô thị Ninh Hòa:

Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Cùng với thế giới, Việt Nam cũng đang góp sức vào công cuộc bảo vệ môi trƣờng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trƣờng đƣợc khuyến khích phát triển.

Công ty công trình đô thị Ninh Hòa là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

+ Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔ THỊ NINH HÒA. + Tên công ty bằng tiếng Anh: NINH HOA URBAN JOINT STOCK COMPANY.

+ Trụ sở chính: 198 Đƣờng 16/7 – TDP 18 – Phƣờng Ninh Hiệp – Thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa.

+ Điện thoại : 058 3847722 – 058 3847300 – 058 3844146 + Fax : 058 3844147

+ Website : http://www.dothininhhoa.com.vn

Ngày 28/10/2004, theo quyết định 2879/QĐ-VB của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc trao đổi doanh nghiệp nhà nƣớc, Công ty công trình đô thị Ninh Hòa đổi tên

25

thành Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa. Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000129 ngày 07/01/2005 do Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Khánh Hòa cấp. Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa là doanh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập, có tƣ cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, có con dấu riêng, độc lập về tài chính, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc, các ngân hàng trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật, đƣợc tổ chức và hoạt động theo theo điều lệ của hội xây dựng tỉnh Khánh Hòa. Sau nhiều năm hoạt động, công ty đã có nhiều bƣớc phát triển đáng kể nhƣ doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của ngƣời lao động năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Đặc biệt trong năm 2009, Công ty đƣợc tổ chức TUVRheinland chứng nhận là đơn vị hoạt động theo đúng tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9001:2008.

Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:

Theo Quyết định 2879/QĐ-VB của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thành lập Công ty Cổ phần đô thị Ninh Hòa và quy định về chức năng, nhiệm vụ của công ty nhƣ sau:

Chức năng:

- Sản xuất và phân phối nƣớc sạch, sản xuất và kinh doanh nƣớc lọc tinh khiết.

- Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, công nghiệp, công trình điện, hệ thống cấp thoát nƣớc.

- Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình thiết kế, thiết kế kiến trúc công trình dân dựng và công nghiệp thiết kế nội ngoại thất công trình.

- Tƣ vấn giám sát xây dựng công trình giao thông thủy lợi, công nghiệp, công trình cấp thoát nƣớc, công viên cây xanh, công trình điện.

- Kinh doanh vật tƣ ngành xây dựng, vật tƣ ngành nƣớc, vật tƣ ngành điện và vật liệu xử lý môi trƣờng.

- Kinh doanh bất động sản.

- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí, công viên, hoa cây cảnh, giống cây trồng.

26

- Vận tải hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu gom và xử lý rác, dịch vụ hút hầm vệ sinh, xử lý môi trƣờng. - San lấp mặt bằng.

- Đại lý mua bán thiết bị viễn thông, đại lý dịch vụ sử dụng Internet.

- Quản lý và sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng công cộng, hệ thống thoát nƣớc, giao thông đô thị, công viên, trồng và chăm sóc cây xanh, quản lý nghĩa địa, dịch vụ mai táng.

Nhiệm vụ:

- Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí.

- Ngoài việc thực hiện các chức năng chuyên môn, công ty còn có nhiệm vụ:

* Đối với nhà nƣớc:

+ Xây dựng và tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật hiện hành.

+ Quản lý và sử dụng vốn, tài sản theo đúng quy định, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo tự trang trải về tài chính.

+ Chấp hành các chính sách, chế độ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc.

* Đối với các đơn vị kinh tế khác và khách hàng:

+ Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế và các hợp đồng khác theo pháp luật hiện hành.

+ Giữ chữ tín đối với khách hàng.

* Đối với nội bộ công ty:

+ Nắm khả năng sản xuất, nhu cầu trên thị trƣờng, trên địa bàn để tổ chức thực hiện các phƣơng án nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến đối với máy móc thiết bị thi công.

27

+ Quản lý cán bộ công nhân viên chức, thực hiện chế độ phân phối theo kết quả lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho nhân viên kỹ thuật.

+ Phân phối tiết kiệm chi phí sản xuất, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra tài chính.

Mục tiêu:

- Mục tiêu trƣớc mắt của công ty là luôn đảm bảo đời sống, tăng thu nhập cho công nhân viên, tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm, luôn hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc.

- Đồng thời cùng với các mục tiêu trên công ty còn đặc ra những mục tiêu lâu dài đó là:

+ Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

+ Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp để đáp ứng với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, tiếp quản công nghệ mới hiện đại.

+ Mở rộng thị phần: không chỉ hoạt động trong Thị xã Ninh Hòa mà ngày càng vƣơn xa hơn với chức năng, lĩnh vực hoạt động phong phú đa dạng hơn.

