Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa công tác xã hội và phát triển cộng (Trang 37)

2.1.1.Vài nét về Trường Đại học Đà Lạt và Khoa CTXH & PTCĐ.

Trường Đại học Đà Lạt được thành lập theo quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở cũ của Viện Đại học Đà Lạt. Trong quá trình hoạt động, trường Đại học Đà Lạt đã có những đóng góp thiết thực vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương. Tính đến nay, Trường Đại học Đà Lạt đã góp phần đào tạo cho địa phương trên 10.000 cử nhân ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Nhiều thế hệ sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học Đà Lạt đang có mặt ở nhiều vùng đất khác nhau của Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Nhiều gương mặt thuộc những thế hệ sinh viên ấy đã trưởng thành và có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trở thành những cán bộ quản lý và cán bộ khoa học chủ chốt của địa phương. Đặc biệt, trong vai trò của một trường đại học hoạt động trên địa bàn các tỉnh vùng cao Tây Nguyên, Trường đã đào tạo nhiều cán bộ khoa học là người dân tộc thiểu số và góp phần tích cực vào sự nghiệp nâng cao dân trí cho cư dân trên địa bàn.

Về công tác đào tạo, Trường đã tích cực phấn đấu để mở các ngành học mới có tính thích ứng cao với nhu cầu của xã hội hiện nay, đặc biệt là nhu cầu của địa phương Đà Lạt – Lâm đồng. Thời gian vừa qua, Trường kiên trì phấn đấu để mở rộng ngành nghề mới, mở rộng cơ hội cho người đi học trong việc lựa chọn ngành nghề và tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cung ứng cho xã hội. Sự ra đời của một số ngành mới ở trường như: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ sau thu hoạch, Môi trường, Luật học, Du lịch, Nông học, Công tác xã hội và Phát triển Cộng đồng, Đông phương học…

Về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trong thời gian vừa qua, Trường đã tăng cường triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học mang tính

phối hợp và mang tính thực tiễn cao. Hàng năm, trường thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Trường, tham gia thực hiện nhiều dự án lớn về xoá đói giảm nghèo.

Về quan hệ quốc tế, Trường có quan hệ với nhiều đơn vị giáo dục và đào tạo của Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,…Nhiều chương trình hợp tác quốc tế của Trường đã tạo ra các cơ hội trao đổi học giả, gửi cán bộ đi đào tạo, tiếp nhận tài trợ cho Trường.

Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, trường hiện có 400 cán bộ viên chức, trong đó 280 là cán bộ giảng dạy. Đội ngũ cán bộ trường đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, là hậu thuẫn vững chắc cho nhiều hoạt động chuyên môn của nhà trường. Trong 2004 -2005, Trường cũng đã chính thức tổ chức nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng QMS theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 với mong muốn sẽ chuẩn hoá quá trình quản lý của các đơn vị, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Đội ngũ sinh viên của Trường phần lớn xuất thân từ những vùng quê nghèo của miền Trung và Tây Nguyên, có tinh thần hiếu học và vượt khó, luôn phấn đấu vươn lên trong học tập, có nếp sống và sinh hoạt lành mạnh, tỷ lệ sinh viên vi phạm kỷ luật rất thấp và hầu như không có tình trạng sinh viên sa vào tệ nạn xã hội. Nhiều thế hệ sinh viên tốt nghiệp của Trường đã trưởng thành ở những vị trí công tác công tác quan trọng tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học của miền Trung và Tây Nguyên. Trường cũng luôn có chính sách quan tâm đặc biệt đến các sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo, Trường có một khuôn viên rộng rãi (40ha), khang trang, có thể tổ chức đào tạo trên quy mô lớn và tập trung. Hệ thống trang thiết bị phục vụ đào tạo được đầu tư mạnh trong những năm qua. Hàng năm, Trường đã dành nhiều tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, phòng máy tính, sách và tạp chí cho thư viện. Hệ thống các giảng đường được nâng cấp thường xuyên. Khuôn viên và

hạ tầng của Trường được tập trung chỉnh trang để chuẩn bị cho những đầu tư lớn trong giai đoạn 2001 –2010.

Trải qua các chặng đường phát triển từ năm 1976 đến nay, Trường Đại học Đà Lạt đã được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1986), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1996), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2001) của Nhà nước trao tặng ghi nhận những đóng góp tích cực của nhà trường đối với sự nghiệp phát triển đất nước và phát triển địa phương.

Khoa Công tác xã hội và Phát triển Cộng đồng thuộc trường Đại học Đà Lạt được thành lập từ năm 2001. Đến nay, Khoa đã có 4 khoá sinh viên hiện đang theo học. Cán bộ của Khoa hiện nay có 11 người, trong đó Ban chủ nhiệm khoa gồm 2 người: 01 Trưởng Khoa và 01 Phó trưởng Khoa. Số lượng sinh viên của Khoa hiện nay lên tới 600 sinh viên. Phần lớn sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Về công tác đào tạo, hiện nay khoa tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: Công tác xã hội, Phát triển Cộng đồng và Tham vấn. Để đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên, hiện nay khoa đã mời những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm để giảng dạy và trao đổi học thuật, nghiên cứu và tập huấn các kỹ năng xã hội cho sinh viên.

