Mối tương quan giữa các chỉ số thích ứng học tập và sự thích ứng học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa công tác xã hội và phát triển cộng (Trang 64 - 66)

- Tích cực lĩnh hội các mối quan hệ trong môi trường học tập mới (50 điểm)

3.1.5.Mối tương quan giữa các chỉ số thích ứng học tập và sự thích ứng học tập của sinh viên

3.1.5. Mối tương quan giữa các chỉ số thích ứng học tập và sự thích ứng học tập của sinh viên ứng học tập của sinh viên

Bảng 9: Mối tương quan giữa các chỉ số của sự TƯHT với sự TƯHT Các chỉ số Nội dung học tập Phương pháp học tập Điều kiện học tập Mối quan hệ bạn bè, thầy cô TƯHT Nội dung học tập 1 0,426** 0,488** 0,368** 0,723** Phương pháp học tập 0,426** 1 0,341** 0,416** 0,745** Điều kiện học tập 0,488** 0,341** 1 0,549** 0,792** Mối quan hệ bạn bè, thầy cô 0,368** 0,416** 0,549** 1 0,764** Thích ứng học tập 0,723** 0,745** 0,792** 0,764** 1

** p < 0,01. tương quan khá chặt chẽ và dương tính

Trước hết ta thấy, các chỉ sô trên có quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Sau đây chúng ta xem xét mối quan hệ từng cặp các chỉ số sau đây:

Giữa nội dung học tập và phương pháp học tập: kết quả cho thấy hai yếu tố này có quan hệ khá chặt chẽ và dương tính. Điều này có nghĩa là khi có phương pháp học tập tốt thì sẽ tiếp thu nội dung học tập đạt kết quả cao. Và

ngược lại, trong quá trình tiếp nhận nội dung học tập phương pháp học tập cũng được hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn.

Giữa nội dung học tập và các điều kiện học tập: khi các điều kiện học tập tốt, đảm bảo cho hoạt động học tập diễn ra một cách bình thường thì sẽ tiếp thu lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn. Chẳng hạn, nếu một lớp học với số lượng vừa đủ (khoảng 50 – 70 sinh viên) sẽ giúp sinh viên và giáo viên có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi dễ dàng hơn, sinh viên sẽ dễ tập trung vào bài học hơn. Lúc đó các em sẽ tiếp thu nội dung được nhiều hơn.

Giữa nội dung học tập và mối quan hệ bạn bè, thầy cô: trong quá trình lĩnh hội nội dung học tập mới các em liên tục phải những điều mới mẻ, bỡ ngỡ. Có những vấn đề trong học tập mà các em không thể tự giải quyết được mà phải nhờ bạn bè, thầy cô giải đáp. Vì vậy, mối quan hệ bạn bè, thầy cô có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các em lĩnh hội những nội dung kiến thức mới.

Giữa phương pháp học tập điều kiện học tập: Khi điều kiện học tập không đảm bảo thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phương pháp học tập. Chẳng hạn, nếu thư viện không đủ sách, hoặc không đủ chỗ ngồi cho sinh viên để đọc sách lúc đó các em cũng gặp khó khăn để tìm ra cho mình một cuốn sách và một chỗ học yên tĩnh để học. Hoặc nếu máy tính mà thiếu, hay hỏng hóc thì sinh viên sẽ không có nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng vi tính của mình. Ngoài ra, thời gian học tập không ổn định cũng là một yếu tố rất khó khăn cho các em khi phải xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân. Thực tế ở trường Đại học Đà Lạt hiện nay, các phòng học còn rất thiếu vì vậy dẫn đến tình trạng lịch học của sinh viên thật bất hợp lí. Có những buổi thì học tới 3 ca. Điều đó làm cho các em sinh viên cảm thấy rất căng thẳng và mệt mỏi không thể tập trung vào bài giảng.

Giữa phương pháp học tập và mối quan hệ bạn bè, thầy cô: Trong quá trình học tập, nếu có sự trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô sẽ giúp các em nhận thức vấn đề nhanh hơn, hiểu sâu hơn. Đây là một cách học khá hiệu quả mà các em sinh viên cần phải hình thành trong quá trình học. Thông qua cách học này cũng giúp cho các em có thể tự tin hơn và có được động lực học tốt hơn.

Giữa điều kiện học tập và mối quan hệ bạn bè, thầy cô: Khi điều kiện học

Một phần của tài liệu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa công tác xã hội và phát triển cộng (Trang 64 - 66)