+ Mục tiêu cao nhất của công ty đặt ra đó là tự động hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

28

1.5.2. Cơ ấu tổ hứ quản lý kinh do nh và sản xuất tại Công ty Cổ phần đô thị inh Hò :

Hình 1.3 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông bầu chọn, là cấp quản lý cao nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của công ty có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ trƣờng hợp đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị bầu ra một chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty.

Ban kiểm soát: do đại hội đồng bầu ra để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty, có quyền yêu cầu các thành viên hội đồng quản trị, giám đốc và các phòng ban chức năng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cũng nhƣ yêu cầu hội đồng quản trị triệu tập các cuộc họp.

29

Giám đốc: là ngƣời đứng đầu công ty điều hành mọi hoạt động kinh doanh

hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. Chủ động sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo nguyên tắc bảo toàn vốn và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phó giám đốc: có trách nhiệm giúp giám đốc những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình, đồng thời thực hiện chỉ đạo các phòng ban thuộc thuộc mình quản lí và giải quyết những công việc do giám đốc ủy quyền khi giám đốc đi vắng.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: theo dõi, giám sát tình hình kinh doanh của công ty. Đề xuất cho giám đốc những kế hoạch kinh doanh trong kì.

- Phó giám đốc phụ trách tài chính: theo dõi, giám sát tình hình tài chính của công ty, quản lý thu chi và các vấn đề tài chính kế toán. Đề xuất cho giám đốc những kế hoạch tài chính trong kì.

Phòng kế hoạch kỹ thuật:

- Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Tổng họp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, tham mƣu cho giám đốc các phƣơng án, biện pháp tổ chức kế hoạch.

- Chủ trì trong việc xây dựng, quản lý, theo dõi các định mức kinh tế kỹ thuật, vật tƣ, tiền lƣơng.

- Đƣợc giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh doanh dịch vụ ngoài công ích, quản lý theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

- Lập lệnh xuất vật tƣ, nhập vật tƣ, hàng hóa trình cho giám đốc ký duyệt.

Phòng kế toán – tài vụ:

- Tiến hành công tác kế toán theo đúng quy định của Nhà nƣớc, lập các báo cáo theo quy định và tiến hành kiểm tra các báo cáo do các phòng ban lập.

- Giúp giám đốc hƣớng dẫn, chỉ đạo các phòng ban, các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu theo từng chế độ, phƣơng pháp và tổ chức công tác thông tin kinh tế cũng nhƣ thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của công ty.

30

Phòng quản trị nhân sự:

- Đề xuất cho giám đốc các phƣơng pháp bố trí lao động nhằm hợp lý hóa sản xuất.

- Tham mƣu trong việc quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, tổ chức thi tay nghề nâng bậc cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Quản lý trực tiếp thực hiện các định mức về lao động, tiền lƣơng, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.

- Giải quyết kịp thời các chế độ có liên quan đến ngƣời lao động, đề xuất với giám đốc việc tuyển dụng, cho thôi việc, xử lý tranh chấp hợp đồng lao động.

Tổ, đội sản xuất:

- Các trƣởng và phó tổ, đội có trách nhiệm sắp xếp và quản lý nhân lực bộ phận mình, trên cơ sở phƣơng hƣớng và kế hoạch cấp trên đƣa xuống.

- Thực hiện các chế độ hoạch toán, quyết toán báo cáo định kì về tình hình sản xuất kinh đoanh đơn vị.

- Triển khai các biện pháp an toàn lao động, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy, quản lý thiết bị, tài sản đƣợc giao.

Đội điện – nước: chuyên thực hiện các công việc nhƣ lắp đặt hệ thống nƣớc

cho khách hàng, kiểm tra các công – tơ điện, lắp đặt đồng hồ nƣớc, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt cho khách hàng.

Nhà máy nước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gồm đội thu phí thực hiện công việc thu tiền nƣớc máy sinh hoạt ở các hộ gia đình, công ty, trƣờng học đăng ký sử dụng dịch vụ của công ty

- Sản xuất nƣớc lọc tinh khiết, nƣớc máy sử dụng.

Đội xây dựng giao thông: gồm các tổ sản xuất, xây dựng dân dụng, chuyên

thực hiện xây dựng các công trình.

Đội ô tô, cơ giới: gồm các lái xe: xe múc, xe lu, xe ủi…chuyên vận chuyển,

thực hiện các dịch vụ khi khách hàng yêu cầu.

Đội vệ sinh môi trường:

31

- Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đƣờng phố và tƣợng đài 16 – 7.

- Tiến hành quét dọn vệ sinh, thu gom rác ở các khu vực dân cƣ. Thực hiện xử lý bãi chứa rác tại khu vực núi Hòn Rọ.

32

CHƢƠNG II

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu đề tài:

- Khảo sát, thu thập số liệu về việc quản lý rác thải ở Thị xã Ninh Hòa.

- Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn của Công ty Cổ phần đô

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty Cổ phần đô thị Ninh Hòa (Trang 27)