Mục tiêu đào tạo, ngành Công tác xã hội và Phát triển Cộng đồng nhằm đào tạo các sinh viên có phẩm chất chính trị và đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn, thành thạo các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng giải quyết những vấn đề xã hội nhằm nâng cao năng lực con người cũng như năng lực cộng đồng.

Các sinh viên ngành Công tác xã hội và Phát triển Cộng đồng sau khi tốt nghiệp có khả năng:

+ Làm công tác xã hội chuyên nghiệp tại các cơ sở và tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội, cung ứng dịch vụ xã hội, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội

+ Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực liên quan như sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường.

+ Tham gia cùng các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội, xây dựng, quản lý và đánh giá các dự án phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.

+ Làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu liên quan đến công tác xã hội và phát triển cộng đồng.

+ Tiếp tục theo đuổi các bậc học cao hơn về công tác xã hội và phát triển cộng đồng.

2.1.2.Mẫu nghiên cứu.

Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 228 sinh viên thuộc 3 Khoá (từ năm thứ nhất đến năm thứ ba) của Khoa CTXH & PTCĐ thuộc trường Đại học Đà Lạt.

Năm thứ nhất : 82 sinh viên Năm thứ hai : 75 sinh viên Năm thứ ba : 71 sinh viên

Biểu đồ 1: Cơ cấu khách thể nghiên cứu trên sinh viên

Ngoài ra, chúng tôi nghiên cứu trên 50 giáo viên (trong đó có 10 cán bộ giảng dạy của Khoa, một số cán bộ đang được mời giảng cho sinh viên của Khoa và các cán bộ giảng dạy của khoa: Đông Phương học, Du lịch, Ngữ văn, Khoa sư phạm, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Lịch sử, Bộ môn Mác – Lênin.

2.2.Các bước nghiên cứu

- Tìm đọc các tài liệu, sách tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

- Xây dựng các phiếu điều tra, mẫu quan sát,…Xin ý kiến chuyên gia về các phương pháp cụ thể sẽ được sử dụng. Xác định mẫu nghiên cứu. Tiến hành điều tra thử.

- Chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện các phiếu điều tra. Tiến hành điều tra chính thức.

- Tiến hành phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu. Viết báo cáo luận văn.

2.3.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tìm đọc, phân tích và khái quát các công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

2.3.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin trên sinh viên và cán bộ giảng dạy.

*Đối với bảng hỏi dành cho sinh viên, chúng tôi xây dựng 29 câu hỏi, trong đó có các câu hỏi đóng (đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn), câu hỏi mở (để cho người được hỏi tự đưa ra quan điểm của mình về vấn đề nghiên cứu) và câu hỏi kết hợp (bao gồm các phương án lựa chọn sẵn và các phương án do người được hỏi đưa ra) nhằm thu thập thêm thông tin.

Nội dung của Phiếu điều tra gồm 5 phần:

Phần 1: Tìm hiểu về sự tích cực hoà nhập với nội dung học tập mới

- Các môn học mới (câu số 8) - Các khái niệm mới (câu số 8) - Các công thức mới (câu số 8)

- Khối lượng kiến thức của các môn học (câu số 7)

- Quá trình vận dụng kiến thức làm bài tập, giải quyết tình huống (câu số 9)

Phần 2: Tìm hiểu về việc tích cực hoà nhập với các điều kiện và phương tiện dạy - học mới

- Việc sử dụng máy tính khi soạn thảo văn bản phục vụ cho bài kiểm tra, tiểu luận… (câu số 18)

- Việc sử dụng máy tính, máy chiếu khi thuyết trình báo cáo trước lớp (câu số 18)

- Việc tra cứu tài liệu trên thư viện (câu số 18)

- Việc khắc phục những khó khăn trong học tập (20)

- Việc giáo viên sử dụng những phương tiện dạy học mới (câu 19)

Phần 3: Tìm hiểu về việc tích cực hoà nhập với phương pháp học tập mới

- Cách ghi chép bài (câu số 11) - Cách đọc sách (câu số 14)

- Cách tìm kiếm tài liệu (câu số 5)

- Cách thức trao đổi và thảo luận nhóm (câu số 12)

- Cách lập kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch học tập (câu số 4)

Phần 4. Tìm hiều về việc tích cực hoà nhập với mối quan hệ bạn bè, thầy cô

- Sự hài lòng trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô. (câu số 22, 23, 24, 25) - Cách chia sẻ với bạn bè về việc học tập và cuộc sống hàng ngày (câu

số 22, 23, 25)

- Cách gặp gỡ, trao đổi với giáo viên về những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. (câu số 22, 23, 24, 25)

Phần5. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự thích ứng học tập

- Hứng thú học tập đối với ngành học (câu số 2) - Nhận thức về cách dạy - học ở đại học (câu số 3) - Thái độ học tập:

+ Việc tham gia vào bài giảng trên lớp (câu số 16) + Việc đọc sách, tài liệu ở nhà, trên thư viện (câu 13)

+ Việc tìm cách giải quyết những vấn đề khó trong học tập (câu 6) - Mục đích của sinh viên khi học ngành này (câu số 1)

- Việc tìm hiểu thông tin trước khi lựa chọn ngành học. (câu số 21) - Cách dạy của giáo viên. (câu số 17)

Phần 6: Những đề xuất, nguyện vọng của sinh viên đối với nhà trường, khoa

- Đề xuất về các thiết bị giảng dạy, phòng học, máy tính và thời gian học tập hàng ngày đối với nhà trường và Khoa (Câu số 28)

- Đề xuất của sinh viên về cách giảng dạy của giảng viên (câu số 27) * Đối với bảng hỏi dành cho giáo viên: chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 50 giáo viên (hiện đang giảng dạy cho Khoa nói riêng và trong trường, ngoài ra còn một số giáo viên mời giảng từ các nơi khác) bằng cách dùng một bảng hỏi gồm 15 câu nhằm để bổ sung thông tin cho phiếu điều tra đối với sinh viên.

Các câu hỏi tập trung vào việc tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của giáo viên về các hoạt động học tập của sinh viên trên lớp, cách chuẩn bị bài học ở nhà, một số những nguyên nhân tác động đến việc học tập của sinh viên, việc lên lớp hàng ngày của sinh viên và một số gợi ý của giáo viên để giúp sinh viên thích ứng nhanh chóng và tốt hơn với hoạt động học tập ở đại học.

2.3.3.Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động học tập của sinh viên trên lớp

Chúng tôi tiến hành quan sát trên 3 lớp bằng cách dự một số giờ học của sinh viên. Mỗi một buổi học chúng tôi quan sát 4 tiết học, trong quá trình một tháng liên tục. Trong quá trình quan sát, chúng tôi ghi chép các hoạt động học tập của sinh viên, quan sát việc tập trung nghe giảng, quan sát cách thức sinh viên trao đổi với nhau, với cán bộ giảng dạy về bài học, quan sát giờ giấc sinh viên đi học, (xem phần phụ lục 4).

Quan sát giờ thực hành của sinh viên:

Quan sát việc thực hành của sinh viên trong các giờ thực hành trên lớp, thảo luận nhóm về một vấn đề giáo viên yêu cầu, ....

Quan sát sinh viên đọc sách trong thư viện

2.3.4.Phương pháp phỏng vấn sâu

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số sinh viên hiện nay đang là cán bộ lớp phụ trách về học tập và cán bộ đoàn. Nội dung phỏng vấn tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:

+ Nội dung học tập + Phương pháp học tập

+ Mối quan hệ bạn bè, thầy cô + Các điều kiện học tập

Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu về đánh giá của sinh viên về cách dạy của giáo viên, tình hình đi học trên lớp, quá trình tham gia vào bài giảng, và một số những khó khăn của lớp mà sinh viên đó đang học.

2.3.5.Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study)

Sau khi phân tích và xử lý Phiếu điều tra, chúng tôi chọn 3 sinh viên có mức độ thích ứng cao nhất, trung bình và thấp nhất để tìm hiểu và xem xét quá trình học tập, quan hệ bạn bè và thầy/cô của họ trong thời gian trước đó.

2.3.6.Phương pháp chuyên gia

Qua những buổi trao đổi, gặp gỡ chúng tôi lấy ý kiến của một số chuyên gia hiện đã và đang làm nghiên cứu về sự thích ứng học tập của sinh viên, ngoài ra lấy ý kiến của những cán bộ làm công tác quản lý đào tạo sinh viên nhằm định hướng đề tài nghiên cứu, xây dựng các phương pháp nghiên cứu và cách xử lý kết quả nghiên cứu,…

2.3.7.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu những bài viết của sinh viên như: báo cáo thực tập, tiểu luận của môn học, bài kiểm tra giữa kỳ,...

2.3.8.Phương pháp thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng chương trình SPSS 12.0 để xử lí kết quả nghiên cứu Một số các công thức được sử dụng để xử lý, phân tích các kết quả nghiên cứu.

Trung bình cộng:

Hệ số tương quan Pearson (r)

Nhằm chỉ rõ mức độ có liên hệ hay không có liên hệ của 2 nhóm đại lượng nào đó theo kiểu tuyến tính.

Công thức tính:

Trong đề tài này, hệ số tương quan được sử dụng để làm rõ sự liên hệ hay không liên hệ giữa các đại lượng như:

+Sự thích ứng học tập và nội dung học tập

+Sự thích ứng học tập và phương pháp học tập mới +Sự thích ứng học tập và các điều kiện học tập mới +Sự thích ứng học tập và mối quan hệ bạn bè, thầy cô +Sự thích ứng học tập và thái độ học tập

+Sự thích ứng học tập và kết quả học tập +Sự thích ứng học tập và năm học

+Sự thích ứng học tập và nơi ở của sinh viên trước khi vào học +Sự thích ứng học tập và cách dạy của giáo viên

Công thức tính độ lệch chuẩn: SD =           

Một phần của tài liệu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa công tác xã hội và phát triển cộng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w